Thời gian biến chứng cấp tính và mạn tính của bệnh tiểu đường

3.5/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính khiến tình trạng đường huyết cao hơn bình thường. Điều này sẽ là nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe và gây ra biến chứng nguy hiểm ở người bệnh. Vậy thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện khi nào? Cách phòng tránh, làm chậm quá trình biến chứng bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra khi nào?

Người bệnh tiểu đường có thể gặp biến chứng mạn tính sau khoảng 5 – 10 năm mắc bệnh. Tuy nhiên nếu phát hiện và điều trị bệnh muộn, người bệnh sẽ có nguy cơ xuất hiện biến chứng ngay từ thời điểm chẩn đoán. Ngược lại, nếu phát hiện bệnh sớm, kiểm soát và điều trị bệnh tốt, thời gian biến chứng có thể kéo dài đến hàng chục năm. 

1.1. Thời gian xuất hiện biến chứng mạn tính bệnh tiểu đường

Thời điểm xảy ra biến chứng mạn tính tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Biến chứng thần kinh: Xuất hiện trong khoảng 5 – 10 năm đầu sau khi mắc bệnh tiểu đường. Nguy cơ phát triển biến chứng thần kinh càng cao khi bạn có thời gian mắc bệnh tiểu đường càng dài.
  • Biến chứng mắt có thể xuất hiện sau khoảng 7 năm và sau đó sẽ phải mất khoảng vài năm để bệnh đạt đến giai đoạn có thể đe dọa thị lực của bạn.
  • Biến chứng thận: Phần lớn người mắc bệnh tiểu đường đều có sự thay đổi về chức năng thận từ khoảng 2 – 5 năm sau chẩn đoán (đặc biệt đối với người tiểu đường type 2). 10 – 30 năm sau sẽ có khoảng 30 – 40% tiến triển thành biến chứng thận nghiêm trọng hơn.
  • Biến chứng tim mạch: Thời gian xuất hiện trong khoảng 5 – 10 năm sau khi mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, theo thống kê, có tới 60% người bệnh tiểu đường đã có dấu hiệu mắc biến chứng ngay tại thời điểm chẩn đoán bệnh. Phần lớn người bệnh gặp các dấu hiệu về biến chứng như khô da, tê bì chân tay, nhiễm trùng, vết thương lâu lành,… Sở dĩ biến chứng tiểu đường xuất hiện sớm như vậy là vì lượng đường trong máu người bệnh cao hơn bình thường, hoặc người tiền tiểu đường nhưng không biểu hiện triệu chứng, không tầm soát và điều trị từ sớm. 

Do đó diễn tiến các tổn thương đã xảy ra âm thầm từ 5 – 10 năm trước khi chính thức phát hiện chẩn đoán tiểu đường.

Biến chứng mạn tính tiểu đường
Biến chứng mạn tính tiểu đường tiến triển âm thầm trong thời gian dài

1.2. Dấu hiệu nhận biết sớm biến chứng mạn tính tiểu đường

Biến chứng mạn có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau với các dấu hiệu:

  • Mắt: Mắt nhìn mờ, nhìn kém đặc biệt khi điều kiện ánh sáng yếu, hay chảy nước mắt, thấy các điểm đen trong tầm nhìn, nhức mắt,…
  • Chân: Có nhiều nốt chai, sần ở chân, giảm cảm giác tiếp xúc, cảm giác nhận biết nóng, lạnh ở chân, xuất hiện vết loét không lành,…
  • Da: Da như da khô, mất nước, nứt nẻ, nổi mề đay, nấm da, viêm nhiễm da, ngứa ngáy,…
  • Thần kinh: Tê bì tay chân, tê cứng hoặc đau ở cổ, lưng, cảm giác châm chích trên da, tim đập nhanh, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy đan xen.
  • Thận: Cơ thể mệt mỏi, suy giảm năng lượng, tiểu đêm, nước tiểu sủi bọt, sụt cân, sưng, phù tay chân,…
  • Tim mạch: Nhịp tim không ổn định, khó thở, cao huyết áp hoặc tụt huyết áp khi thay đổi tư thế đột ngột, đau thắt ngực,…
Loét bàn chân
Tổn thương, loét bàn chân là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường

2. Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường xảy ra khi nào?

Biến chứng cấp tính tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu về thời gian mắc, yếu tố thúc đẩy và dấu hiệu nhận biết biến chứng cấp tính trong phần sau.

2.1. Thời gian xảy ra biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường

Thời gian xảy ra biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường khó xác định. Đặc điểm về thời gian xuất hiện biến chứng:

  • Xuất hiện đột ngột
  • Không có dấu hiệu báo trước 
  • Có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường

Do đó đây là một biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn tới tình trạng hôn mê, tử vong ở người bệnh.

Bệnh nhân hôn mê
Hôn mê là triệu chứng nguy hiểm của biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường

2.2. Triệu chứng xuất hiện sớm của biến chứng cấp tính tiểu đường

Một số triệu chứng khi xuất hiện các biến chứng cấp tính tiểu đường:

  • Hạ đường huyết: Cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đói cồn cào, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, choáng váng, bồn chồn, lo lắng, mệt mỏi,…
  • Nhiễm toan Ceton (thường gặp ở người tiểu đường type 1): Người mệt mỏi, khát nhiều, tiểu nhiều, hơi thở có mùi trái cây, buồn nôn, nôn,…
  • Tăng áp lực thẩm thấu (thường gặp ở người tiểu đường type 2): Tiểu nhiều, khát nhiều, buồn nôn, đau bụng, suy kiệt, mệt mỏi, da khô, hơi thở có mùi hôi,…
Dấu hiệu của biến chứng hạ đường huyết
Dấu hiệu của biến chứng hạ đường huyết

Có thể bạn quan tâm:

Giải đáp thông tin về biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

3. Yếu tố thúc đẩy thời gian mắc biến chứng tiểu đường

Đường huyết tăng cao là một nguyên nhân gây ra những tổn thương ở các cơ quan, mạch máu, mô,… Vì vậy những yếu tố gây mất kiểm soát và ổn định đường huyết sẽ là yếu tố thúc đẩy làm rút ngắn thời gian tiến triển thành biến chứng. Một số yếu tố nguy cơ thường gặp:

    • Không giảm cân khi thừa cân, béo phì, đặc biệt là tình trạng tích mỡ bụng: Khi này, lượng dư thừa bị tích trữ trong cơ thể. Đây sẽ là nguy cơ làm tăng tình trạng kháng Insulin, gây khó kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ biến chứng bệnh.
    • Chế độ ăn ít chất xơ (rau xanh) nhưng lại ăn nhiều đồ ngọt, mỡ động vật, ăn thực phẩm chứa nhiều muối. Chế độ ăn này sẽ gây ra tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột sau khi ăn.
    • Hút thuốc lá: Là yếu tố gây tăng biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh tiểu đường do thành phần Nicotin trong thuốc lá có tác động làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
    • Lối sống lười vận động làm tăng nguy cơ béo phì, tăng Cholesterol, tăng kháng Insulin và dẫn đến tăng nguy cơ mắc biến chứng.
    • Thức khuya, ngủ ít: Đây cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng tới nhịp sinh học và quá trình chuyển hóa Glucose của cơ thể.
    • Thường xuyên căng thẳng làm tăng nồng độ Hormon Cortisol, Adrenalin. Những Hormon này có tác động làm tăng quá trình chuyển hóa tạo ra Glucose, gây tăng đường huyết.
    • Quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc Insulin cũng gây ra tình trạng hạ Glucose máu quá mức, đồng thời chức năng điều hòa đường huyết trong cơ thể suy giảm gây ra biến chứng.
  • Bệnh mắc kèm như bệnh lý về tim mạch, thận, tăng lipid máu, tăng huyết áp,… cũng làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Kiểm soát đường huyết
Không kiểm soát đường huyết tốt là nguyên nhân gây ra biến chứng bệnh

Có thể bạn quan tâm:

15+ tổn thương và biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

4. Biện pháp làm chậm thời gian xuất hiện biến chứng tiểu đường

Vậy có thể thấy kiểm soát đường huyết thật tốt là một biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến những yếu tố khác được trình bày dưới đây để hỗ trợ ngăn chặn các quá trình Stress oxy hóa, viêm mạch, tổn thương thần kinh,… giúp làm chậm thời gian xảy ra biến chứng:

  • Kiểm soát đường huyết: Theo dõi mức đường huyết thường xuyên và tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đường huyết ở mức: đường huyết lúc đói: 70 – 130 mg/dL, đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ: <180mg/dL, HbA1c < 6.5%, hoặc đạt mức mục tiêu mà bác sĩ đưa ra.
  • Kiểm soát cân nặng: Nếu người bệnh béo phì, thừa cân nên thực hiện giảm cân để đạt BMI trong khoảng 18.5 – 23 kg/m2.
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, đa dạng, giàu chất xơ, ít đường, ít chất béo, giảm muối. 
  • Tăng cường luyện tập: Thực hiện tập thể dục, vận động vừa phải ít nhất 20 – 30 phút/ ngày. Lựa chọn các bài tập phù hợp như đi bộ, yoga, bơi,… 
  • Giảm rủi ro tim mạch bằng cách bỏ thuốc lá, thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm chất béo bão hòa, duy trì cân nặng, giảm căng thẳng,…
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: Chăm sóc da đúng cách, vệ sinh bàn chân sạch sẽ, dùng kem dưỡng ẩm phù hợp, hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh,…
  • Khám định kỳ khoảng 1 – 2 lần/năm giúp phát hiện sớm nguy cơ biến chứng bệnh và bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp, giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Vậy để hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định đồng đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh, ban có thể tham khảo phẩm dinh dưỡng Glucare Gold cho người tiểu đường.

Đây là sản phẩm sữa có chỉ số đường huyết thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Hệ đường hấp thu chậm (Isomaltulose, Erythritol) tiên tiến được chứng nhận hiệu quả kiểm soát đường huyết sau uống bở cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu. Sữa bổ sung cho người tiểu đường 56 dưỡng chất cùng Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Omega 3,6,9 & Antioxidants – hỗ trợ giảm biến chứng tim mạch & phòng ngừa đột quỵ.

Sữa Glucare Gold
Glucare Gold – Sản phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Thời gian phát hiện biến chứng tiểu đường có thể thay đổi tùy thuộc vào loại tiểu đường và mức độ kiểm soát đường huyết của người bệnh. Vì vậy việc tuân thủ điều trị, thực hiện lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh là những biện pháp hỗ trợ ổn định đường huyết, làm chậm xảy ra biến chứng. Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

3.5/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment