Chuyên gia chia sẻ chế độ ăn đúng chuẩn cho người đái tháo đường

4.3/5 - (26 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Các bác sĩ cho biết, ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), bên cạnh sử dụng thuốc uống thì chế độ dinh dưỡng có vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần điều chỉnh tốt chỉ số đường huyết của cơ thể. Chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường được coi là một phần không thể thiếu trong “đơn thuốc” của người bệnh.

CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Rau củ quả tốt cho người bệnh tiểu đường
Chế độ ăn khoa học và hợp lý cho người bệnh tiểu đường.

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường thường có chỉ số đường huyết tăng cao hơn so với bình thường. Nếu tình trạng đường huyết luôn kéo dài sẽ dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, để giữ cho lượng đường trong máu luôn ở ngưỡng an toàn, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc như:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng thay đổi đường huyết đột ngột, đặc biệt là với bệnh nhân có sử dụng thuốc hạ đường huyết.
  • Cung cấp đủ dưỡng chất theo lứa tuổi, tình trạng bệnh có tác dụng hiệu quả trong quá trình điều trị.
  • Ăn đúng giờ, điều độ, tránh để quá đói, quá no: góp phần kiểm soát đường huyết tốt, không xảy ra tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn no và hạ đường huyết khi quá đói.
  • Không làm tăng các yếu tố nguy cơ: nếu tình trạng đường huyết luôn kéo dài sẽ gây ra tổn thương một số cơ quan trung ương như thần kinh, thận, gan, tim… và có thể dẫn tới trụy tim mạch và đột quỵ.
  • Không thay đổi cơ cấu và khối lượng các bữa quá nhanh và quá nhiều: thay đổi quá nhanh và quá nhiều sẽ khiến cơ thể người bệnh không dễ thích nghi, gây sốc và tăng lượng đường huyết đột ngột.
  • Duy trì cân nặng: Người bệnh tiểu đường nên duy trì cân nặng của cơ thể, nếu bị béo phì có thể áp dụng giảm cân bằng cách vận động và ăn kiêng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tăng và giảm cân đột ngột dễ dẫn đến biến chứng. Việc quan tâm đến chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường giúp đỡ người bệnh có một cơ vể vừa phải, mang lại cho người bệnh một sức khỏe tốt hơn.
  • Vận động sau khi ăn, tập thể dục: Vận động sau khi ăn có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và giảm đường huyết. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên giúp biến đổi lượng glucose trong máu thành năng lượng cho cơ thể, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp biến đổi lượng đường trong máu thành năng lượng hoạt động.

Có thể bạn quan tâm: Người bị bệnh tiểu đường nên và không nên ăn gì để ổn định đường huyết?

2. Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh ổn định mức đường huyết và giảm được liều lượng thuốc đang sử dụng, có khả năng ngăn chặn các biến chứng tiểu đường gây ra và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn các nhóm thực phẩm cần ăn hay hạn chế trong chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Các nhóm thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn và hạn chế.

2.1. Chất bột đường (glucid)

Chất bột đường (glucid) thường có chứa carbohydrate, được tế bào phân hủy và tạo thành năng lượng để sử dụng. Tuy nhiên, một số thực phẩm chứa glucid có thể làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng và làm bạn khó kiểm soát hơn. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường cần phải hạn chế sử dụng để kiểm soát tốt lượng đường huyết và đạt hiệu quả trong quá trình điều trị.

Glucid cung cấp tới 50 – 60% tổng năng lượng mà cơ thể cần. Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm có chứa glucid phức hợp như bột gạo, khoai củ.. và hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa glucid đơn hệ và có chứa lượng đường cao như bánh, kẹo, mứt, nước ngọt…

Thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Chất bột đường (glucid) cung cấp tới 50 – 60% năng lượng cho người bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý tới chỉ số đường huyết (CSĐH) của thực phẩm để lựa chọn và sử dụng một cách hiệu quả. CSĐH của thực phẩm sẽ phản ánh sự ảnh hưởng của thực phẩm chứa tinh bột đến lượng đường huyết của cơ thể.

Chất bột đường khi có trong chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp người bệnh cải thiện chỉ số đường huyết của người bệnh, mang lại cho bệnh nhân một sức khỏe tốt hơn.

Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các thực phẩm có CSĐH thấp. Nếu thực phẩm có CSĐH cao thì nên kết hợp cùng các thực phẩm có CSĐH thấp để sử dụng. Chẳng hạn như: gạo có CSĐH cao, người bệnh nên ăn kèm với rau xanh để trung hòa đi CSĐH của gạo.

Bảng phân loại CSĐH của thực phẩm theo quốc tế
CSĐH rất thấp CSĐH thấp CSĐH trung bình CSĐH cao
<40% 40 – 55% 56 – 69% >= 70%

2.2. Chất đạm (protein)

Theo Viện dinh dưỡng, ở người lớn cần cung cấp đủ 0,8g protein/kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Với người bệnh tiểu đường, lượng đạm trong khẩu phần ăn cần đạt là 15 – 20% năng lượng khẩu phần cao hơn người bình thường (12 – 14% năng lượng).

Trong mỗi khẩu phần ăn, bệnh nhân nên phối hợp giữa protein động vật có CSĐH cao như thịt, cá, trứng, sữa và protein thực vật có CSĐH thấp như lạc, đậu, đỗ, vừng… vừa có tác dụng trung hòa CSĐH vừa tiết kiệm chi phí.

Thức ăn chứa nhiều protein
Protein cung cấp 15 – 20% năng lượng cho người bệnh tiểu đường.

2.3. Chất béo (lipid)

Trong chế độ ăn dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường cũng cần bổ sung chất béo để cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế sử dụng các chất béo bão hòa từ động vật vì chúng có thể làm tăng cholesterol máu, gây vữa xơ động mạch và các bệnh lý về tim mạch. Nên sử dụng chất béo không bão hòa từ thực vật, các loại hạt như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…

Tỷ lệ năng lượng do chất béo cần cung cấp cho người bệnh đạt khoảng 25% năng lượng khẩu phần ăn và không nên vượt quá 30%. Kiểm soát tốt lượng chất béo sẽ giúp người bệnh ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

Thức ăn chứa chất béo
Người bệnh tiểu đường nên sử dụng chất béo chưa bão hòa từ thực vật.

2.4. Chất xơ

Chất xơ rất quan trọng với người bệnh tiểu đường. Khi ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ, ruột sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn và làm chậm quá trình tăng glucose máu. Bên cạnh đó, bản thân chất xơ cũng không làm tăng lượng đường trong máu, và tạo cho bạn cảm giác no nhanh hơn, do đó, có thể giảm khẩu phần ăn và giảm cân.

Trong chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường thì chất xơ là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với bất kỳ bệnh nhân tiểu đường nào. Theo đó, tiêu chuẩn về lượng chất xơ cho người bệnh tiểu đường mà Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) đưa ra là khoảng 20 – 50g/ngày (trong 100g rau chứa khoảng 3g chất xơ). Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ mà người bệnh nên ăn bao gồm gạo nếp cẩm, yến mạch, khoai môn và các loại rau xanh.

Thức ăn giàu chất xơ
Người bệnh tiểu đường nên bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn.

2.5. Muối

Nội mạc mạch máu của bệnh nhân tiểu đường nhạy cảm hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, việc tiêu thụ nhiều muối dễ dẫn tới tình trạng kháng insulin khiến insulin hoạt động không hiệu quả, gây béo phì và tăng huyết áp. Một nghiên cứu của Viện y học Karolinska ở Thụy Điển đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng muối và không tiêu thụ quá 2000mg muối/ngày.

Muối ăn
Tiêu thụ nhiều muối có thể dẫn tới tình trạng kháng insulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

2.6. Trái cây

Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, tốt cho người bệnh tiểu đường. Hàm lượng đường fructose trong trái cây có tác dụng làm chậm sự tăng đường huyết trong máu. Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại trái cây có GI thấp và có màu đậm như việt quất, bưởi, dâu tây, nho đen bởi chúng thường chứa nhiều vitamin và chất xơ tốt cho tim mạch.

Lưu ý, nên sử dụng các trái cây tươi và hạn chế sử dụng nước ép quả vì nước ép sau khi ép sẽ bị mất đi lượng chất xơ có trong trái cây và làm tăng lượng đường huyết của người bệnh. Cho nên khi sử dụng chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường trong bữa ăn không nên sử dụng nước ép.

Trái cây chứa nhiều vitamin
Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

2.7. Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa công thức, phô mai… chứa rất nhiều canxi và protein, tốt cho xương và cơ của bạn. Một hộp sữa chua không đường trước bữa ăn sẽ làm giảm sự hấp thu chất bột đường và giảm sự tăng đường huyết sau ăn. Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn sản phẩm sữa ít béo và không đường, điều này sẽ tốt cho việc kiểm soát đường huyết và quá trình điều trị bệnh.

Ngoài sữa và các chế phẩm từ sữa, để tránh bị thiếu chất do kiêng khem quá mức, người bệnh tiểu đường cần bổ sung sữa công thức chuyên biệt giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà không lo tăng đường huyết. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

sữa Glucare Gold

Glucare Gold – Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết

Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết. 

Bên cạnh đó, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa cùng Lactium giúp cải thiện giấc ngủ ngon.

3. Phân chia năng lượng theo bữa ăn cho người tiểu đường

Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày và giảm số lượng trong mỗi khẩu phần ăn. Tránh ăn quá nhiều gây tăng đường huyết đột ngột và hạ đường huyết khi đói. Đặc biệt là đối với bệnh nhân đang điều trị bằng insulin có thể bị hạ đường huyết trong đêm, cần ăn thêm bữa nhẹ trước khi đi ngủ.

Hạn chế lượng thực phẩm nạp vào hằng ngày
Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới cách phân chia năng lượng hiệu quả cho người bệnh tiểu đường, các bạn có thể tham khảo thêm.

Bữa ăn Phân chia 100% năng lượng trong ngày.
Số bữa / ngày 4 bữa/ ngày 5 bữa/ ngày 6 bữa/ ngày
Bữa sáng 25% 20% 15%
Bữa phụ sáng 10%
Bữa trưa 35% 30% 30%
Bữa phụ chiều 10% 10%
Bữa tối 30% 30% 25%
Bữa phụ tối 10% 10% 10%

Các chuyên gia dinh dưỡng đã tính toán nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân tiểu đường dựa vào chỉ số cân nặng lý tưởng (CNLT), cường độ vận động, lao động, giới tính. Với mỗi đối tượng thì nhu cầu năng lượng sẽ khác nhau, người lao động mạnh cần nhiều năng lượng để hoạt động hơn, nam giới sẽ cần nhiều năng lượng hơn nữ giới…

Trong đó, CNLT = [ Chiều cao (cm) – 100 ] x 0,9.

Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân trong ngày sẽ được tính theo bảng sau:

Lao động Nhu cầu năng lượng (đơn vị kcal)
Nam Nữ
Nhẹ CNLT x 30 kcal/kg/ngày CNLT x 25 kcal/kg/ngày
Trung bình CNLT x 35 kcal/kg/ngày CNLT x 30 kcal/kg/ngày
Nặng CNLT x 45 kcal/kg/ngày CNLT x 40 kcal/kg/ngày

Ví dụ, một bạn nam cao 1m8 có CNLT trung bình sẽ có nhu cầu năng lượng là:

  • CNLT = (180 – 100) x 0,9 = 72.
  • Nhu cầu năng lượng = 72 x 35 kcal/kg/ngày = 2 520 kcal/ngày.

4. Thực đơn mẫu cho người bị tiểu đường

Với mỗi người bệnh tiểu đường sẽ có các chỉ số đường huyết và các bệnh lý nền khác nhau. Do đó, người bệnh nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra cho mình được chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường khoa học giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn thực đơn mẫu từ Viện dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo thêm:

Giờ ăn Món ăn
7 giờ
  • Bún mọc: 185g bún, 40g thịt lợn nạc, 40g dọc mùng, 5g hành lá, nước dùng (tỉ lệ 1g muối/100ml nước).
11 giờ
  • Cơm gạo tẻ: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm.
  • Tôm biển chiên: 70g tôm biển và 10ml dầu ăn.
  • Thịt băm rim: 20g thịt nạc vai.
  • Cải bắp luộc: 200g cải cắp.
  • Canh bí xanh: 50g bí xanh.
  • Quýt chín: 150g (1 quả).
15 giờ
  • Lê: 150g.
18 giờ
  • Cơm gạo tẻ: 100g gạo tương đương 2 lưng bát cơm.
  • Cá trắm kho tương: 70g cá trắm, 3ml dầu ăn.
  • Đậu phụ trần: 30g đậu phụ (nửa bìa).
  • Su su xào: 200g su su.
  • Canh mồng tơi: 50g mồng tơi.
  • Xoài chín: 75g (1 miếng).
Giá trị dinh dưỡng Năng lượng: 1654 kcal

  • Protein: 68,3g
  • Glucid: 254,2 g
  • Lipid: 37,1g
  • Calci: 478 mg
  • Fe: 12,9 mg
  • Zn: 8,6 mg
  • Chất xơ: 18,2 g
  • Natri: 255 mg
  • Kali: 1864 mg
  • Cholesterol: 146mg
Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết chế độ ăn bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các nguyên tắc dinh dưỡng và cách phân chia năng lượng trong ngày, giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết và quá trình điều trị dễ dàng hơn.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý tiểu đường hay có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm sữa Glucare Gold, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold để được giải đáp ngay lập tức nhé!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4.3/5 - (26 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4.3/5 - (26 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment