4 loại chỉ số tiểu đường thai kỳ – Chỉ số bao nhiêu là an toàn?

3/5 - (1 vote)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ, đặc biệt đối với thai phụ có nguy cơ cao. Nếu chỉ số đường huyết khi đói từ 7 mmol/L trở lên hoặc HbA1c trên 6.5% có nghĩa là mẹ bầu mắc tiểu đường. Do đó, việc hiểu về chỉ số tiểu đường thai kỳ và vai trò của các xét nghiệm sẽ giúp mẹ bầu phát hiện, kiểm soát bệnh từ sớm. Bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin về chỉ số tiểu đường thai kỳ.

1. Đánh giá chỉ số tiểu đường thai kỳ qua 4 loại xét nghiệm 

Tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy việc sàng lọc phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời rất quan trọng. 

Một số xét nghiệm và kết quả chỉ số sàng lọc tiểu đường thai kỳ thường dùng: (1)

Kết quả bình thường Kết quả tiền tiểu đường Kết quả có thể chẩn đoán tiểu đường
Chỉ số đường huyết khi đói Dưới 100 mg/dL 

(5,6 mmol/L)

100 – 125 mg/dL 

(5,6 – 6,9 mmol/L)

126 mg/dL trở lên (7,0 mmol/L trở lên)
HbA1c 4% – 5.6% 5.6% – 6.4% Trên 6.5% 

1.1. Đánh giá chỉ số tiểu đường thai kỳ qua xét nghiệm sàng lọc

1.1.1. Xét nghiệm Glucose máu lúc đói –  chỉ số bao nhiêu là tiểu đường thai kỳ?

Xét nghiệm Glucose lúc đói được thực hiện để kiểm tra nồng độ đường trong máu sau khi mẹ bầu đã nhịn ăn khoảng 8 tiếng.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm:

  • Thai phụ có nguy cơ cao (BMI > 30 kg/m2, có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, sinh con nặng trên 4kg, tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường,…): Xét nghiệm trong lần khám thai đầu tiên, hoặc xét nghiệm vào tuần thứ 24 – 28 tùy theo đánh giá của bác sĩ.
  • Thai phụ không có nguy cơ: Thường thực hiện xét nghiệm sàng lọc vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.

Cách thực hiện xét nghiệm:

  • Thai phụ nên xét nghiệm vào buổi sáng, nhịn ăn sáng để thời gian nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng.
  • Kỹ thuật viên lấy máu và thực hiện đo kết quả xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm đường huyết khi đói được đánh giá theo bảng sau:

Chỉ số đường huyết khi đói Đọc kết quả xét nghiệm
Dưới 100 mg/dL 

(5,6 mmol/L)

Mẹ bầu không mắc tiểu đường thai kỳ
100 – 125 mg/dL 

(5,6 – 6,9 mmol/L)

Tiền tiểu đường, mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, cần chú ý theo dõi đường huyết
126 mg/dL trở lên 

(7,0 mmol/L trở lên)

Có thể kết luận mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Vậy, khi chỉ số đường huyết từ 5.6 – 6.9 mmol/L, mẹ bầu cần chú ý thực hiện thêm xét nghiệm đường huyết theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi, kiểm soát và chẩn đoán bệnh sớm. Nếu chỉ số lớn hơn hoặc bằng 7 mmol/L, mẹ bầu có thể đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm Glucose máu
Xét nghiệm Glucose máu lúc đói giúp sàng lọc và chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

1.1.2. Xét nghiệm HbA1c – chỉ số bao nhiêu là tiểu đường thai kỳ?

Chỉ số HbA1c phản ánh lượng đường huyết trung bình trong khoảng thời gian 3 tháng trước xét nghiệm.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm: Tương tự như xét nghiệm Glucose máu, tùy thuộc theo đánh giá nguy cơ của bác sĩ, mẹ bầu có thể được chỉ định xét nghiệm HbA1c trong lần khám thai đầu tiên hoặc tuần thứ 24 – 28 thai kỳ để sàng lọc và chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Cách thực hiện

  • Thai phụ không cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm HbA1c. 
  • Kỹ thuật viên lấy máu và thực hiện đo chỉ số.

Chỉ số HbA1c được đánh giá theo bảng dưới đây:

HbA1c Ý nghĩa chỉ số HbA1c
4% – 5.6% Mẹ bầu không mắc tiểu đường thai kỳ
5.6% – 6.4% Tiền tiểu đường, mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, cần chú ý theo dõi đường huyết
Trên 6.5%  Có thể kết luận mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ

Thai phụ có chỉ số HbA1c từ 5.6% – 6.4% nên chú ý việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, theo dõi chỉ số đường huyết theo hướng dẫn để kiểm soát và phòng ngừa phát triển thành bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu thai phụ có chỉ số xét nghiệm HbA1c trên 6.5% có thể chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Nồng độ đường huyết
Đánh giá nồng độ đường huyết trung bình trong 3 tháng bằng chỉ số HbA1c

1.2. Đánh giá chỉ số tiểu đường thai kỳ qua xét nghiệm dung nạp Glucose

Sau khi thực hiện xét nghiệm sàng lọc, đối với thai phụ có nguy cơ cao hoặc có chỉ số xét nghiệm ở mức tiền tiểu đường sẽ được chỉ định thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose. Đây là xét nghiệm đánh giá khả năng dung nạp đường của cơ thể nhờ đó bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán xét nghiệm chính xác.

Thông thường xét nghiệm được chỉ định vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, có thể được thực hiện sau xét nghiệm đường huyết khi đói.

Quy trình thực hiện xét nghiệm:

  • Thai phụ cần nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. 
  • Lấy máu xét nghiệm đường huyết khi đói.
  • Sau đó, thai phụ sẽ được uống dung dịch Glucose, thường là khoảng 75g Glucose pha trong 250 – 300ml nước.
  • Lấy mẫu máu trong khoảng thời gian 1 tiếng, 2 tiếng kể từ khi uống Glucose để thực hiện xét nghiệm đo đường huyết.

Thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi có ít nhất 1 giá trị Glucose vượt ngưỡng sau:

  • Đường huyết khi đói: ≥ 5.1 mmol/L (92 mg/dL)
  • Tại thời điểm 1 giờ: ≥ 10.0 mmol/L (180 mg/dL)
  • Tại thời điểm 2 giờ: ≥ 8.5 mmol/L (153 mg/dL)

Nếu cả 3 chỉ số đều nhỏ hơn ngưỡng các giá trị trên, thai phụ không mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm dung nạp Glucose
Thực hiện xét nghiệm dung nạp Glucose trong tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ theo chỉ định

1.3. Đánh giá chỉ số tiểu đường thai kỳ qua xét nghiệm tại nhà

Theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà là một biện pháp quan trọng để phát hiện sớm và kiểm soát tiểu đường thai kỳ.

Thời điểm xét nghiệm: Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, thông thường một số thời điểm xét nghiệm bao gồm:

  • Đo chỉ số đường huyết vào buổi sáng, trước bữa ăn sáng.
  • Đo đường huyết trước bữa ăn chính.
  • Đo đường huyết 2 giờ sau ăn.
  • Đo đường huyết trước khi ngủ.

Mức chỉ số xét nghiệm bình thường theo khuyến cáo của hiệu hội đái tháo đường Hoa Kỳ: (2)

  • Thời điểm buổi sáng trước ăn: 5 – 7 mmol/L
  • Thời điểm trước bữa ăn: 4 – 7 mmol/L
  • Thời điểm sau ăn 1 – 2 giờ: ~ 10 mmol/L
  • Thời điểm trước khi ngủ: 6 – 8 mmol/L

Đối với phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ, mức chỉ số an toàn:

  • Thời điểm sau bữa sáng: ≤ 5.3 mmol/L (95mg/dL)
  • Thời điểm 1 giờ sau ăn: ≤ 140 mg/dl (7.8 mmol/l)
  • Thời điểm 2 giờ sau ăn: ≤ 120 mg/dl (6.7 mmol/l)

Nếu chỉ số đường huyết theo dõi cao hơn mức mục tiêu liên tục, mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ để có thể thay đổi hướng điều trị phù hợp.

Mẹ bầu theo dõi tiểu đường
Mẹ bầu tiền tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ nên theo dõi đường huyết tại nhà theo hướng dẫn

Có thể bạn quan tâm:

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có sao không?

2. Dấu hiệu mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường biểu hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ với những dấu hiệu sau:

  • Khát nước: Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khát do nồng độ đường trong máu cao, làm tăng giữ nước để làm loãng máu. Vì vậy, tế bào không được nhận đủ lượng nước gây ra tình trạng khát nước liên tục.
  • Mệt mỏi kéo dài: Do tình trạng kháng Insulin, tế bào không nhận được đầy đủ năng lượng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nhiều.
  • Vết thương, vết bầm tím lâu lành: Đường huyết tăng cao làm hạn chế chức năng của tế bào miễn dịch gây suy giảm miễn dịch, và kéo dài thời gian chữa lành vết thương.
  • Thị lực giảm trong thời gian ngắn: Lượng đường tăng cao có nguy cơ làm tổn thương mao mạch nhỏ ở mắt. Lâu dần, thai phụ sẽ cảm thấy tầm nhìn hạn chế, mờ mắt trong một khoảng thời gian.
  • Vùng kín bị viêm nhiễm: Hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường
Một số triệu chứng, dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm

3. Biện pháp duy trì chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn

Chỉ số đường huyết trong thai kỳ là một vấn đề cần được quan tâm. Bởi nếu chỉ số không ổn định, cao hơn mức bình thường có thể sẽ gây ra tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy để duy trì đường huyết ổn định, mẹ bầu cần quan tâm đến chế độ ăn kiêng của bệnh tiểu đường, một vài lưu ý như sau:

  • Theo dõi đường huyết: Thường xuyên kiểm tra đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc theo dõi chặt chẽ sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng đường huyết của mình và có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
  • Thực hiện chế độ ăn cân đối: Bổ sung dinh dưỡng đa dạng, hạn chế đường, đồ ngọt, thức ăn có chỉ số đường huyết cao. Nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu Protein.
  • Luyện tập thể dục phù hợp: Tập yoga dành cho người mang thai, đi bộ,… là các bài tập phù hợp cho mẹ bầu để giúp tăng cường sức khỏe và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Tăng cân hợp lý: Cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng theo sự phát triển của thai nhi. Nhưng tuy nhiên khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng quá nhanh (trên 1 kg/ tuần) sẽ là nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó mẹ bầu cần kiểm soát tốc độ tăng cân hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Bên cạnh các biện pháp trên, nhiều người mẹ bầu tiểu đường thai kỳ đã tin tưởng, sử dụng sản phẩm sữa tiểu đường Glucare Gold để hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết. Đây là sản phẩm dinh dưỡng tới từ Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Sữa có chỉ số đường huyết thấp đã được chứng minh lâm sàng, giúp kiểm soát đường huyết mẹ bầu ổn định. Hệ đường hấp thu chậm (Isomaltulose, Erythritol) tiên tiến được chứng nhận hiệu quả kiểm soát đường huyết sau uống bởi cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu. Sữa bổ sung 56 dưỡng chất cùng Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của mẹ và bé. Omega 3,6,9 & Antioxidants – hỗ trợ giảm biến chứng tim mạch và phòng ngừa đột quỵ.

Sữa Glucare Gold
Glucare Gold – Sản phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh việc theo dõi, tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, luyện tập và dinh dưỡng khoa học, người bị tiểu đường nên kết hợp thêm sữa dành riêng cho người tiểu đường để hỗ trợ điều trị, tăng cường sức khỏe. Glucare Gold là sản phẩm sữa bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, có chỉ số đường huyết thấp. Qua đó, giúp người bệnh ổn định đường huyết, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp phù hợp cho người đái tháo đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trên đây là những thông tin hữu ích, chia sẻ chủ đề “Chỉ số tiểu đường thai kỳ”. Kiểm soát chỉ số đường huyết trong mức an toàn rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh, thay đổi lối sống lành mạnh, cân đối để ngăn ngừa mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Glucare Gold để tham khảo một trong những sản phẩm tốt nhất cho việc bổ trợ sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu. 

 

BS CK II BÙI HỒNG THANH

3/5 - (1 vote)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
3/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment