Người bị đột quỵ nên ăn gì? 6+ Nhóm thực phẩm giúp ngăn ngừa và hỗ trợ sau đột quỵ

Rate this post

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi sau đột quỵ. Vậy người bị đột quỵ nên ăn gì để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa tái phát? Cùng khám phá ngay những nhóm thực phẩm và nguyên tắc dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân đột quỵ trong bài viết dưới đây!

1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của người đột quỵ. Dưới đây là các nguyên tắc dinh dưỡng mà bạn nên thực hiện:

Đủ năng lượng và cân đối các nhóm chất: Chế độ dinh dưỡng cân đối là nền tảng quan trọng giúp người đột quỵ phục hồi:

  • Protein (đạm): Quan trọng trong việc tái tạo cơ bắp, có thể bổ sung từ cá, đậu và các loại hạt.
  • Carbohydrate: Cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, nên ưu tiên carbohydrate phức tạp từ ngũ cốc nguyên hạt và rau củ.
  • Chất béo tốt: Omega-3 và các loại chất béo không bão hòa giúp bảo vệ tim mạch.
  • Chất xơ: Từ trái cây, rau xanh hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột và kiểm soát cân nặng.
  • Vitamin và khoáng chất: Thúc đẩy quá trình hồi phục và duy trì sức khỏe tổng thể; có thể bổ sung từ trái cây và rau xanh.

Chia thành nhiều bữa nhỏ: Bạn nên chia khẩu phần ăn thành 4 – 5 bữa mỗi ngày cho người bị đột quỵ. Phương pháp này giúp kiểm soát đường huyết, cung cấp năng lượng liên tục, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng cho bệnh nhân.

Bạn cần cung cấp đủ năng lượng, các nhóm chất cho bệnh nhân đột quỵ, đồng thời chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày
Bạn cần cung cấp đủ năng lượng, các nhóm chất cho bệnh nhân đột quỵ, đồng thời chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày

2. 6 nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe người bị đột quỵ

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và phòng ngừa tái phát đột quỵ. Dưới đây là 6 nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người bị đột quỵ:

2.1. Các loại cá béo – Hạn chế mảng bám lòng mạch, giảm nguy cơ đột quỵ do bệnh tim

Tác dụng: Các loại cá béo là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, giúp cải thiện chức năng tim mạch và não, đồng thời giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong lòng mạch. Ngoài ra, cá còn cung cấp lượng lớn chất đạm, hỗ trợ quá trình phục hồi cho người bị đột quỵ hoặc tai biến.

Các loại cá béo người bị đột quỵ nên bổ sung:

Tên thực phẩm Dưỡng chất tốt Liều lượng nên dùng
Cá thu
  • Omega-3 (5134mg/100g)
  • Protein (19g/100g)
Từ 100 – 200g/tháng
Cá hồi
  • Omega-3 (2260mg/100g)
  • Protein (20.4g/100g)
130g/tuần
Cá trích
  • Omega-3 (1729mg/100g)
  • Protein (23g/100g)
50g/tuần
Các loại cá béo như cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, giúp giảm nguy cơ đột quỵ do bệnh tim
Các loại cá béo như cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, giúp giảm nguy cơ đột quỵ do bệnh tim

Lưu ý khi bổ sung các loại cá béo cho người đột quỵ:

  • Không ăn cá khi đói: Ăn cá khi đói có thể làm tăng axit uric, gây bệnh gout.
  • Tránh cá ướp muối: Cá ướp muối sẽ tạo ra nitrit – chất có thể gây ung thư, đồng thời ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Tránh ăn não và mật cá: Não cá có thể chứa kim loại nặng gây ngộ độc, trong khi mật cá chứa độc tố gây hại cho hệ thần kinh và có thể dẫn đến tử vong.
  • Tránh ăn cá sống: Cá sống có thể mang ký sinh trùng gây hại cho gan và tăng nguy cơ ung thư gan.
  • Hạn chế cá chiên: Mỡ cá chiên nhiều lần sinh ra các chất có hại, tăng nguy cơ bệnh tim và ung thư.

2.2. Các loại rau xanh – Giãn mạch máu, giảm huyết áp và xơ vữa động mạch

Tác dụng: Các loại rau xanh đậm có chứa Nitrat – chất giúp giãn mạch máu, giảm huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cải thiện chức năng tế bào trong mạch máu. Ngoài ra, rau xanh còn giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, hỗ trợ quá trình phục hồi và bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người đột quỵ.

Các loại rau xanh người bị đột quỵ nên bổ sung:

Tên thực phẩm Dưỡng chất tốt Liều lượng nên dùng
Rau bina
  • Nitrat ngăn ngừa xơ vữa động mạch (24 – 387mg/100g)
  • Kali giúp ổn định huyết áp (558mg/100g)
100g/ngày, 2 – 3 lần/tuần
Cải xoăn
  • Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch:
    • Kali (348mg/100g)
    • Sắt (1.6mg/100g)
  • Flavonoid giúp giảm nguy cơ đột quỵ
  • Omega-3 cải thiện trí nhớ, chức năng và hoạt động não
Khoảng 1 – 2 lần/tuần
Súp lơ xanh
  • Sulforaphane ngăn ngừa ảnh hưởng của đột quỵ
160g/khẩu phần
Người bị đột quỵ nên bổ sung các loại rau xanh như rau bina để ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh
Người bị đột quỵ nên bổ sung các loại rau xanh như rau bina để ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh

Lưu ý khi bổ sung các loại rau xanh cho người đột quỵ:

  • Hạn chế ăn rau xanh khi bị tiêu chảy: Nitrat trong rau xanh có thể thúc đẩy vi khuẩn phát triển nhanh hơn trong đường ruột khi bị rối loạn tiêu hóa, từ đó có thể gây ngộ độc cho người bệnh.
  • Tránh chỉ ăn riêng rau xanh khi bụng đói: Mặc dù rau xanh tốt cho sức khỏe nhưng mỗi loại rau có đặc tính riêng, nên cần kết hợp với thực phẩm khác khi ăn nếu bụng đói.

2.3. Các loại trái cây – Chống oxy hóa, giảm nguy cơ đột quỵ và hỗ trợ phục hồi

Tác dụng: Trái cây giàu chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin, giúp kiểm soát đường huyết, bảo vệ mạch máu, duy trì sức khỏe tim mạch và não bộ, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi cho người bị đột quỵ.

Các loại trái cây người bị đột quỵ nên bổ sung:

Tên thực phẩm Dưỡng chất tốt Liều lượng nên dùng
  • Axit oleic – chất giúp chất xám xử lý thông tin một cách tốt ưu
½ quả/ngày
Táo
  • Pectin – chất làm giảm cholesterol, polyphenol, hạ huyết áp, giảm đột quỵ
Từ 1 – 2 quả mỗi ngày
Cam
  • Vitamin C – chất chống oxy hóa phòng ngừa xơ vữa động mạch
Khoảng từ 85 – 100g mỗi ngày
Trong bơ có chứa axit oleic - chất giúp chất xám xử lý thông tin một cách tốt ưu
Trong bơ có chứa axit oleic – chất giúp chất xám xử lý thông tin một cách tốt ưu

Lưu ý khi bổ sung các loại trái cây cho người đột quỵ:

  • Không ăn trái cây khi đói: Trong trái cây có chứa một lượng axit gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá khi người bệnh ăn trái cây lúc đói.
  • Không nên gọt và bổ trái cây bằng dao làm bếp: Tránh dùng dao làm bếp đã thái thịt sống để gọt trái cây nhằm hạn chế lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng. Tốt nhất bạn nên có một con dao gọt trái cây chuyên dụng.
  • Ăn ngay sau khi gọt vỏ: Trái cây để lâu sau gọt vỏ dễ bị oxy hóa và nhiễm vi khuẩn, gây đau bụng và ảnh hưởng sức khỏe, vì thế chỉ nên ăn trái cây vừa sau khi gọt vỏ.

2.4. Các loại đậu – Kiểm soát cholesterol và giảm nguy cơ đột quỵ

Tác dụng: Đậu và các sản phẩm từ đậu chứa nhiều protein thực vật, chất xơ và chất chống viêm, giúp kiểm soát cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ hệ tiêu hóa ở người bệnh đột quỵ.

Các loại đậu người bị đột quỵ nên bổ sung:

Tên thực phẩm Dưỡng chất tốt Liều lượng nên dùng
Đậu nành
  • Hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch:
    • Protein (36.5g/100g)
    • Kali (1800mg/100g)
    • Chất xơ (9.3g/100g)
  • Isoflavones giúp ức chế sự hình thành mảng bám trên thành động mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
15 – 25g/ngày
Đậu đen
  • Anthocyanin giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, giúp giảm cholesterol, thúc đẩy tuần hoàn máu
  • Giúp giảm huyết áp:
    • Kali (305mg/86g)
    • Magie (60mg//86g)
    • Canxi (23mg/86g)
Khoảng 740g/tuần
Đậu lăng
  • Giảm huyết áp, bảo vệ tim:
    • Acid folic
    • Magie (36mg/100g)
    • Kali (369mg/100g)
    • Chất xơ (7.9g/100g)
60 gam/ngày
Người đột quỵ nên bổ sung các loại đậu như đậu nành nhằm kiểm soát tốt cholesterol
Người đột quỵ nên bổ sung các loại đậu như đậu nành nhằm kiểm soát tốt cholesterol

2.5. Các loại hạt – Bảo vệ mạch máu, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ

Tác dụng: Các loại hạt thường chứa nhiều Omega-3 và vitamin E, có tác dụng giảm viêm và bảo vệ mạch máu, từ đó giảm nguy cơ tái phát đột quỵ. Đồng thời, các loại hạt cũng chứa nhiều chất béo không bão hòa và magie, giúp kiểm soát cholesterol và huyết áp ổn định.

Các loại hạt người bị đột quỵ nên bổ sung:

Tên thực phẩm Dưỡng chất tốt Liều lượng nên dùng
Hạt lanh
  • Axit alpha-linolenic (ALA) tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Lignan chống lại bệnh tim
Tối đa 50g/ngày
Hạt óc chó
  • Axit béo Omega-3 tăng cường sức đề kháng của tim mạch
  • Vitamin E bảo vệ mạch máu khỏi sự oxi hóa, củng cố thành mạch và giảm xơ vữa động mạch
28g/ngày
Hạt hướng dương
  • Vitamin E ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn
  • Phytosterol làm giảm mức cholesterol
30g/ngày
Người bệnh nên bổ sung các loại hạt để tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ
Người bệnh nên bổ sung các loại hạt để tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ tái phát đột quỵ

Lưu ý khi bổ sung các loại hạt cho người đột quỵ:

  • Chọn sản phẩm rõ nguồn gốc: Ưu tiên các loại hạt được chế biến và bảo quản đúng tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Tránh hạt nhiễm nấm mốc: Không sử dụng các loại hạt có dấu hiệu nấm mốc hoặc biến chất, nhằm tránh nguy cơ nhiễm độc tố aflatoxin, gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2.6. Các loại sữa – Kiểm soát huyết áp và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

Tác dụng: Bệnh nhân sau tai biến thường có sức khỏe suy yếu, vì vậy việc bổ sung dưỡng chất từ sữa và các sản phẩm thay thế là rất cần thiết. Đặc biệt, các loại sữa giàu các chất như kali và canxi không chỉ hỗ trợ kiểm soát huyết áp mà còn giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.

Các loại sữa người bị đột quỵ nên bổ sung:

Tên thực phẩm Dưỡng chất tốt Liều lượng nên dùng
Sữa ít béo
  • Tăng cường Canxi không gây béo phì, giảm thiểu cholesterol xấu, giúp hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến
500 – 600ml/ngày
Sữa bò hữu cơ
  • Kali kiểm soát huyết áp
  • Omega-3 hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Khoảng 675ml/ngày
Sữa gạo
  • Flavonoid ngăn ngừa đột quỵ
Không quá 200ml/ngày

Bên cạnh những loại sữa trên, người bị đột quỵ nên bổ sung sữa Nutricare Gold – sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Nutricare Gold là sản phẩm sữa được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ. Nhờ hàm lượng Omega – 3 cao, sữa Nutricare Gold có tác dụng hạn chế sự tích tụ mảng bám trên thành mạch máu, cải thiện lưu thông máu, từ đó ngăn ngừa đột quỵ.

Ngoài ra, Omega 3, 6, 9 trong Nutricare Gold còn giúp giảm Cholesterol xấu và điều hòa mỡ máu, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đồng thời, hệ Antioxidants trong sữa còn có tác dụng trung hòa các gốc tự do có hại, giảm sự phá hủy protein và lipid, làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở người đột quỵ.

Nutricare Gold mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch
Người bị đột quỵ nên bổ sung sữa Nutricare Gold để cải thiện quá trình hồi phục cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch

3. 6 loại thực phẩm người đột quỵ cần hạn chế

Bên cạnh việc bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi, người đột quỵ cũng cần hạn chế những loại thực phẩm dưới đây để hỗ trợ quá trình hồi phục:

  • Thực phẩm chứa chất béo bão hòa cao: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, mỡ động vật, các món chiên, xào có chứa nhiều dầu mỡ, các loại sữa đặc, bơ, nội tạng động vật như lòng, dồi… chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và gây tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng xơ vữa. Vì thế, người đột quỵ nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này.
  • Thực phẩm giàu đường: Bánh ngọt, nước ngọt đóng chai, kẹo… chứa nhiều đường không tốt, làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Người đang phục hồi sau tai biến cần tránh sử dụng các thực phẩm này.
  • Thực phẩm giàu muối ăn: Dùng nhiều muối ăn có thể làm tăng huyết áp và tích nước, dẫn đến nguy cơ tái phát đột quỵ. Vì thế, người bị đột quỵ cần hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp hoặc thức ăn nhanh bởi chúng có thể chứa nhiều muối.
  • Chất kích thích: Bệnh nhân đang trong quá trình phục hồi sau bị đột quỵ nên hạn chế các loại chất kích thích điển hình như bia, rượu, thuốc lá… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não và ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.
Người bệnh đột quỵ nên tránh xa những thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh,...để bảo vệ sức khỏe
Người bệnh đột quỵ nên tránh xa những thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh,…để bảo vệ sức khỏe

4. Các lưu ý khác khi chăm sóc người đột quỵ

Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp, khi chăm sóc người đột quỵ, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Tư thế nằm: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng với góc 30 độ để giảm áp lực trực tiếp lên xương hông.
  • Giảm áp lực tại các điểm nhạy cảm: Sử dụng gối hoặc đệm mút giữa mắt cá chân và đầu gối để hạn chế áp lực lên những khu vực này.
  • Bảo vệ vùng gót chân: Chú ý đặc biệt đến gót chân, có thể kê gối dưới cẳng chân để nâng gót hoặc sử dụng dụng cụ bảo vệ gót chuyên dụng.
  • Điều chỉnh độ cao đầu giường: Hạn chế nâng đầu giường quá cao để đảm bảo tư thế thoải mái và an toàn cho bệnh nhân.
  • Phòng ngừa té ngã: Khuyến khích và hướng dẫn bệnh nhân tập các bài tập tăng cường cơ bắp và phục hồi thăng bằng, đồng thời đánh giá nguy cơ té ngã để xác định các biện pháp phòng ngừa phù hợp.
  • Tạo môi trường an toàn: Loại bỏ các yếu tố gây nguy hiểm như thảm lỏng, dây điện hoặc đồ vật dễ gây vấp ngã, đồng thời đảm bảo ánh sáng đầy đủ ở bên trong và xung quanh nhà để tăng tầm nhìn và giảm nguy cơ tai nạn.
Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, bạn cũng cần tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị đột quỵ
Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, bạn cũng cần tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi chăm sóc người bị đột quỵ

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng phù hợp là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phục hồi sức khỏe và phòng ngừa tái phát cho người bệnh. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “người bị đột quỵ nên ăn gì” cũng như nắm rõ các nhóm thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung cũng như hạn chế.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ hoặc muốn tìm hiểu chi tiết về sữa Nutricare Gold, hãy liên hệ đến số hotline 18006011 hoặc truy cập vào Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được giải đáp cụ thể!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *