[Chia sẻ từ chuyên gia] 11+ cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, đột quỵ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn áp dụng các biện pháp đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả để bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay.
Đột quỵ xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Tình trạng này khiến não thiếu oxy và dưỡng chất, dẫn đến việc các tế bào não bắt đầu chết chỉ trong vài phút. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 trường hợp đột quỵ được ghi nhận. Đáng chú ý, nguy cơ đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa, thậm chí xảy ra ở những người trong độ tuổi 20 – 30.
1. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Một chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa đột quỵ. Bằng cách lựa chọn thực phẩm hợp lý và bổ sung đủ nước hàng ngày, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
1.1. Bổ sung các thực phẩm lành mạnh
Dưới đây là các thực phẩm có tác dụng phòng ngừa đột quỵ mà bạn nên bổ sung:
- Cá béo: Cá béo giàu axit béo omega-3, giúp cải thiện chức năng tim mạch và não, giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong lòng mạch, nhờ đó phòng tránh nguy cơ đột quỵ hiệu quả. Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ… là những lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Rau xanh: Rau xanh như rau chân vịt, cải xoăn chứa nhiều chất nitrat hỗ trợ giãn mạch máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cải thiện chức năng tế bào mạch máu.
- Trái cây: Trái cây giàu vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa như cam, bơ, táo… tốt cho tim mạch và não bộ, góp phần giảm nguy cơ đột quỵ.
- Các loại đậu: Các loại đậu như đậu nành, đậu đen… là nguồn cung cấp protein thực vật, chất xơ dồi dào và chất chống viêm, hỗ trợ kiểm soát cholesterol, cải thiện tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
- Các loại hạt: Các loại hạt gồm hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt chia chứa nhiều chất béo lành mạnh omega-3 và và vitamin E, hỗ trợ giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch, đẩy lùi đột quỵ.
- Sữa: Sữa bò hữu cơ và sữa ít béo, giàu kali, canxi cùng omega-3 có tác dụng kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
Để biết thêm chi tiết về các loại thực phẩm mà người bị đột quỵ nên ăn, có thể tham khảo tại bài viết “người bị đột quỵ nên ăn gì“.
Để tránh xa căn bệnh đột quỵ, bạn nên bổ sung sữa Nutricare Gold – sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ. Với hàm lượng Omega – 3 cao, sữa Nutricare Gold có tác dụng hạn chế sự tích tụ mảng bám trên thành mạch máu, cải thiện lưu thông máu, từ đó có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
Ngoài ra, Nutricare Gold còn chứa Omega 3, 6, 9 giúp giảm Cholesterol xấu và điều hòa mỡ máu, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đồng thời, hệ Antioxidants trong Nutricare Gold còn giúp trung hòa các gốc tự do có hại, giảm sự phá hủy protein và lipid, hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch, góp phần đẩy lùi nguy cơ đột quỵ.
1.2. Hạn chế các thực phẩm tăng nguy cơ đột quỵ
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm lành mạnh, bạn cũng cần hạn chế những thức ăn dưới đây để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả:
- Thịt đỏ: Thịt đỏ chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol xấu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, cũng như tiểu đường – một yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ.
- Thịt chế biến sẵn: Thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp… chứa nhiều muối và chất béo động vật, gây tăng huyết áp và cholesterol, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như đột quỵ.
- Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh bao gồm khoai tây chiên, snack chứa nhiều muối, chất béo, đạm nhưng lại thiếu vitamin và khoáng chất, gây tăng huyết áp, béo phì và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Thực phẩm chiên rán: Thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, gà rán làm tăng nguy cơ đột quỵ do chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, gây tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, dẫn đến xơ cứng động mạch, nâng cao tỷ lệ mắc đột quỵ.
- Đường: Tiêu thụ quá nhiều đường dẫn đến tăng cân, béo phì – một yếu tố nguy cơ chính gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm xuất huyết não và đột quỵ. Các loại thực phẩm nhiều đường mà bạn cần hạn chế bao gồm bánh ngọt, kẹo ngọt, trà sữa, nước ngọt có gas…
- Thức uống chứa cồn: Uống nhiều rượu bia lâu ngày gây lắng đọng cholesterol, canxi và các chất khác trên thành mạch máu, dẫn đến xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
- Thức uống chứa Caffeine: Tiêu thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, đồng thời làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và đột quỵ. Bạn cần kiểm soát liều lượng khi sử dụng một số loại nước uống chứa caffeine như trà, cà phê…
Bạn có thể tìm hiểu thêm các loại thực phẩm khác tại bài viết “những món ăn gây đột quỵ”.
1.3. Uống đủ nước hằng ngày
Uống đủ nước có tác dụng điều hòa huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, từ đó góp phần ngăn ngừa đột quỵ.
Nhu cầu nước hàng ngày được khuyến nghị là từ 1.8 đến 2.2 lít, tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể và mức độ hoạt động. Đối với những người vận động nhiều hoặc ra mồ hôi nhiều, cần tăng lượng nước uống để bù lại lượng nước mất đi.
Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể tham khảo lựa chọn bổ sung các loại nước khác tốt cho sức khỏe tại bài viết “uống gì để phòng chống đột quỵ”.
2. Thường xuyên tập thể dục, vận động
Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần giúp ổn định cân nặng, giảm áp lực lên tim và mạch máu, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ. Nếu không thể vận động liên tục 30 phút, bạn có thể chia nhỏ thành 10 – 5 phút/lần và 2 – 3 lần/ngày.
Một số các bài tập mà bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ đột quỵ bao gồm yoga, bài tập giãn cơ, chạy bộ hoặc đi bộ, thái Cực Quyền, thể dục nhịp điệu, đánh cầu lông, đá bóng….
Một số lưu ý khi tập thể dục:
- Chọn bài tập thể dục phù hợp với tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tránh quá sức
- Dành 10 – 15 phút trước mỗi buổi tập để khởi động cơ, làm nóng cơ thể
- Không ăn quá no hoặc nhịn đói khi tập
3. Giữ ấm cơ thể
Vào mùa lạnh hoặc khi cơ thể bị nhiễm lạnh, tỷ lệ tiết hormone catecholamin tăng lên, gây cao huyết áp và làm tăng nguy cơ đột quỵ, do đó, bạn hoặc người thân cần giữ ấm cơ thể để bảo vệ sức khỏe.
Đặc biệt là ở người trung niên và người cao tuổi, cần chú ý giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Hãy mặc áo ấm, sử dụng thiết bị sưởi và tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, kể cả khi ngủ hay ra ngoài. Đồng thời, nên uống nhiều nước ấm, tránh tắm muộn hoặc sử dụng nước lạnh để đảm bảo sức khỏe.
4. Tránh sử dụng các chất gây nghiện có hại
Việc tránh sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch mà còn giảm nguy cơ đột quỵ.
4.1. Thuốc lá
Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, đặc biệt là nicotine và carbon monoxide, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tuần hoàn và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, nicotine trong thuốc lá có khả năng gây co thắt động mạch và thúc đẩy sự hình thành mảng bám, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não.
Nếu bị nghiện thuốc lá, bạn có thể thực hiện theo các gợi ý sau để cai thuốc:
- Xác định ngày bắt đầu cai thuốc: Lựa chọn một ngày cụ thể để bắt đầu quá trình ngừng hút thuốc, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho các thách thức có thể gặp phải.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Có thể sử dụng kẹo cao su nicotine, miếng dán nicotine hoặc các loại thuốc hỗ trợ cai thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tham gia chương trình hỗ trợ cai thuốc: Đăng ký tham gia các chương trình cai thuốc lá hoặc nhóm hỗ trợ để nhận được hướng dẫn lời khuyên và động lực từ những người có kinh nghiệm.
4.2. Rượu bia
Việc uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp, một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn cũng góp phần làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, thúc đẩy sự hình thành mảng bám trong động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến tắc nghẽn và đột quỵ.
Không chỉ vậy, rượu bia còn gây mất nước và rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Khi tiêu thụ quá mức, nguy cơ mất cân bằng điện giải tăng lên, làm cơ thể dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm, bao gồm cả đột quỵ.
Nếu là người nghiện rượu bia, bạn có thể thực hiện theo các gợi ý sau để cai nghiện:
- Giảm dần lượng tiêu thụ: Bắt đầu bằng cách giảm dần số lượng rượu bia uống mỗi ngày thay vì cắt giảm đột ngột.
- Thay thế thói quen: Thay vì uống rượu bia, hãy thử thay thế bằng các loại đồ uống lành mạnh như nước trái cây hoặc trà thảo mộc.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ, chuyên gia tâm lý hoặc tham gia các chương trình hỗ trợ cai nghiện rượu để nhận được hướng dẫn chi tiết.
- Đặt mục tiêu rõ ràng: Xác định lý do và mục tiêu cụ thể khi cai rượu bia, như bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình để có thêm động lực từ bỏ.
5. Sống lạc quan, hạn chế căng thẳng
Duy trì tư duy lạc quan giúp giảm căng thẳng và stress, những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, suy nghĩ tích cực còn hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh lý liên quan đến nguy cơ đột quỵ.
Dưới đây là một số cách giúp sống lạc quan và tránh căng thẳng mà bạn có thể áp dụng:
- Hướng suy nghĩ tích cực: Trong mọi hoàn cảnh, hãy luôn nghĩ đến những điều tích cực. Mỗi vấn đề đều có hai mặt, vì vậy bạn có thể tìm thấy mặt tích cực dù gặp khó khăn.
- Viết nhật ký hoặc gửi lời cảm ơn: Những thói quen đơn giản này giúp bạn cảm thấy thoải mái, lạc quan và hạnh phúc, đồng thời nâng cao nhận thức về những điều bạn biết ơn mỗi ngày.
- Giảm thiểu tác động tiêu cực từ mạng xã hội: Tránh tiếp xúc quá nhiều với các thông tin tiêu cực từ mạng xã hội, thay vào đó, hãy tìm những nguồn tin tích cực và bổ ích.
- Kết nối với người thân và bạn bè: Dành thời gian bên gia đình và bạn bè, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn để giảm bớt cảm giác cô đơn và lo âu.
6. Ngủ đủ giờ, tránh thức khuya
Thói quen thức khuya trong thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Điều này làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường và béo phì, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.
Nghiên cứu của Viện Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, người thức khuya có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2,5 lần so với những người ngủ đủ giấc. Thức khuya lâu dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng khác như đau tim và suy tim.
Gợi ý các cách giúp người thức khuya ngủ sớm:
- Tạo môi trường ngủ yên tĩnh và thoải mái: Một phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái sẽ giúp bạn dễ dàng ngủ sớm. Hạn chế ánh sáng và tiếng ồn từ bên ngoài bằng cách sử dụng rèm cửa và tai nghe chống ồn.
- Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ: Thiết lập một lịch trình ngủ cố định và duy trì nó đều đặn giúp cơ thể điều chỉnh lại chu kỳ giấc ngủ tự nhiên và giúp bạn dễ ngủ sớm hơn.
- Giảm tác động của ánh sáng xanh: Tắt tất cả thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng kính chống ánh sáng xanh để giảm tác động của ánh sáng từ các thiết bị điện tử.
- Tập thể dục thường xuyên: Việc tập thể dục đều đặn giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ sớm hơn.
- Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ: Các hoạt động như đọc sách, tắm nước ấm, ngâm chân hoặc tập yoga sẽ giúp bạn thư giãn trước giấc ngủ.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: Tránh caffeine, nicotine và các chất kích thích khác vào buổi tối vì chúng có thể khiến bạn khó ngủ.
- Cải thiện chế độ ăn uống: Tránh ăn quá no hoặc ăn trễ vào buổi tối. Một bữa ăn nhẹ, giàu dinh dưỡng trước khi ngủ có thể giúp bạn dễ dàng ngủ sớm hơn.
- Không sử dụng điện thoại, máy tính hay tivi trong phòng ngủ: Các thiết bị điện tử này sẽ gây phân tâm và làm giảm khả năng ngủ sớm của bạn. Nếu cần sử dụng, hãy dùng chúng ở ngoài phòng ngủ.
7. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ là một trong những cách quan trọng để phòng ngừa đột quỵ.
7.1. Giữ huyết áp ở mức lý tưởng (Tâm trương dưới 80mmHg và tâm thu dưới 130mmHg)
Huyết áp cao có thể làm gián đoạn đột ngột dòng máu đến não, gây thiếu oxy cho tế bào não, dẫn đến tổn thương và đột quỵ. Vì thế, bạn nên giữ huyết áp ở mức lý tưởng để phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Để duy trì huyết áp dưới mức lý tưởng, cụ thể tâm trương dưới 80mmHg và tâm thu dưới 130mmHg, bạn cần giảm lượng muối trong chế độ ăn, không vượt quá 1,5g mỗi ngày (khoảng 1/2 thìa cà phê), đồng thời hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol như bánh mì kẹp thịt, phô mai và kem. Nên ăn từ 4 – 5 phần rau và trái cây mỗi ngày và tiêu thụ 2 – 3 phần cá mỗi tuần.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo vào chế độ ăn. Nếu cần, người bệnh có thể sử dụng thuốc ổn định huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
7.2. Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) phù hợp
Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Nếu vượt qua chỉ số 22,9 tức là cơ thể thừa cân, béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ não. Để duy trì BMI lý tưởng, bạn nên hạn chế lượng calo tiêu thụ hàng ngày, chỉ nên nạp từ 1.500 – 2.000 calo (tùy vào mức độ hoạt động và chỉ số BMI), đồng thời tăng cường vận động thể chất đều đặn như đi bộ, chơi golf hoặc tennis.
7.3. Kiểm soát cholesterol
Cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch, gây tổn thương mạch máu, làm giảm tính đàn hồi và cản trở lưu thông máu đến não, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Để kiểm soát cholesterol và phòng ngừa đột quỵ, bạn cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo, đồng thời, duy trì hoạt động thể chất thường xuyên, kiểm soát cân nặng và giữ cơ thể ở mức cân nặng lý tưởng (giữ chỉ số khối cơ thể thấp hơn 25).
7.4. Quản lý tốt bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức cao hơn bình thường. Tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài có thể gây tổn thương mạch máu, tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch và huyết khối hình thành, dẫn đến tắc nghẽn hoặc nứt vỡ các mạch máu nuôi não, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Để kiểm soát tiểu đường và giảm nguy cơ đột quỵ, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
- Theo dõi đường huyết thường xuyên và duy trì ở mức ổn định theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây và hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.
- Duy trì hoạt động thể chất đều đặn.
- Sử dụng thuốc hoặc tiêm insulin đúng theo chỉ định của bác sĩ.
7.5. Điều trị rung tâm nhĩ
Rung tâm nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim, trong đó nhịp tim không đều có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông trong tim. Những cục máu đông này có khả năng di chuyển lên não và gây ra đột quỵ.
Rung tâm nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 5 lần, vì vậy những người mắc bệnh này cần được theo dõi và điều trị nghiêm túc. Bác sĩ có thể khuyến nghị điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
8. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ là những biện pháp quan trọng để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và các bệnh lý liên quan đến đột quỵ. Việc này giúp bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Khi tham gia kiểm tra sức khỏe và các xét nghiệm tầm soát đột quỵ, bạn sẽ được kiểm tra huyết áp, xét nghiệm lipid máu, đo đường huyết và các chỉ số sức khỏe khác.
9. Sử dụng thuốc hỗ trợ chống đột quỵ
Hiện tại, chưa có loại thuốc nào được công nhận là thuốc đặc trị đột quỵ não. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giúp giảm nguy cơ dẫn đến đột quỵ, bao gồm thuốc hạ cholesterol, thuốc chống đông máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng tiểu cầu…
10. Nắm vững dấu hiệu đột quỵ để xử lý nhanh chóng
Đột quỵ có thể xảy ra đột ngột và việc nhận diện nhanh chóng các dấu hiệu sẽ giúp bạn cứu sống chính mình cũng như người thân. Một phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để nhận biết là FAST:
- F (Face): Khuôn mặt bị méo, miệng lệch sang một bên, biểu hiện rõ rệt khi người bệnh cười hoặc nói
- A (Arms): Yếu hoặc liệt một bên tay
- S (Speech): Khó nói, nói ngọng, hoặc không thể phát âm rõ ràng
- T (Time): Thời gian là yếu tố quyết định. Nếu phát hiện các triệu chứng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức (số 115 tại Việt Nam)
Bên cạnh những dấu hiệu cơ bản, còn có một số triệu chứng khác có thể cảnh báo đột quỵ như:
- Đau đầu dữ dội và đột ngột không rõ nguyên nhân
- Cảm giác chóng mặt hoặc mất thăng bằng
- Suy giảm thị lực
- Tê bì, yếu liệt ở một phần cơ thể, thường là mặt, tay hoặc chân
- Khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc nước
- Mơ hồ, lẫn lộn, khó nhận thức và tư duy
- Rối loạn cảm giác, không thể cảm nhận rõ các vật xung quanh
Nếu gặp các dấu hiệu đột quỵ trên ở bản thân hoặc người thân, đừng chần chừ, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Mỗi giây phút đều quý giá, vì vậy càng sớm hành động, khả năng phục hồi càng cao.
11. Phòng ngừa tái phát đột quỵ
Đối với những người đã từng trải qua đột quỵ, việc phòng ngừa tái phát là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đột quỵ trên, người bệnh cần chú trọng đến những việc sau:
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, chỉ sử dụng thuốc theo đơn và không tự ý thêm thuốc khác, đồng thời cần thực hiện đúng liệu trình điều trị và tái khám theo lịch hẹn. Ngoài ra, không được tự ý thay đổi liều thuốc khi triệu chứng thuyên giảm hoặc tăng nặng, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ.
- Tham gia các bài tập phục hồi chức năng: Các chuyên gia khuyến nghị bệnh nhân sau đột quỵ não nên bắt đầu phục hồi chức năng ngay sau khi tình trạng ổn định. Các bài tập phục hồi thường bao gồm việc tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng chịu trọng lượng trên chân yếu, giữ thăng bằng trong các tư thế ngồi, đứng và đi, cùng với các bài tập chủ động cho các khớp.
Trên đây là chi tiết các cách phòng ngừa đột quỵ mà bạn nên áp dụng ngay bây giờ để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này cũng như di chứng về sau. Nếu cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về sữa Nutricare Gold chứa hàm lượng Omega-3 cao hỗ trợ phòng chống đột quỵ hiệu quả, bạn có thể liên hệ đến số hotline 18006011 hoặc truy cập vào Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được chuyên gia giải đáp nhanh chóng!
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *