Bệnh tiểu đường có lây không? Chuyên gia giải đáp và tư vấn cách phòng chống

4.5/5 - (4 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Số lượng người mắc tiểu đường gia tăng mạnh khiến nhiều người thắc mắc không biết tiểu đường có lây không. Trên thực tế, bệnh tiểu đường có bản chất là tình trạng rối loạn chuyển hoá bên trong cơ thể, không phải do các yếu tố truyền nhiễm như vi khuẩn, virus, nấm,… Sau đây là giải đáp cụ thể của các chuyên gia về vấn đề này. Theo dõi ngay!

Bảng tổng kết nguy cơ lây nhiễm tiểu đường qua các con đường phổ biến trả lời cho câu hỏi tiểu đường có lây không:

Bệnh tiểu đường có lây qua đường nước bọt không? Không
Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không? Không
Bệnh tiểu đường có lây qua đường ăn uống chung không? Không
Bệnh tiểu đường có lây qua quan hệ vợ chồng không? Không
Tiểu đường có di truyền không?

Cụ thể đối với từng đường lây nhiễm như sau:

1. Khả năng lây bệnh qua đường nước bọt

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường không phải là virus. Do đó, bệnh hoàn toàn không lây nhiễm qua đường nước bọt. Tuy nhiên, các bệnh lây qua đường nước bọt như sởi, quai bị có thể làm giảm sản xuất insulin và tăng nguy cơ tiểu đường. Bởi vậy, không chỉ những người có nguy cơ cao mà tất cả mọi người cần chú ý phòng tránh các virus này bằng cách:

  • Tiêm đầy đủ các mũi vaccin phòng bệnh như vaccin sởi – quai bị- rubella,…
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng học bằng nước muối/các dung dịch kháng khuẩn khác.
  • Đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc ở những nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao,…
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh đồ dùng thường xuyên.
Đeo khẩu trang ở những nơi đông người
Nên đeo khẩu trang ở những nơi đông người để hạn chế lây lan các virus là yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường

Có thể bạn quan tâm: Đái tháo đường và những biến chứng nguy hiểm

2. Khả năng lây tiểu đường qua đường máu

Bệnh tiểu đường không liên quan đến các yếu tố lây truyền qua đường máu như là virus, ký sinh trùng, tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục hay muỗi đốt. Vì vậy, bệnh tiểu đường không có khả năng lây qua đường máu.

Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường không có khả năng lây qua đường máu

3. Nguy cơ lây qua đường ăn uống chung

Nhiều người trong cùng một gia đình cùng mắc tiểu đường khiến nhiều người lo ngại tiểu đường có thể lây qua đường ăn uống. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa và hoàn toàn không lây qua ăn uống như các bệnh viêm gan A, tiêu chảy, tả, lỵ,…

Tuy vậy, tiểu đường có liên quan chặt chẽ đến thói quen ăn uống, sinh hoạt. Do đó, người trong cùng một gia đình với những thói quen giống nhau sẽ có nguy cơ tiến triển tiểu đường như nhau. Bên cạnh đó, tiểu đường còn có yếu tố di truyền nên những người có người thân bị tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Để phòng ngừa bệnh, người có người thân bị tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: thực đơn hạn chế tinh bột và tăng cường các loại rau xanh, trái cây, các chế độ giảm cân để ngăn ngừa thừa cân, béo phì,…

Không lây qua đường ăn uống
Bệnh tiểu đường hoàn toàn không lây qua đường ăn uống

4. Nguy cơ lây bệnh tiểu đường qua quan hệ vợ chồng

Các mầm bệnh lây qua đường tình dục như vi khuẩn, nấm hay virus thường được truyền qua các dịch cơ thể khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường có nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa Insulin bên trong cơ thể, không phải do vi khuẩn, nấm hay virus nên không lây khi quan hệ vợ chồng.

Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ chế độ dùng thuốc, ăn uống và sinh hoạt theo khuyến cáo để đảm bảo kiểm soát bệnh hiệu quả, tránh các tác động lên chức năng sinh lý. Bởi bệnh tiểu đường có thể gây suy giảm sức khoẻ sinh lý như rối loạn cương dương ở nam giới hay viêm nhiễm cơ quan sinh dục ở nữ giới, gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tình dục.

Quan hệ vợ chồng
Bệnh tiểu đường không có nguyên nhân do vi khuẩn, nấm hay virus nên không lây khi quan hệ vợ chồng.

Tìm hiểu thêm:

5. Khả năng lây bệnh theo di truyền

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng bệnh tiểu đường có khả năng di truyền. Những người có người thân mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn bình thường.

Gen di truyền bệnh là yếu tố không thể phòng ngừa được. Tuy vậy, mọi người hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ tiểu đường bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh và khoa học như sau:

  • Tập luyện thể dục thường xuyên, kiểm soát cân nặng và tránh thừa cân, béo phì.
  • Ăn uống khoa học với nhiều rau củ, trái cây, kiểm soát các nhóm chất đạm, tinh bột và hạn chế rượu bia, các chất kích thích.
  • Đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác.
Bệnh tiểu đường có thể di truyền từ ba mẹ
Bệnh tiểu đường có thể di truyền từ ba mẹ

Với câu hỏi “tiểu đường có lây không?”, câu trả lời là bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua các con đường phổ biến như đường máu, đường ăn uống, nước bọt hay quan hệ tình dục nhưng có khả năng di truyền. Tất cả mọi người đều nên chủ động phòng ngừa bệnh tiểu đường thông qua chế độ sinh hoạt hợp lý và khám sức khỏe định kỳ.

Nếu có thêm các câu hỏi về bệnh lý tiểu đường, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để được nhận giải đáp từ các chuyên gia nhé!

sữa Glucare Gold

Bên cạnh việc theo dõi, tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, luyện tập và dinh dưỡng khoa học, người bị tiểu đường nên kết hợp thêm sữa dành riêng cho người tiểu đường để hỗ trợ điều trị, tăng cường sức khỏe. Glucare Gold là sản phẩm sữa bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, có chỉ số đường huyết thấp. Qua đó, giúp người bệnh ổn định đường huyết, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp phù hợp cho người đái tháo đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4.5/5 - (4 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4.5/5 - (4 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment