Loãng xương nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia xương khớp
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Theo thống kê, hiện nay có đến 3,6 triệu người dân Việt Nam mắc bệnh loãng xương. Vậy loãng xương nên ăn gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài biết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị loãng xương
Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị loãng xương một cách hiệu quả:
Dưỡng chất cần thiết | Thực phẩm | Hàm lượng bổ sung mỗi ngày |
Canxi | – Các mòi, cá hồi
– Cải xoăn, cải xanh, đậu bắp, cải thảo |
Trung bình khoảng 1000 mg |
Vitamin D | – Cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi | 400- 700 IU (đơn vị) |
Đạm (Protein) | Đậu nành, các loại hạt, các loại đậu, sữa và trứng. | khoảng 0,8 gam/ kg trọng lượng cơ thể / ngày |
Photpho | – Ngũ cốc
– Các sản phẩm từ sữa – Trứng, cá, thịt, thịt gia cầm, các loại đậu (đậu lăng, đậu tây, đậu Hà Lan) |
khoảng 700 mg photpho |
Kali | – Cà chua, khoai tây, rau bina, khoai lang
– Đu đủ, cam, chuối và mận khô |
3,5 gam mỗi ngày |
Magie | – Rau bina, củ cải đường, cà chua, atisô, khoai tây, khoai lang | 300mg đến 500mg mỗi ngày |
Vitamin C | – Ớt đỏ, ớt xanh, bông cải xanh
– Cam, bưởi, dâu tây, đu đủ và dứa |
khoảng 500mg đến 1000mg mỗi ngày |
Lưu ý:
- 1 đơn vị quốc tế (IU) tương đương với 0,03 mcg vitamin D3 (cholecalciferol). Hoặc 01 mcg vitamin D3= 40 đơn vị quốc tế (IU).
2. Loãng xương nên ăn gì?
Bổ sung thực phẩm giúp cho xương hàng ngày giúp đem lại hiệu quả cao trong việc dự phòng và cải thiện tình trạng loãng xương.
2.1. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Trong sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao giúp đem lại hiệu quả trong việc phòng chống loãng xương. Một số chế phẩm cụ thể bạn có thể sử dụng:
Sữa
Nếu bạn phân vân uống gì để chống loãng xương thì sữa chuyên biệt cho người bị loãng xương nên được ưu tiên lựa chọn. Trong mỗi ly sữa pha chuẩn (210ml) chuyên biệt dành cho người loãng xương thường chứa khoảng 400mg canxi. Ngoài ra, sữa còn chứa nhiều phốt pho, Kali và các vitamin cần thiết cho sức khỏe xương khớp. Đây là một lựa chọn thích hợp cho quan tâm về người già ăn gì để bổ sung canxi khi bị loãng xương.
Liều lượng: nên sử dụng từ 1-2 ly/ mỗi ngày.
Lưu ý:
Với người thiếu men lactose rất dễ bị đầy bụng khó tiêu khi sử dụng sữa, vì vậy, nên bắt đầu sử dụng sữa loãng xương bằng liều lượng nhỏ rồi tăng dần. Điều này sẽ giúp cơ thể tập làm quen dần với sữa, từ đó hạn chế được các tác dụng phụ.
Đặc biệt với đối tượng có nguy cơ loãng xương cao có thể bổ sung thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Nutricare Bone. Đây là sản phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội:
- Sữa có chứa hàm lượng Canxi cao 1800mg giúp cơ thể phong ngừa loãng xương.
- Vitamin D3 và Vitamin K2 giúp tăng hấp thu Canxi tại ruột, vận chuyển và tăng mật độ canxi gắn vào khung xương, giúp xương chắc khỏe.
- Glucosamin được chứng minh lâm sàng giúp giảm đau khớp, tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp.
- Đạm thực vật và Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ giúp xây dựng và tái tạo các khối cơ, tăng khả năng vận động.
50 dưỡng chất với hệ Antioxidants (vitamin A, C, E & Selen) tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Cùng chất xơ FOS hỗ trợ tiêu hóa
Sữa chua
Loãng xương nên ăn gì thì sữa chua có chứa nhiều thành phần giúp đem lại hiệu quả cao trong việc dự phòng loãng xương. Trong 180g sữa chua có:
Thành phần dinh dưỡng | Hàm lượng |
Calci (Calcium) | 120 mg |
Magiê (Magnesium) | 12 mg |
Phospho (Phosphorous) | 95 mg |
Lợi ích:
- Ngoài canxi, magie và photpho thì trong sữa chua còn chứa nhiều vitamin D,A, B12, protein,….tốt cho người bị loãng xương
- Sữa chua hoạt động như một chất trung hòa acid và không đào thải canxi
Liều lượng: Mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa 2 hộp sữa chua
Cách dùng:
- Có thể dùng riêng riêng biệt hoặc kết hợp cùng hoa quả.
- Nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua về.
Thời gian nên ăn sữa chua:
- Nên dùng sữa chua sau bữa ăn 1-2 tiếng, tốt nhất là sau bữa tối.
- Không sử dụng khi đói.
Lưu ý:
- Bảo quản sữa chua trong tủ lạnh.
- Với một số bệnh nhân bị tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật, viêm tụy… nên hạn chế sử dụng sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao.
Phô mai
Loãng xương nên ăn phô mai, đây cũng là một chế phẩm từ sữa, chứa nhiều canxi, vitamin D và Magie giúp chống loãng xương. Một số thành phần dinh dưỡng tốt cho xương trong 100g phô mai có chứa:
Thành phần | Hàm lượng |
Canxi | 721 mg |
Vitamin D | 24 IU |
Magiê (Magnesium) | 28 mg |
Liều lượng: Mỗi ngày nên sử dụng khoảng 30g phô mai, tương đương 4 miếng phô mai.
Cách dùng:
- Không sử dụng phô mai thay thế hoàn toàn sữa và sữa chua.
- Có thể sử dụng phô mai cùng bánh quy, hoa quả, rau xanh…
Lưu ý:
- Phô mai có chứa đường lactose nên không phù hợp sử dụng cho người thiếu men lactose.
- Bảo quản phô mai ở ngăn mát tủ lạnh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
2.2. Các loại cá
Một số loại cá nên sử dụng trong thực đơn của người loãng xương.
Cá mòi
Trong khẩu phần ăn với 100g cá mòi có chứa
Thành phần | Hàm lượng |
Năng lượng | 152 calo |
Protein | 17,9g |
Chất béo | 1,9g |
Folate | 2255mg |
Vitamin D3 | 3,51mg |
Axit béo omega 3 | 2,205g |
Canxi | 38% nhu cầu canxi hàng ngày |
Selenium | 75% selenium của RDI; |
Vitamin B12 | 200% vitamin B12 của RDI. |
Lợi ích: Ăn gì tốt cho bệnh loãng xương thì từ bảng trên có thể thấy cá mòi mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe xương khớp:
- Hàm lượng canxi cao – đáp ứng tới 38% nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể,
- Hàm lượng vitamin D3 trong cá mòi cao vượt trội giúp cơ thể bạn hấp thu canxi tốt hơn.
- Cá mòi cũng rất giàu vitamin B12 giúp đảm bảo lượng lượng homocysteine trong cơ thể thấp. Mức độ homocysteine tăng lên có thể làm tăng tình trạng loãng xương
- Chất béo Omega 3 trong cá mòi góp phần làm tăng mật độ xương và hỗ trợ phục hồi khi bị loãng xương
- Protein trong cá mòi cũng có tác dụng trong việc dự phòng loãng xương.
Liều lượng: FDA khuyến nghị tiêu thụ hàng tuần từ hai đến ba phần cá mòi, hoặc 8 đến 12 ounce cho người lớn và 4 đến 6 ounce cho trẻ em từ 4 đến 7 tuổi
Lưu ý: Cá mòi có hàm lượng natri, acid uric khá cao trong cá mòi, bạn nên cân nhắc về lượng cá sử dụng hàng tuần để tránh gây ra tình trạng tăng huyết áp và sỏi thận.
Cá béo
Cá béo cũng là một thực phẩm trong thực đơn loãng xương nên ăn gì. Bên cạnh 2 thành phần canxi và vitamin D thì acid béo omega-3 trong cá béo cũng được chứng minh có tác dụng giảm thiểu sự phân hủy xương, tăng cường mật độ xương và hỗ trợ phục hồi sau khi loãng xương.
Một số loại cá béo tốt cho phòng loãng xương:
Các loại cá béo (100g) | Hàm lượng canxi | Hàm lượng Vitamin D | Hàm lượng Omega – 3 |
Cá hồi | 9mg | 526 IU | 2,3 g |
Cá trích | 74mg | 214 IU | 3g |
Cá thu | 15mg | 216 μg | 6,3 g |
Liều lượng: Với các loại cá béo trên chỉ nên sử dụng 1 tuần/ lần vì hàm lượng thủy ngân trong cá có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể thử một số các món ăn với cá béo như cá kho, cá rán, cá nướng, gỏi cá, canh cá chua…
2.3. Rau xanh lá
Rau củ có màu xanh thường có chứa hàm lượng carotene, riboflavin và vitamin C cao hơn so với rau có màu nhạt hơn hay màu khác. Vitamin K có trong rau màu xanh, giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa canxi và hình thành khung xương cho xương được dẻo dai, chắc khỏe hơn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Một bát canh củ cải nấu sẽ cung cấp cho bạn 20% lượng canxi mà cơ thể cần sử dụng trong ngày.
Các loại rau xanh là cho người bị loãng xương:
- Rau bina: Trong 30g rau bina có chứa khoảng 30 mg canxi, 24mg magie, 167mg kali, lượng vitamin C và vitamin K cung cấp khoảng 9% và 121% nhu cầu của cơ thể tương ứng.
- Cải xoăn: Trong 21g cải xoăn sống có chứa 4% RDI canxi (nhu cầu hàng ngày của cơ thể), magie 2% RDI, vitamin C 22% RDI, vitamin K 68% RDI, kali 2% RDI
Cách dùng: có thể làm các món luộc, xào hoặc xay nước sinh tố. Riêng rau bina còn có thể vào trong các món như mì ống, súp và thịt hầm.
Lưu ý: Hàm lượng kali cao trong 2 loại rau này có thể gây ra ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Do đó, cần sử dụng với tần suất vừa phải và lưu ý khi sử dụng trên bệnh nhân có vấn đề về chức năng thận.
2.4. Các loại quả mọng và quả có múi
Quả mọng như việt quất, nho đen… và quả có múi như cam, chanh, bưởi… là những loại quả chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Vitamin C có tác dụng kích thích sản sinh collagen, hỗ trợ các mô liên kết với nhau tránh sự biến dạng và kéo dãn cơ xương. Bên cạnh đó, hai hợp chất Rutin và Quercetin có trong quả mọng có tác dụng giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp
Các loại quả tốt cho người bị loãng xương:
- Cam: Trong 100g cam có chứa khoảng 26mg canxi, 20mg phốt pho, 9 mg magie, 30g vitamin C. Theo nghiên cứu được công bố trên The Daily Mail, uống 250ml nước cam mỗi ngày có thể làm giảm 20% nguy cơ gãy xương và hai ly làm giảm tới 40%.
- Quýt: 100g quýt có thể cung cấp 111 mg kali và 35 mg canxi- 2 chất có vai trò thiết yếu trong việc khắc phục tình trạng loãng xương.
- Kiwi: Trong 100g kiwi có khoảng 312mg kali và 34g canxi và 92,7mg vitamin K giúp tăng cường sức khỏe của hệ thống xương trong cơ thể.
Liều lượng: Có thể dùng từ 1-2 ly nước ép hoa quả hoặc sử dụng trực tiếp hoa quả tươi mỗi ngày để hỗ trợ điều trị loãng xương.
2.5. Thực phẩm tăng cường
Bên cạnh những nhóm thức ăn cho người bị loãng xương giàu dưỡng chất, loãng xương nên ăn gì cần kết hợp cùng một số thực phẩm như:
Trứng
Trứng là một trong những loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng trong việc phòng và hỗ trị bệnh loãng xương. Lòng đỏ trứng chứa rất nhiều vitamin tan trong chất béo như vitamin A, K, E, D. Tuy chỉ cung cấp 6% vitamin D mỗi ngày, nhưng lại rất quan trọng trong việc hấp thụ canxi, cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, thành phần protein có trong lòng trắng trứng còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa loãng xương.
Liều lượng: Người bệnh loãng xương có thể sử dụng 1 quả trứng/ ngày
Các loại hạt
Các loại hạt (hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt mè) hầu hết đều chứa rất nhiều dinh dưỡng như vitamin E, D… và khoáng chất như kẽm, magie. Những dưỡng chất này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương, ngăn ngừa các bệnh sưng, viêm, giúp xương khớp luôn cử động linh hoạt. Bên cạnh đó, các acid béo không bão hòa có trong hạt còn giúp bảo vệ tim mạch và làm giảm hàm lượng cholesterol xấu.
Bạn có thể ăn trực tiếp các loại hạt, hoặc đem nướng, cắt nhỏ làm thành salad.
Ngũ cốc
Là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào với cơ thể, hầu hết các loại ngũ cốc (gạo lứt, đậu nành, lúa mì, lúa mạch) đều tốt cho xương với các thành phần dinh dưỡng như canxi, phốt pho, protein, magie…Đặc biệt, ngũ cốc có chứa Magie giúp chống loãng xương hiệu quả. Bạn có thể sử dụng ngũ cốc hàng ngày thay thế bữa sáng hoặc bữa xế chiều.
Quả hạch
Các loại quả hạch như hạt điều, hạnh nhân, óc chó… chứa nhiều chất béo lành mạnh, omega- 3 … là những thành phần đã được chứng minh đem lại hiệu quả trong tăng cường sức khỏe xương khớp. Các loại hạt có thể sử dụng trực tiếp, đem sử dụng trong salad hoặc chế biến cùng sữa chua.
Xương ống động vật
Thành phần canxi, protein trong xương ống cùng collagen giúp hỗ trợ sụn khớp, bôi trơn các khớp từ đó làm giảm các cơn đau do bệnh xương khớp đem lại. Nên hầm xương động vật trong khoảng thời gian từ 12-24 giờ để các chất dinh dưỡng trong xương được giải phóng hoàn toàn.
Nấm
Loãng xương nên ăn gì? Nấm rất giàu vitamin, đặc biệt là nấm hương, chứa hàm lượng rất lớn vitamin D, hỗ trợ tình trạng còi xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Nấm hương có thể kết hợp cùng với mộc nhĩ, cà rốt, súp lơ xanh, ớt chuông sẽ được món ăn có tên gọi nấm xào thập cẩm, không chỉ hương vị thơm ngon mà vô cùng bổ dưỡng.
Có thể bạn quan tâm:
Người già uống canxi bao lâu thì ngưng? |
3. Loãng xương kiêng ăn gì?
Thực phẩm chứa nhiều acid béo Omega-6
Thực phẩm chứa acid béo Omega-6 rất tốt đối với sức khỏe tim mạch và trí não, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến xương khớp. Bởi lẽ, acid béo Omega-6 có thể làm tăng sản xuất chất gây viêm làm tăng nguy cơ viêm của cơ thể. Đó chính là lý do bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-6
Liều lượng: chỉ nên dùng 2-3 bữa trong 1 tuần.
Thực phẩm chứa nhiều Omega 6:
- Các loại hạt: hạt điều, hướng dương, hạt óc chó
- Dầu thực vật
- Đậu phụ
Thực phẩm chứa nhiều muối
Thực phẩm nhiều muối chứa hàm lượng Natri rất cao, gây nên tình trạng xương bị lão hóa trở nên giòn, xốp và dễ gãy. Một thìa muối mỗi ngày có thể làm giảm khoảng 1,5% khối lượng xương/ năm.
Thực phẩm chứa nhiều muối:
- Đồ ăn vặt (bim bim, khoai tây chiên…)
- Thực phẩm đóng hộp
- Bánh quy mặn và chế độ ăn hàng ngày quá nhiều muối.
Liều lượng: Nên ăn muối < 5gram/ngày
Thực phẩm chứa nhiều đường:
Sử dụng đường quá nhiều sẽ dẫn đến lượng canxi được hấp thu hạn chế và cạn kiệt nguồn phospho dự trữ trong cơ thể. Trong khi đó, Phospho là chất khoáng quan trọng giúp tăng hấp thu Canxi vào cơ thể.
Đồ ăn có nhiều đường:
- Bánh kem
- Bánh quy
- Nước ngọt
Giải pháp: Với người bị loãng xương nhưng lại hảo ngọt, bạn có thể thay thế các loại đồ ngọt như bánh kem, bánh quy, nước ngọt… bằng các trái cây có vị ngọt tự nhiên như mận, mâm xôi và các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa
Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn
Đây đều là những thực phẩm được chiên rán có quá nhiều dầu mỡ, thậm chí là sử dụng dầu mỡ đã được chiên rán nhiều lần. Điều này rất gây hại với sức khỏe, làm tăng khả năng lão hóa của xương, và tình trạng viêm diễn ra nặng hơn.
Rau họ cà
Một số rau họ cà như nấm, cà chua, cà tím, ớt chuông… chứa alkaloid có thể làm nặng tình trạng viêm trong cơ thể. Đồng thời, solanine trong các loại rau họ cà cũng góp phần gây viêm đau, sưng khớp do tích tụ canxi ở các mô.
Rượu bia và caffein
Rượu bia là một trong các nguyên nhân chính làm giảm mật độ xương gây loãng xương, tăng tỷ lệ gãy xương, hạn chế sự hình thành xương mới và làm giảm tỷ lệ phục hồi sau khi gãy xương.
Trên đây là một số những thực phẩm cần kiêng cho người bị loãng xương, để tìm hiểu chi tiết, đọc ngay “Người bệnh loãng xương không nên ăn gì? 9+ thực phẩm cần tránh“.
3. Gợi ý thực đơn cho người bị loãng xương.
Sau khi tìm hiểu thông tin loãng xương nên ăn gì, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn mẫu thực đơn trong tuần giúp hỗ trợ trị bệnh loãng xương hiệu quả. Thực đơn đã được thông qua Tổ chức loãng xương Quốc tế [1] và được cải biến để phù hợp với thể chất người Việt Nam, cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho xương.
Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa ăn nhẹ | Bữa tối | |
Thứ 2 | 1 cốc ngũ cốc nguyên hạt. | – 1 bánh mì nguyên hạt thêm thịt bò xay (có thể kèm thêm 1 lá rau diếp và 2 lát cà chua đỏ)
– Salad xanh cùng 1 quả trứng luộc và 2 thìa dầu oliu. – 1 hộp sữa đậu nành. |
– 1 quả cam
– 1 món ăn nhẹ giàu protein và canxi như phomai hay sữa chua. |
– 2,5 gram ức gà
– ¾ bát cơm – 1 bát bông cải xanh luộc – 1 cốc sinh tố dâu tây với 2 thìa kem trứng. |
Thứ 3 | – 1 lát bánh mì nướng ngũ cốc với bơ
– 1 quả táo – 1 cốc nước cam |
– Ớt chuông
– Salad xanh với 1 quả trứng luộc và 2 thìa dầu oliu – Sữa chua |
Quả mọng cắt lát như: nho, dâu tây, việt quất… hoặc sữa chua với trái cây | – 1 bát mì với gà nướng, bí ngòi, cà rốt, cà chua bi và 1 thìa dầu oliu.
– Salad gồm bơ, dưa chuột, cà chua. – Sữa chua ăn kèm với quả mâm xôi. |
Thứ 4 | Bột yến mạch chín dùng kèm sữa và phủ các loại hạt | – Bánh mì kẹp thịt nướng, cà chua, rau diếp và dưa chuột.
– 1 miếng dưa hấu |
– 1 quả táo
– 1 quả chuối |
– Bánh mì kẹp thịt gà hoặc thịt nạc, ớt chuông và hành tây.
– Salad xanh phủ bơ hoặc phô mai. |
Thứ 5 | – Đậu phụ sốt rau xanh.
– Khoai tây nướng phủ phomai. |
– 1 bát cơm
– Ớt đỏ, cà rốt bào và cà chua -1 quả chuối hoặc táo. |
1 cốc sinh tố trái cây trộn cùng sữa chua, hoặc 1 cốc sữa đậu nành. | -1 bắp ngô luộc.
-Gà nướng áp chảo cùng với bí ngòi, măng và nấm. |
Thứ 6 | 1 bát ngũ cốc phủ dâu tây cắt lát.
-1 cốc sữa đậu nành -1 quả chuối. |
– 1 bát súp ăn kèm nấm, gà, và đậu phụ.
– Cà rốt xào đậu và cần tây. – Salad xanh với rau xà lách và húng quế. |
1 hộp sữa chua với trái cây cắt nhỏ. | – Mì spaghetti với gà nướng, tôm và bông cải xanh thái hạt lựu.
– Món tráng miệng giàu canxi như: sữa chua hoặc bánh pudding. |
Thứ 7 | – 1 bánh kếp phủ trái cây và phô mai.
– 1 cốc nước bổ sung canxi như nước cam hoặc sữa. |
– 1 bát súp rau, đậu phụ có phủ phô mai bào sợi.
– Salad gồm đậu đen, ngô và ớt đỏ. – 1 quả táo hoặc quả cam. |
– 4 viên phomai ít béo.
– Snack khoai tây chiên giòn. |
– Mì sợi ăn kèm rau chân vịt và phô mai ít béo.
– Salad xanh. |
4. Lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho người bị loãng xương
Bên cạnh việc bổ sung các loại thức ăn cho người bị loãng xương, bạn cũng cần chú ý tới một số vấn đề khác giúp cho việc phòng ngừa bệnh loãng xương một cách hiệu quả hơn.
Tắm nắng
Việc tắm nắng 2 lần/tuần trong khoảng 15 phút sẽ cung cấp đầy đủ lượng vitamin D cơ thể cần trong tuần đó.
Thời điểm phù hợp tắm nắng nhất là vào lúc chiều cao của bạn lớn hơn độ dài bóng nắng (trong khoảng 9 – 10h sáng và sau 3 – 4h chiều).
Tập thể dục
Bên cạnh bổ sung thực phẩm, tìm hiểu loãng xương nên ăn gì thì người bệnh cần thường xuyên tập thể dục. Khi bạn đi bộ nhanh hoặc chạy chậm, lực tăng đệm do vận động sẽ tác dụng lên mặt bàn chân làm căng hệ cơ bắp và xương, cho xương chắc khỏe và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tập thể dục qua các bộ môn khác như tập tạ tay, đánh quần vợt, khiêu vũ…
Kiểm soát cân nặng
Khi quá béo, cơ thể sẽ tăng sản sinh lipid gây suy yếu xương. Còn khi quá gầy, nghĩa là bạn không cung cấp đủ các năng lượng cần thiết cho cơ thể như canxi, phospho… dễ gây xốp xương và gãy xương. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý cũng là một thói quen tốt phòng chống bệnh loãng xương.
Chú ý các dấu hiệu đau bất thường và khám xương định kỳ
Bất kỳ dấu hiệu nào bạn cảm thấy bất thường như nhức mỏi, đau khớp đầu gối, đứng lên ngồi xuống khó khăn… Đều phải đi khám bác sĩ để được đưa ra phương pháp giải quyết nhanh chóng nhất, tránh để lâu và gây nên các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Các chuyên gia y tế đã khuyến nghị rằng nên đi khám tổng quát bao gồm cả khám xương định kỳ 6 tháng/lần để dễ dàng sàng lọc ra các triệu chứng hay mầm bệnh sớm nhất có thể.
Bổ sung vitamin D bằng viên uống
Vitamin D không có nhiều trong thực phẩm, vậy nên chúng ta cần bổ sung vitamin D bằng viên uống, đặc biệt là đối với người già. Tuy nhiên, chúng ta không nên tự ý bổ sung viên uống vitamin D mà cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để được hàm lượng vitamin D mà cơ thể cần.
Những chế độ ăn cho người bị loãng xương đều cần xây dựng dựa trên một thực đơn cân đối với đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra để đem lại hiệu quả tốt nhất cần phối hợp việc xây dựng lối sống khoa học.
Qua bài viết “loãng xương nên ăn gì” mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đọc hẳn đã hiểu được phần nào về các loại thực phẩm có tác dụng phòng và chống loãng xương hiệu quả. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa thực đơn bữa ăn và tập thể dục sẽ giúp xương khớp chắc khỏe hơn và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Ghé thăm Nutricare để tham khảo ngay những sản phẩm phòng và chống loãng xương hiệu quả nhất.
Ghé thăm trang web của công ty Nutricare để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *