Nhận biết và phòng ngừa tiểu đường biến chứng qua phổi

Rate this post

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Tiểu đường biến chứng qua phổi có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp như viêm phổi, xơ phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính lên tới 20 – 54%. Vì vậy, việc kiểm soát biến chứng trên phổi ở người tiểu đường là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những biện pháp nhận biết và phòng ngừa biến chứng này cho người tiểu đường.

Các loại biến chứng tiểu đường bạn cần biết:

1. Nguyên nhân gây biến chứng phổi ở người bệnh tiểu đường

Tuy là bệnh lý chuyển hóa mạn tính nhưng bệnh tiểu đường có thể là yếu tố dẫn đến biến chứng thứ phát là các bệnh phổi nhiễm khuẩn cấp tính. Nguyên nhân của các biến chứng này thường xuất phát từ:

  • Tổn thương mạch máu nuôi dưỡng phổi: Biến chứng mạch máu lớn và vi mạch ở người tiểu đường khiến các mao mạch nuôi phổi bị tổn thương; dẫn đến suy giảm chức năng và xơ hóa phế nang phổi, gây khó thở và tắc nghẽn hô hấp.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Ở người tiểu đường, nồng độ đường máu cao và tình trạng suy giảm miễn dịch tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Trong đó có các vi khuẩn gây bệnh phổi như phế cầu, tụ cầu, vi khuẩn lao. Ngoài ra, biến chứng trên da và bàn chân cũng làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ các vết thương, vết loét.
Tổn thương mạch máu nuôi phổi và suy giảm miễn dịch
Tổn thương mạch máu nuôi phổi và suy giảm miễn dịch dẫn đến biến chứng tiểu đường trên phổi

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường biến chứng qua thận

2. Các dạng biến chứng hô hấp ở người tiểu đường

Dưới đây là 3 dạng biến chứng phổi thường gặp ở người tiểu đường:

2.1. Viêm phổi ở bệnh nhân tiểu đường

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi từ 6 – 25% so với người bình thường. Tỷ lệ mắc bệnh cao thường gặp ở những người tiểu đường có các yếu tố nguy cơ như: gặp các biến chứng vi mạch, thần kinh và bàn chân hoặc nhiễm virus gây bệnh hô hấp như cúm, Covid-19,…

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm phổi người tiểu đường cần lưu ý:

  • Sốt cao, đau mỏi toàn thân
  • Ho có đờm màu (xanh, vàng), ho ra máu
  • Đau ngực, tức ngực, khó thở
  • Mạch nhanh, thở gấp
  • Có thể kèm theo rét run, buồn nôn, đau cơ, tiêu chảy

Hậu quả: Viêm phổi ở người đái tháo đường có mức độ biến chứng cao, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, áp xe phổi, tràn dịch phổi. Bệnh lý này có thể diễn tiến nặng, gây suy hô hấp nhanh và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, điều trị viêm phổi ở người tiểu đường cũng khó khăn và kéo dài hơn do khó kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Xử trí: Hiện nay, viêm phổi ở người tiểu đường vẫn được điều trị chủ yếu theo căn nguyên gây bệnh: thuốc kháng sinh (với nguyên nhân là vi khuẩn), thuốc kháng virus (với nguyên nhân là virus),… Người bệnh không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Đường huyết cao
Đường huyết cao là yếu tố gây tổn thương tế bào mô phổi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây biến chứng viêm phổi

2.2. Lao phổi ở bệnh nhân tiểu đường

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra và lây qua đường hô hấp. Theo nhiều nghiên cứu, tiểu đường làm tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc bệnh lao và là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh lao tiến triển.

Người tiểu đường hút thuốc hoặc mắc các biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc lao phổi cao hơn. Thông thường, người bệnh phát hiện lao phổi phần lớn sau 5 năm mắc tiểu đường và gần 2/3 trường hợp tiểu đường phát hiện trước lao phổi.

Lao phổi ở người tiểu đường cũng có các triệu chứng lâm sàng cơ bản của bệnh lao như:

  • Sốt nhẹ về chiều.
  • Ho khan, ho có đờm hoặc máu, ho kéo dài dai dẳng
  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau ngực, tức ngực
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, sút cân nhanh và gầy
  • Da xanh, hay ra mồ hôi đêm.

Hậu quả: Lao phổi là bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tái phát cao ở người mắc tiểu đường. Nhiều biến chứng như tràn dịch, tràn khí màng phổi, suy hô hấp có thể xảy ra nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Xử trí: Điều trị lao phổi thường thực hiện theo phác đồ của bác sĩ, thời gian kéo dài ít nhất 6 tháng – 1 năm, do đó sẽ gây khó khăn trong kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường. Không chỉ vậy, các thuốc điều trị lao có độc tính mạnh trên gan khi kết hợp với thuốc điều trị tiểu đường sẽ làm nguy cơ tổn thương gan nặng hơn. Do vậy, người tiểu đường cần chú ý tuân thủ lịch thăm khám định kỳ và theo dõi thường xuyên chức năng gan trong quá trình điều trị lao phổi.

Suy giảm miễn dịch ở người tiểu đường
Suy giảm miễn dịch ở người tiểu đường làm tăng nguy cơ vi khuẩn lao xâm nhập

2.3. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) ở bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) cao hơn 22% so với người bình thường. Không chỉ vậy, người mắc biến chứng COPD giai đoạn nặng cũng thường mắc kèm theo bệnh tiểu đường. Hai căn bệnh này có mối liên quan đến nhau, vừa là bệnh mắc kèm vừa là yếu tố làm thúc đẩy tăng nguy cơ mắc biến chứng.

Nguyên nhân chủ yếu gây biến chứng COPD là do hút thuốc lá (chiếm khoảng 90% trên tổng số người tiểu đường mắc biến chứng COPD).

Triệu chứng thường gặp của COPD đó là:

  • Ho mãn tính kéo dài
  • Ho có đờm nhiều, loãng
  • Khó thở, thở gấp, thở khò khè
  • Khó chịu, đau tức ở ngực

Hậu quả: COPD là biến chứng có khả năng gây tử vong cao nhất trong các biến chứng phổi khác của bệnh tiểu đường.

Xử trí: Việc điều trị COPD ở người bệnh tiểu đường gặp phải nhiều khó khăn. Bởi thuốc điều trị bệnh COPD còn có nguy cơ thúc đẩy làm tăng đường huyết, gây khó kiểm soát ổn định ở mức mục tiêu phù hợp. Do đó người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ để tránh gặp phải những nguy cơ khác do tăng đường huyết. Một số thuốc được sử dụng để điều trị biến chứng COPD: Corticosteroid, thuốc đồng vận Beta2.

Biến chứng COPD
Biến chứng COPD có thể càng gây trầm trọng thêm bệnh tiểu đường

Có thể bạn quan tâm:

3. Biện pháp phòng ngừa biến chứng phổi tiểu đường

Một số yếu tố có thể thúc đẩy biến chứng phổi mà người tiểu đường cần phòng ngừa:

  • Kiểm soát đường huyết: Đường huyết cao là yếu tố làm tăng quá trình viêm, stress oxy hóa tế bào mô phổi. Vì vậy cần kiểm soát đường huyết ổn định ở dưới mức mục tiêu để hạn chế tối đa nguy cơ mắc biến chứng phổi.
  • Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập khoảng 30 phút/ ngày giúp giảm lượng đường trong máu, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể, và chống lại bệnh tật. Các bài tập có thể tập như đi bộ, yoga, bài tập cường độ nhẹ,…
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Nên bổ sung rau xanh, thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu để giúp bổ sung dinh dưỡng và hạn chế làm tăng đường huyết. Đồng thời người bệnh cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, thức ăn nhanh, ăn mặn, nhiều gia vị nhằm hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt nhất.
  • Không hút thuốc lá: Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về phổi. Vì vậy người tiểu đường cần bỏ hút thuốc lá để bảo vệ lá phổi.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi: Hạt bụi mịn, khói xe, khói thuốc, khói ô nhiễm từ nhà máy,… là các yếu tố có thể gây ra tổn thương phổi. Vì vậy để hạn chế tiếp xúc, người bệnh có thể sử dụng khẩu trang nơi công cộng, hạn chế đến các nơi có không khí ô nhiễm, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây: Người tiểu đường nên tránh tiếp xúc với người hoặc các động vật mang mầm bệnh lây qua đường hô hấp.
  • Tiêm phòng Vaccine cúm, lao phổi giúp bảo vệ người bệnh khỏi vi khuẩn xâm nhập, giảm nguy cơ biến chứng phổi ở người tiểu đường.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung sản phẩm sữa tiểu đường Glucare Gold. Đây là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người tiểu đường của Nutricare.

Glucare Goldchỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng cùng hệ bột đường Glucare hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) giúp ổn định đường huyết sau uống. Đạm Whey, đạm thực vật dễ hấp thu cùng với 56 dưỡng chất hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra sữa còn chứa Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, giúp giảm biến chứng tim mạch, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Sữa Glucare Gold
Glucare Gold – Sản phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Bài viết trên là thông tin chia sẻ về biến chứng tiểu đường qua phổi. Hy vọng người bệnh có thể hiểu và nắm rõ các dấu hiệu của biến chứng, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để có sức khỏe và chất lượng cuộc sống tốt nhất.

Hãy truy cập fanpage Nutricare hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được tư vấn nhanh chóng về dinh dưỡng cho người tiểu đường bạn nhé!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment