Tiểu đường biến chứng qua gan – DẤU HIỆU khó nhận biết cần chú ý
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Nồng độ đường trong máu tăng cao sẽ là nguy cơ gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan. Tiểu đường biến chứng qua gan rất nguy hiểm nhưng đây là một biến chứng khó nhận biết. Vậy những dấu hiệu cảnh báo bệnh là gì? Cách phòng tránh biến chứng như thế nào? Hãy cùng theo dõi thông tin ngay trong bài viết sau của chuyên gia Nutricare.
Các biến chứng khác của tiểu đường:
1. Mối liên hệ giữa tiểu đường và biến chứng gan
Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 30% người tiểu đường mắc xơ gan – một dạng biến chứng qua gan của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó có đến 96% người xơ gan không dung nạp Glucose hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Gan có chức năng quan trọng là điều hòa đường máu và mỡ máu. Ở người bệnh tiểu đường, chỉ số đường máu tăng cao gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid máu. Hậu quả là gan sản sinh ra nhiều chất béo dư thừa nhưng không được đào thải nên tích tụ lại. Sự lắng đọng mỡ ở gan này chính là nguyên nhân hàng đầu và thường gặp nhất dẫn đến các vấn đề tại gan.
Ngoài ra, Bệnh tiểu đường và bệnh gan có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, bệnh tiểu đường làm gia tăng nồng độ của các chất oxy hoá, sự tích tụ các sản phẩm oxy hoá ở gan gây ra tình trạng stress Oxy hóa làm mô gan bị tổn thương và diễn biến bệnh ngày càng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng.
Ngược lại gan là cơ quan quan trọng giúp kiểm soát đường, giúp dự trữ Glucose và sản sinh Glucose khi cần thiết, vì thế đối với người bệnh gan, khi chức năng gan suy giảm thì khả năng điều hòa đường huyết cũng giảm làm tăng nguy cơ gây tiểu đường. Vì vậy, bệnh gan cũng góp phần là nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường.
2. Dấu hiệu phát hiện biến chứng qua gan do bệnh tiểu đường
Dấu hiệu biến chứng qua gan do bệnh tiểu đường có thể không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Không chỉ vậy, có những trường hợp người bệnh có thể không có biểu hiện triệu chứng đáng kể.
Nhưng tuy nhiên, một số dấu hiệu chính mà người bệnh tiểu đường nên chú ý:
- Cơ thể mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn
- Đầy bụng khó tiêu
- Đau bụng vùng hạ sườn phải
- Nước tiểu sẫm màu
- Phân nhạt màu
- Vàng da
Khi người bệnh gặp phải những dấu hiệu thì nên đến thăm khám, kiểm tra chức năng gan sớm để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường |
3. Yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng gan ở người bệnh tiểu đường
Khả năng gặp biến chứng gan cao hơn ở người tiểu đường loại II có kèm một số nguy cơ sau:
- Tuổi cao (trên 45): Tuổi càng cao sức đề kháng càng dễ suy giảm
- Béo phì: Tăng tích tụ mỡ ở gan, tăng nguy cơ tổn thương gan, viêm gan, xơ hóa gan.
- Lười vận động: Đây là một nguy cơ gián tiếp gây béo phì, tăng tích tụ mỡ – đặc biệt là tại gan và làm tổn thương gan.
- Hút thuốc làm tăng thành phần Cytokine, một chất gây viêm trong cơ thể. Do đó làm tăng nguy cơ tổn thương gan, tăng biến chứng về gan.
Có thể bạn quan tâm:
Tiểu đường biến chứng qua phổi |
4. Tình trạng tiến triển của biến chứng gan do bệnh tiểu đường
Nồng độ đường trong máu cao, kéo dài có thể gây tổn thương cho các mạch máu, và tạo điều kiện cho việc tích tụ, hình thành chất béo trong gan. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển thành biến chứng gan. Quá trình biến chứng diễn ra qua 5 giai đoạn chính, tuy nhiên, có trường hợp chỉ tiến triển đến một giai đoạn nhất định và không chuyển biến thêm, nhưng cũng có trường hợp biến chứng đến giai đoạn cuối.
4.1. Giai đoạn 1: Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ dư thừa tích tụ trong tế bào gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) ngày càng phổ biến ở người tiểu đường tuýp II. Theo số liệu của một số nghiên cứu, có đến hơn 50% người tiểu đường type II có mắc NAFLD. Tuy cơ chế chưa được hiểu rõ nhưng bệnh tiểu đường có các yếu tố nguy cơ làm thúc đẩy biến chứng NAFLD như kháng Insulin, béo phì, tích tụ Triglycerid trong gan.
Ở giai đoạn đầu này, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Thường chỉ nhận biết được qua xét nghiệm các chỉ số ALT, AST, ALP, GGT để phát hiện gan nhiễm mỡ.
4.2. Giai đoạn 2: Viêm gan
Đến giai đoạn này, khi các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thúc đẩy sự tích lũy mỡ trong gan vượt quá ngưỡng an toàn, lượng mỡ dư thừa này sẽ dễ bị Oxy hóa tạo thành gốc tự do. Sau đó gốc tự do sẽ gây kích thích miễn dịch, tạo ra các phản ứng viêm, làm tổn thương gan, viêm gan.
Người bệnh có thể gặp phải triệu chứng đau vùng hạ sườn phải trong giai đoạn viêm gan này.
4.3. Giai đoạn 3: Xơ hóa
Quá trình viêm nhiễm kéo dài, kích thích tế bào gan tái tạo các mô sẹo. Mô sẹo được tái tạo không có chức năng hoạt động như các tế bào gan bình thường, dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và làm mất chức năng gan.
Giai đoạn xơ hóa đã dần can thiệp đến khả năng hoạt động của gan, do đó các triệu chứng bắt đầu xuất hiện:
- Mệt mỏi
- Chán ăn
- Đau, khó chịu vùng hạ sườn phải và đau nhức toàn thân.
- Phù nề
- Vàng da
4.4. Giai đoạn 4: Xơ gan
Quá trình xơ hóa diễn ra nhanh chóng, mô sẹo tích tụ nhiều, thay thế cho các tế bào gan bình thường. Có 2 giai đoạn tiến triển xơ gan thường gặp: Xơ gan còn bù và xơ gan mất bù.
Biểu hiện của biến chứng gan giai đoạn này được thể hiện rõ ràng hơn:
- Mệt mỏi
- Vàng da
- Đau tức ngực
- Sụt cân
- Buồn nôn, nôn
- Khó tiêu
4.5. Giai đoạn 5: Suy gan cấp
Nếu tình trạng xơ gan không được ngăn chặn kịp thời. Bệnh có thể nhanh chóng tiến triển thành suy gan cấp tính. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng, biến chứng có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng suy đa tạng và tử vong nếu không kịp thời điều trị.
Chú ý: Ngoài ra người mắc bệnh tiểu đường còn có nguy cơ mắc biến chứng ung thư biểu mô gan cao gấp 3 lần so với người bình thường. Đây cũng là một biến chứng có thể gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Tiểu đường biến chứng qua thận |
5. Phương pháp điều trị biến chứng gan ở người bệnh tiểu đường
Hiện nay mặc dù chưa có cách chữa trị hoàn toàn biến chứng gan ở người tiểu đường, nhưng các biện pháp can thiệp có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng lâu dài.
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của biến chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp, thông thường:
- Giai đoạn gan nhiễm mỡ: Thường có chỉ định bao gồm thuốc hạ đường huyết và thuốc giảm mỡ máu, kết hợp với thay đổi lối sống.
- Giai đoạn viêm gan: Thuốc hạ đường huyết thường được kết hợp với thuốc giảm triệu chứng như thuốc lợi tiểu và thuốc nhuận mật.
- Giai đoạn xơ gan: Việc ngăn chặn biến chứng tiến triển phức tạp hơn, thuốc sử dụng thường bao gồm Silymarin và Albumin để hạn chế tổn thương tế bào gan.
Ngoài ra, có thể có chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ khác như thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, kháng sinh khi có nhiễm trùng. Thậm chí, trong một số trường hợp sẽ sử dụng biện pháp can thiệp bằng chọc tháo dịch cổ chướng để kiểm soát triệu chứng.
6. Biện pháp phòng tránh biến chứng gan của bệnh tiểu đường
Nếu bạn đang mắc tiểu đường, đặc biệt tiểu đường type II, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để bảo vệ gan và hạn chế tiến triển thành biến chứng gan:
- Kiểm soát cân nặng: Giảm khoảng 5% trọng lượng cơ thể có thể giúp cải thiện và làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan. Do đó, bạn hãy phối hợp với chuyên gia dinh dưỡng, thực hiện các biến pháp giảm cân phù hợp như thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục. Đọc ngay: Các loại thức ăn tốt cho bệnh tiểu đường vừa kiểm soát cân nặng hiệu quả
- Kiểm soát chỉ số đường huyết: Đường huyết cao là nguy cơ làm tăng tổn thương các mao mạch và tế bào gan. Hãy tuân thủ sử dụng thuốc, đo đường huyết thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết ổn định.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Giảm thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa như bánh kẹo, đồ ngọt thực phẩm chiên rán,… sẽ giúp giảm tích tụ chất béo trong gan. Đồng thời người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như Protein nạc, chất xơ, chất béo lành mạnh,… Đây là những thực phẩm giúp hỗ trợ cho quá trình kiểm soát đường huyết và cân nặng hiệu quả.
- Hạn chế sử dụng rượu bia: Ethanol trong rượu sẽ được chuyển hóa tại gan và tạo ra chất gây độc cho gan. Nếu uống quá nhiều, gan không kịp thực hiện các chức thải độc, thì chất độc sẽ tích lũy và gây tổn thương các tế bào gan, tăng nguy cơ gây biến chứng gan nhiễm mỡ. Vì vậy người bệnh cần hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia.
- Tăng cường tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp đốt cháy calo, hỗ trợ giảm chất béo và làm giảm mỡ gan. Đi bộ 30 phút/ ngày là bài tập đơn giản dễ thực hiện và được nhiều bác sĩ khuyến cáo.
- Thăm khám định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ, bao gồm các xét nghiệm chức năng gan và siêu âm gan, để theo dõi sức khỏe gan và phát hiện sớm bất kỳ biến chứng nào.
Một lựa chọn giúp bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ ổn định đường huyết đó là sản phẩm dinh dưỡng Glucare Gold mà người bệnh có thể tham khảo.
Đây là sản phẩm sữa có chỉ số đường huyết thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Hệ đường hấp thu chậm (Isomaltulose, Erythritol) tiên tiến được chứng nhận hiệu quả kiểm soát đường huyết sau uống. Sữa bổ sung cho người tiểu đường 56 dưỡng chất cùng Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Omega 3,6,9 & Antioxidants – hỗ trợ giảm biến chứng tim mạch & phòng ngừa đột quỵ.
Tiểu đường biến chứng qua gan là một biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết trên để hiểu và thực hiện các biện pháp phòng tránh phù hợp. Ngoài ra người bệnh nên kiểm tra gan định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Hãy truy cập fanpage Nutricare hoặc gọi tới hotline 18006011 nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về vấn đề dinh dưỡng cho người tiểu đường bạn nhé! Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Glucare Gold để tham khảo một trong những sản phẩm tốt nhất cho việc bổ trợ sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *