Người sau phẫu thuật có được ăn cá không? Chuyên gia tư vấn

5/5 - (3 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Cá cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của nhiều đối tượng khác nhau. Vậy người sau phẫu thuật có được ăn cá không? Người bệnh có thể ăn cá để nhanh hồi phục nhưng cần ghi nhớ lưu ý khi sử dụng. Hãy tham khảo những chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare ngay sau đây!

1. Người bệnh sau phẫu thuật có được ăn cá không?

Khi kết thúc quá trình hồi sức sau phẫu thuật, người bệnh có thể ăn được cá. Cá là loại thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp bổ sung năng lượng, thúc đẩy quá trình lành vết thương, tránh teo cơ, tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe cho người sau phẫu thuật. Đặc biệt, các loại cá béo với giá trị dinh dưỡng cao rất phù hợp cho người cần phục hồi sức khỏe.

Cụ thể:

  • Giàu Protein: Cá béo rất giàu Protein, giúp bổ sung năng lượng, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương, giúp phục hồi và cải thiện sức khỏe hậu phẫu.
  • Giàu Omega-3: Omega-3 trong cá béo giúp ngăn ngừa phản ứng viêm, hỗ trợ lành vết mổ và chống nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
  • Các Vitamin và khoáng chất: Cá béo rất giàu Kẽm và các Vitamin A, E, C,… giúp hỗ trợ lành vết mổ, tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Sắt, Axit folic và Vitamin B12 trong cá béo có vai trò tăng sản sinh các tế bào máu mới.

2. Top 6 loại cá tốt cho người sau phẫu thuật

Đi kèm việc trả lời câu hỏi “Sau phẫu thuật có được ăn cá không?” thì dưới đây là thông tin về một số loại cá béo phù hợp cho người sau phẫu thuật mà các chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare gợi ý:

  • Cá hồi: chứa khoảng 20g Protein, 2,5g Omega-3 cùng nhiều loại Vitamin (A, D, B1, B6, B12…) và các khoáng chất khác như Sắt, Kẽm, Selen,…  (hàm lượng trong 100g). Người sau phẫu thuật nên ăn cá hồi 2 – 3 lần 1 tuần.
  • Cá chép có tới 17.8% Protein trong 100g cá. Hàm lượng cao Canxi (41mg), Magie (29mg), Phospho (415mg) cùng Vitamin A, B12, C, E, các khoáng chất … trong cá chép giúp tăng tạo máu, chống viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng tốc độ hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật.
  • Cá chim trắng: Trong 100g cá chứa tới 19,4g Protein, 5,4g Lipid,  27 mg Vitamin A, 15mg Canxi, 185mg Phospho,… Cá chim trắng rất dễ mua, dễ chế biến thành các món ăn ngon miệng cho người bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số loại cá sau cho người sau phẫu thuật:

  • Cá ngừ: Cá ngừ chứa ít chất béo nhưng lại giàu Protein, Vitamin và khoáng chất, đặc biệt 100g cá ngừ có tới 655 mcg Vitamin A. Tuy nhiên, cá ngừ lại chứa thuỷ ngân – một chất độc cho cơ thể người với hàm lượng khá cao. Vì vậy, người sau phẫu thuật chỉ nên ăn cá ngừ 1 – 2 lần mỗi tuần.
  • Cá mòi : Cá mòi vừa có giá rẻ vừa là một trong những loại cá bổ dưỡng nhất: trong 100g cá chứa tới 25g Protein, 2,9 mg Sắt, 52,7 mcg Selen, 8,9 mcg Vitamin B12,…. Đặc biệt, cá mòi chứa hàm lượng thuỷ ngân rất thấp, vì vậy người sau phẫu thuật có thể an tâm sử dụng. Nên ăn cá mòi ít nhất 2 lần mỗi tuần.
  • Cá trích: Ngoài các thành phần dinh dưỡng tương tự cá hồi và cá ngừ, cá trích còn nổi bật với hàm lượng chất béo và Omega-3 cao: 25g chất béo toàn phần và 3,5g Omega-3 trong 100g cá. Sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Cá là loại thực phẩm tốt cho người sau phẫu thuật
Cá là loại thực phẩm tốt cho người sau phẫu thuật

Mỗi loại cá đều có thành phần dưỡng chất rất đa dạng và phong phú. Tuỳ vào từng giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật, người bệnh có thể lựa chọn cá bổ sung vào thực đơn và chế biến sao cho phù hợp.

3. 3+ món cá tốt cho người sau phẫu thuật

Bạn có thể tham khảo một vài món ăn từ cá ngon và phù hợp cho người sau phẫu thuật dưới đây:

3.1. Cháo cá hồi

Người bệnh có thể ăn cá hồi khi bắt đầu được ăn uống trở lại (khoảng 3 – 5 ngày sau phẫu thuật). Cháo cá hồi là món ăn bổ dưỡng giúp tăng cường sự trao đổi chất và cải thiện sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật. Cá hồi giúp bổ sung lượng Protein, Vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho quá trình hồi phục của người bệnh. Lượng axit béo tốt dồi dào – 2,5g Omega-3 trong 100g cá hồi giúp ngừa viêm, chống nhiễm trùng và nhanh lành vết mổ.

Nguyên liệu: 200g cá hồi, 80g gạo tẻ, một nắm nhỏ hành lá, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Ướp cá hồi với gia vị rồi đem đi xào chín với dầu ăn hoặc hấp trong khoảng 15 phút.
  • Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi nước. Nấu với lửa nhỏ đến khi cháo chín mềm.
  • Gỡ cá hồi thành từng miếng nhỏ. Khi cháo chín thì cho cá hồi và hành lá vào nồi, đun đến khi sôi lại rồi nêm nếm gia vị vừa ăn là hoàn thành.

Lưu ý khi ăn cháo cá hồi:

  • Da cá hồi dễ tích tụ các chất độc và kim loại nặng từ môi trường, vì vậy nên hạn chế dùng da cá hồi để nấu cháo cho người sau phẫu thuật.
  • Cá hồi giàu Protein và chất béo, vì vậy người sau phẫu thuật có mắc các bệnh về gan hoặc rối loạn tiêu hoá không nên ăn nhiều.
Cháo cá hồi
Cháo cá hồi là món ăn dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật

3.2. Cá chép hấp cách thủy

Cá chép rất giàu dinh dưỡng nên thường được bổ sung vào thực đơn của người bệnh ở giai đoạn hồi phục (thường là 7 – 10 ngày sau phẫu thuật). Đối với người sau phẫu thuật, cá chép hấp cách thuỷ giúp bồi bổ rất tốt: giúp tiêu hoá tốt hơn, bổ máu, thải độc và tăng cường hệ miễn dịch. Đây là một trong những món ăn khá phổ biến đồng thời khẳng định cho việc sau phẫu thuật có được ăn cá không!

Nguyên liệu: 1 con cá chép, 2 củ sả, 1 củ gừng, lá mùi tàu, 1 củ hành tím, ½ củ hành tây, gia vị.

Cách thực hiện: 

  • Làm sạch, khử mùi tanh của cá chép. Gừng, sả đập dập. Mùi tàu, hành tím và hành tây thái nhỏ.
  • Ướp cá với gia vị và các nguyên liệu vừa sơ chế trong vòng 15 – 20 phút.
  • Lót dưới nồi hấp gừng và sả đã đập dập rồi cho cá lên trên. Hấp cá trong khoảng 25 phút là hoàn thành.

Lưu ý khi ăn cá chép hấp cách thuỷ: 

  • Cá chép có nhiều xương dăm nên người sau phẫu thuật cần cẩn trọng khi chế biến và khi ăn để tránh hóc xương.
  • Cá chép rất giàu Protein và Kali, vì vậy người sau phẫu thuật các bệnh về gan, thận nên hạn chế ăn.
  • Cá chép chứa nhiều Purin – nguyên nhân gây Gout và chất chống đông máu Axit eicosapentaenoic. Người sau phẫu thuật mắc các bệnh Gout và xuất huyết không nên ăn.
Cá chép hấp
Cá chép hấp là món ngon dễ ăn cho người sau phẫu thuật

3.3. Canh cá chim trắng

Cá chim được khuyên dùng cho người bệnh ở giai đoạn phục hồi (7 – 10 ngày sau phẫu thuật).

Canh cá chim trắng là một món dễ ăn và giàu dinh dưỡng, giúp tiêu hoá tốt, bổ máu và cải thiện sức khỏe cho người sau phẫu thuật. Theo y học cổ truyền, cá chim có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết, bổ vị cố tinh, nhu lợi cân cốt, dùng cho những người kém ăn, suy nhược.

Nguyên liệu: 500g cá chim trắng, ½ quả dứa, 2 quả cà chua, 20g nước cốt me, dọc mùng, giá đỗ, hành, tỏi, các loại rau thơm, gia vị.

Cách chế biến:

  • Sơ chế sạch cá chim, cắt khúc vừa ăn. Hành, tỏi băm nhuyễn. Các nguyên liệu khác rửa sạch, thái nhỏ.
  • Phi thơm hành, tỏi với dầu ăn rồi cho cà chua vào xào. Khi cà chua chín, bạn hãy cho nước vào đun đến khi sôi.
  • Khi nước sôi cho dứa vào nấu, đến khi mềm thì cho cá vào và nêm gia vị vừa ăn. Đun lửa vừa đến khi cá chín.
  • Khi cá chín, cho dọc mùng và nước me vào đun thêm 2 phút rồi tắt bếp.
  • Múc canh ra bát, trang trí thêm rau thơm, giá đỗ ăn kèm là hoàn thành món ăn.

Lưu ý khi ăn canh cá chim trắng: 

  • Cá chim có nhiều xương dăm nên người sau phẫu thuật cần cẩn trọng khi ăn để tránh hóc xương.
  • Cá chim có hàm lượng chất béo khá cao nên người phẫu thuật các bệnh tim mạch, người bệnh tăng huyết áp và mỡ máu không nên ăn nhiều cá chim.
Canh cá chim trắng
Canh cá chim trắng là món ngon dễ ăn cho người sau phẫu thuật

4. Lưu ý cho người sau phẫu thuật khi ăn cá

Cá là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho người sau phẫu thuật, tuy nhiên đối với việc ăn cá sau phẫu thuật thì người bệnh cần chú ý đến những điều sau:

  • Tránh các loại cá không tốt cho sức khỏe: Các loại cá như cá thu, cá cờ, cá mập, cá kình,… có giá trị dinh dưỡng thấp và chứa nhiều các kim loại nặng như thuỷ ngân, vì vậy người sau phẫu thuật nên tránh ăn các loại cá này.
  • Không ăn cá sống: Người sau phẫu thuật có sức đề kháng yếu, vì vậy không nên ăn cá sống để tránh nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại.
  • Chọn cá tươi ngon để chế biến: Thịt cá khi không còn tươi sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng, có nguy cơ nhiễm khuẩn và sinh ra các chất độc, tấn công sức đề kháng vốn đang yếu của người bệnh.
  • Chế biến cá phù hợp với giai đoạn hồi phục của cơ thể: Mỗi giai đoạn hồi phục của người bệnh sẽ có yêu cầu về chế độ ăn khác nhau. Ở giai đoạn đầu, các món ăn cần được chế biến dạng lỏng và dễ tiêu như cháo, súp, sau đó chuyển dần sang chế độ ăn bình thường ở giai đoạn hồi phục để tăng bổ sung dinh dưỡng và ăn ngon miệng hơn.
  • Nhai kỹ và ăn từ từ: Ăn chậm và nhai kỹ để hệ tiêu hóa tăng hấp thu các dưỡng chất trong thức ăn và tránh tạo gánh nặng lên dạ dày.
  • Dừng ăn khi đã thấy no: Cơ thể người sau phẫu thuật chuyển hoá các chất kém. Vì vậy, nếu ăn quá no có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy và làm giảm tốc độ hồi phục sức khỏe.
  • Cân bằng chế độ ăn uống giữa cá với các thực phẩm khác. Không nên ăn quá nhiều cá: Ăn quá nhiều cá dễ gây chán ăn, mất cân bằng dinh dưỡng và có thể dẫn đến nhiều tác hại không mong muốn như tăng nguy cơ mắc bệnh Gout, nhiễm độc kim loại nặng trong cá như thuỷ ngân,…

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có đáp án cho câu hỏi  “Người sau phẫu thuật có được ăn cá không?” và có thể xây dựng được một kế hoạch dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh sau phẫu thuật nhanh hồi phục.

Nếu bạn có vấn đề cần được tư vấn về chủ đề trên hay về các sản phẩm sữa dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật, bạn có thể gọi tới số hotline 18006011 để được hỗ trợ nhanh chóng và chi tiết.

Nutricare Gold

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

5/5 - (3 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
5/5 - (3 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *