Giải đáp: Khi nào cần đo loãng xương? Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh

3.7/5 - (3 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Tầm soát loãng xương giúp phát hiện sớm bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế nguy cơ chấn thương và bệnh tiến triển nặng. Vậy khi nào cần đo loãng xương? Quy trình đo, lưu ý khi đo loãng xương là gì? Hãy cùng Nutricare tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Khi nào cần đo loãng xương?

Đo loãng xương (đo mật độ xương) là kỹ thuật được sử dụng để kiểm tra mật độ khoáng chất có trong xương, trong đó chủ yếu là xác định hàm lượng Canxi. Thực hiện đo mật độ xương là cách tốt nhất để phát hiện sớm tình trạng giảm khối lượng xương, loãng xương.

Đo loãng xương có thể thực hiện trên mọi đối tượng để tầm soát bệnh. Tuy nhiên đối với người có nguy cơ cao hoặc có xuất hiện các dấu hiệu loãng xương nên thực hiện đo loãng xương sớm để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời.

Cụ thể các đối tượng nên đo loãng xương khi:

1.1. Nên đo mật độ xương khi xuất hiện các dấu hiệu loãng xương

Biểu hiện lâm sàng của bệnh loãng xương khó phát hiện. Đa số người bệnh không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi gặp chấn thương hoặc gãy xương. Tuy nhiên một số triệu chứng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ loãng xương:

  • Đau nhiều mức độ khác nhau ở lưng, háng, đầu gối,…
  • Chiều cao có dấu hiệu giảm dần đi theo độ tuổi.
  • Lưng gù, dáng đi khom lưng.
  • Xương dễ gãy, có thể gãy xương đốt sống, xương vùng hông, xương cổ tay, cổ xương đùi,… sau một cú ngã hoặc chấn thương nhẹ.

1.2. Đối tượng có nguy cơ cao nên sớm đo loãng xương

Người có 1 trong các yếu tố sau có nguy cơ bị loãng xương, nên đo loãng xương để tầm soát bệnh:

  • Phụ nữ mãn kinh sớm, người sau mãn kinh bị suy giảm estrogen.
  • Nhóm người cao tuổi (nữ giới trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi).
  • Gia đình có tiền sử bị loãng xương, gãy xương hông, xương cột sống.
  • Người sử dụng một số thuốc có tác dụng phụ gây cản trở quá trình tạo xương trong thời gian dài như thuốc nhóm Steroid.
  • Người mắc kèm một số bệnh, trong đó bao gồm viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường type 1, cường giáp hoặc cường cận giáp, các bệnh lý về gan, thận, bệnh nội tiết, hội chứng Cushing,…
  • Người hút thuốc, tiêu thụ rượu, bia quá mức.
  • Người có trọng lượng cơ thể thấp: BMI ≤ 18.5 kg/m2
  • Phụ nữ đã từng thực hiện điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone trong một thời gian khoảng trên 10 năm.
  • Người còi xương, suy dinh dưỡng trước thời kỳ dậy thì.
  • Người thiếu hụt Vitamin D, Canxi.
Thực hiện xét nghiệm đo loãng xương từ sớm
Đối tượng có nguy cơ cao nên thực hiện xét nghiệm đo loãng xương từ sớm

Đặc biệt, với đối tượng có nguy cơ loãng xương cao có thể bổ sung thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Nutricare Bone. Đây là sản phẩm với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp như:

  • Sữa có chứa hàm lượng Canxi cao 1800mg giúp cơ thể phong ngừa loãng xương.
  • Vitamin D3 và Vitamin K2 giúp tăng hấp thu Canxi tại ruột, vận chuyển và tăng mật độ canxi gắn vào khung xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Glucosamin được chứng minh lâm sàng giúp giảm đau khớp, tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp.
  • Đạm thực vật và Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ giúp xây dựng và tái tạo các khối cơ, tăng khả năng vận động.
  • 50 dưỡng chất với hệ Antioxidants (vitamin A, C, E & Selen) tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Cùng chất xơ FOS hỗ trợ tiêu hóa
nutricare bone
Nutricare Bone – sữa dinh dưỡng giúp phòng ngừa nguy cơ loãng xương

Có thể bạn quan tâm:

Loãng xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp ngăn ngừa

2. Có nên đo mật độ xương định kỳ?

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, bạn nên đi đo mật độ xương và khám tổng quát 6 tháng/ lần. Đo mật độ xương định kỳ giúp bác sĩ theo dõi và đảm bảo tình trạng sức khỏe xương tốt nhất. Đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ loãng xương cao, người có biểu hiện của bệnh loãng xương nên thực hiện đo mật độ xương định kỳ.

3. Lưu ý khi đo mật độ xương

Kỹ thuật đo mật độ xương phổ biến hiện nay là DEXA, phương pháp này sẽ sử dụng năng lượng tia X trong để quét mật độ xương. Lượng bức xạ này nằm trong giới hạn cho phép nên an toàn đối với hầu hết mọi người. Nhưng tuy nhiên một số trường hợp chống chỉ định với kỹ thuật này mà bạn nên biết:

  • Phụ nữ mang thai: Để tránh gây hại cho thai nhi, kỹ thuật này không được khuyến khích cho phụ nữ có thai. Vì vậy, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình ngay cả khi bạn chỉ đang nghi ngờ mình có thai.
  • Người được cấy ghép kim loại tại vị trí cần đo: Bởi các vật kim loại này sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả đo.
  • Người vừa uống hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc cản quang trong vòng 2 tuần.
Đo loãng xương chống chỉ định với phụ nữ có thai
Đo loãng xương chống chỉ định với phụ nữ có thai

4. Quy trình đo chẩn đoán loãng xương BMD

Nhiều người đặt câu hỏi đo loãng xương có cần nhịn ăn không thì bạn có thể tự trả lời dựa theo quy trình đo loãng xương. Quy trình đo loãng xương thông thường:

Chuẩn bị trước khi đo mật độ xương: 

  • Có thể bạn sẽ được yêu cầu dừng việc bổ sung Canxi trong khoảng 24 – 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Trước khi đo loãng xương bạn cần bỏ hết những đồ trang sức kim loại, quần áo gắn kim loại, có khóa kéo,…

Trong quá trình đo:

  • Bạn sẽ thực hiện theo đúng các tư thế nằm mà bác sĩ hướng dẫn để đo loãng xương.
  • Máy đo sẽ di chuyển để thực hiện đo mật độ xương, thời gian đo trong khoảng 10 – 30 phút.

Sau khi đo: Hoàn tất quá trình đo, bác sĩ sẽ hẹn bạn thời gian nhận kết quả và kết thúc quá trình đo.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin tư vấn về câu hỏi “Khi nào cần đo loãng xương?” Đo loãng xương là xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, không gây hại, vì vậy bạn hãy thực hiện tầm soát loãng xương để giúp phát hiện sớm bệnh và phòng ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng.

 

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

3.7/5 - (3 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
3.7/5 - (3 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment