Uống sữa có gây loãng xương? Bằng chứng từ nghiên cứu

4/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Uống sữa có gây loãng xương không?” là thắc mắc của nhiều người khi đọc được thông tin cho rằng uống sữa bò có nguy cơ gây loãng xương. Nhưng thực tế có rất nhiều nghiên cứu từ trước đến nay có kết quả cho rằng uống lượng sữa tốt cho sức khỏe xương khớp. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu thông tin giải đáp cho câu hỏi trên trong bài viết ngay sau đây.

1. Uống sữa nhiều gây loãng xương không?

Hiện nay, đa phần các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Uống sữa không phải là nguy cơ gây loãng xương”. Sữa chỉ gây loãng xương khi nó được pha cùng với các loại thực phẩm không tốt cho xương như rượu, bia, cà phê,… Những đồ uống này tác động tiêu cực lên xương, trong khi uống rượu bia bị tổn thương thì uống cà phê bị loãng xương, tuy nhiên tác hại của nó không lớn như rượu bia. Vậy nếu chúng ta không pha sữa với những sản phẩm trên, sữa sẽ không làm tổn thương xương. Không chỉ vậy, sữa là thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D… đây là những thành phần có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển xương. Kết quả của một số nghiên cứu:

  • Nghiên cứu về uống sữa và nguy cơ gãy xương hông [1], [2]: Các nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ giữa uống sữa và nguy cơ gãy xương hông. Ngoài ra, có thể thấy tiêu thụ 200mL sữa/ngày có nhiều tác dụng bổ ích.
  • Nghiên cứu về việc tiêu thụ sữa khi còn nhỏ và mật độ xương sau mãn kinh [3]: Kết quả chỉ ra rằng việc tiêu thụ sữa trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên có liên quan đến mật độ xương cao hơn trong thời mãn kinh. Đối với phụ nữ mật độ xương giảm sau mãn kinh chính là một yếu tố nguy cơ loãng xương, vì vậy, uống sữa giúp hỗ trợ giảm nguy cơ loãng xương.
  • Nghiên cứu về tiêu thụ sữa và mật độ xương ở người lớn (dữ liệu của Hàn Quốc) [4]: Nghiên cứu này cho thấy rằng tiêu thụ sữa thường xuyên có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở người lớn Hàn Quốc.
  • Nghiên cứu về sữa và các sản phẩm từ sữa đối với xương [5], khuyến nghị được đưa ra: Uống sữa và các sản phẩm từ sữa có lợi cho mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên, khi khối lượng xương đang phát triển.

Mặc dù sữa là thực phẩm tốt nhưng tuy nhiên uống quá nhiều sữa sẽ không tốt cho sức khỏe. Một số bất lợi có thể gặp như tăng cân, béo phì, rối loạn tiêu hóa,… Vì vậy bạn nên kiểm soát uống một lượng sữa phù hợp. Nếu còn nghi ngờ về việc uống sữa bị loãng xương thì bạn hãy cùng Nutricare tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Ngoài sữa, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm chống loãng xương để đem lại hiệu quả cao trong việc dự phòng và cải thiện tình trạng loãng xương.

Uống lượng sữa phù hợp
Uống lượng sữa phù hợp không gây loãng xương

2. Thành phần trong sữa có lợi cho xương

Việc uống sữa gây loãng xương hay không chi tiết đúng hay sai thì chúng ta cần xuất phát từ thành phần trong sữa và lợi ích của việc tiêu thụ sữa đối với xương khớp:

2.1. Canxi tăng cường sức khỏe xương

Trong một ly sữa có chứa khoảng 305mg Canxi (gần 25% nhu cầu Canxi hàng ngày đối với người trưởng thành). Canxi có vai trò giúp xây dựng khối lượng xương, duy trì xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra Canxi còn giúp làm chậm quá trình mất xương xảy ra trong giai đoạn lão hóa.

Vì vậy tiêu thụ lượng sữa phù hợp sẽ giúp cung cấp một lượng Canxi cần thiết cho cơ thể giúp ngăn ngừa mất xương, loãng xương.

2.2. Vitamin D hỗ trợ hấp thu Canxi

Sữa còn chứa thành phần khoảng 2.44 IU Vitamin D/ 1 ly sữa. Đây là một thành phần thiết yếu giúp cơ thể tăng cường hấp thu Canxi tại ruột. Bên cạnh đó, Vitamin D cũng đóng góp một phần trong việc xây dựng và duy trì xương, răng chắc khỏe. Thiếu hụt Vitamin D có thể dẫn tới tình trạng yếu xương, còi xương, nhuyễn xương,…

Sữa giàu Canxi và Vitamin D tốt cho xương khớp
Sữa giàu Canxi và Vitamin D tốt cho xương khớp

2.3. Chất đạm (có trong sữa bò,..)

Một ly sữa bò cung cấp khoảng 8.22g Protein (chất đạm). Đây là một thành phần quan trọng trong cấu tạo và hình thành khối lượng xương. Bởi nồng độ Protein sẽ ảnh hưởng tới yếu tố tăng trưởng IGF1 – yếu tố kích thích tạo xương.

Vì vậy bổ sung đủ lượng Protein sẽ giúp xương chắc khỏe, cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương.

2.4. Khoáng chất khác

Ngoài ra một số dưỡng chất thiết yếu khác có trong sữa cũng có tác dụng hỗ trợ xương khớp chắc khỏe. Trong 1 ly sữa có chứa:

  • 26.8mg Magie: Thành phần tham gia vào quá trình thúc đẩy hấp thụ Canxi, vận chuyển ion Canxi qua màng tế bào. Nhờ đó Magie có tác động giúp tăng mật độ khoáng xương và duy trì sự chắc khỏe của xương.
  • 0.244mcg Vitamin K: Trong đó Vitamin K2 tham gia quá trình sản xuất chất có vai trò trong hình thành xương đó là Osteocalcin. Đồng thời, có nhiều  nghiên cứu [6] đã chỉ ra Vitamin K có khả năng làm tăng mật độ khoáng chất trong xương, giúp giảm tỷ lệ loãng xương.
  • 1.02mg Kẽm: Kẽm là chất vi lượng cần thiết tham gia vào quá trình thúc đẩy Hormon GH và yếu tố tăng trưởng IGF1. Đây là những Hormon và yếu tố tăng trưởng quan trọng trong quá trình hình thành xương và ức chế hủy xương.
Mật độ khoáng xương
Sữa có chứa nhiều thành phần giúp hỗ trợ tăng mật độ khoáng xương, giảm quá trình hủy xương, giảm nguy cơ loãng xương

3. Nên uống bao nhiêu cốc sữa mỗi ngày?

Sữa đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho xương khớp mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều sữa sẽ gây ra nhiều tác dụng bất lợi. Vì vậy bạn nên xây dựng và tuân thủ chế độ bổ sung hợp lý để nhận được nhiều lợi ích nhất:

  • Liều lượng: Người trưởng thành có thể uống 2 – 3 cốc sữa mỗi ngày (tổng 300 –  450ml sữa/ngày)
  • Thời điểm uống: Bạn có thể uống sữa vào sau bữa chính khoảng 1 – 2 tiếng, trước khi ngủ 30 phút – 1 tiếng hoặc sau khi tập luyện.

4. Uống sữa nào tốt cho xương khớp?

Để lựa chọn được sản phẩm sữa tốt cho xương khớp bạn nên lưu ý lựa chọn những loại sữa có bổ sung Canxi cùng nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp khác. Đồng thời nên ưu tiên sữa ít đường, ít béo nhằm phòng chống nguy cơ béo phì, tim mạch,… Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn cách lựa chọn sữa phù hợp trong bài viết “Loãng xương nên uống sữa gì?

Với những tiêu chí trên, lựa chọn hàng đầu là sữa Nutricare Bone. Đây là một sản phẩm dinh dưỡng mà bạn có thể bổ sung hàng ngày mà không lo loãng xương.

  • Sữa có chứa hàm lượng Canxi cao vượt trội 1800mg giúp cơ thể phong ngừa loãng xương.
  • Vitamin D3 và Vitamin K2 giúp tăng hấp thu Canxi tại ruột, vận chuyển và tăng mật độ canxi gắn vào khung xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Glucosamin được chứng minh lâm sàng giúp giảm đau khớp, tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp.
  • Đạm thực vật và Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ giúp xây dựng và tái tạo các khối cơ, tăng khả năng vận động.
  • 50 dưỡng chất với hệ Antioxidants (vitamin A, C, E & Selen) tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Cùng chất xơ FOS hỗ trợ tiêu hóa
nutricare bone
Nutricare Bone – sữa dinh dưỡng giúp phòng ngừa nguy cơ loãng xương

Hy vọng qua thông tin cung cấp trong bài, bạn đã có cho mình lời giải đáp cho câu hỏi “Uống sữa có gây loãng xương?”. Hãy bổ sung sữa đúng cách, đúng lượng để phòng ngừa loãng xương và mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc bài viết “Loãng xương cần bổ sung gì?” trên trang chủ của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để tham khảo thêm về những thực phẩm bổ sung góp phần cải thiện tình hình sức khỏe của bản thân và gia đình.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4/5 - (2 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment