Đái tháo đường – nguy cơ tiềm ẩn cùng những lời khuyên hữu ích
Đái tháo đường và thực trạng về bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam.
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa Carbohydrate khi hoóc môn Insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và khát nhiều. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…
Theo thống kê nghiên cứu, năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người (từ 20-79 tuổi) bị bệnh đái tháo đường, tương đương cứ 11 người thì sẽ có 1 người bị đái tháo đường. Đến năm 2040 con số này sẽ lên đến 642 triệu người, tương đương cứ 10 người có 1 người bị ĐTĐ [1]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán ở cộng đồng là 63,6%.
Các loại đái tháo đường:
Đái tháo đường được phân làm 3 loại:
+ Đái tháo đường type 1 (thiếu hụt hoàn toàn Insulin).
+ Đái tháo đường type 2 (thiếu hụt một phần Insulin) và đái tháo đường thai kỳ (xảy ra trong thời kỳ mang thai).
Trong đó ĐTĐ type 2 chiếm tới 90 – 95 % trường hợp đái tháo đường.
Cùng với việc thay đổi lối sống, gia tăng sử dụng các thực phẩm không thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, ĐTĐ typ 2 đang có xu hướng ngày càng gia tăng ở cả trẻ em và trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng hết sức nghiêm trọng.
Các triệu chứng của đái tháo đường
Các triệu chứng điển hình ở bệnh nhân đái tháo đường thường gặp là: ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân bất thường, tiểu nhiều, vết thương lâu lành. Đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Tuy nhiên, 70% trường hợp ĐTĐ type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm quá trình bệnh bằng lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường luyện tập thể dục [2].
Chúng ta có thể thấy rằng việc thay đổi lối sống tích cực và áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh đái tháo đường. Tuy đái tháo đường được xếp vào nhóm bệnh mạn tính không lây nhưng những bệnh nhân phải chung sống và sử dụng thuốc điều trị suốt đời, điều này gây tổn hại rất lớn đến kinh tế và tinh thần cho gia đình và người bệnh.
Những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường.
Sau đây là những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Người bệnh nên thay đổi lối sống bằng cách “điều trị không dùng thuốc” như luyện tập thể dục, dinh dưỡng hợp lý và thay đổi lối sống.
- Luyện tập thể dục hằng ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, các bài tập kết hợp tay chân 30 phút 1 ngày, không nghỉ quá 2 ngày liên tiếp, có thể tăng thời gian đi bộ theo từng ngày nhưng không nên gắng sức. Đối với người già, đau khớp thì nên chia nhỏ thời gian tập nhiều lần trong ngày.
- Với chế độ dinh dưỡng thì có những ngyên tắc được đưa ra khuyến cáo chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường là:
+ Bệnh nhân béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3 – 7% cân nặng.
+ Nên dùng các loại Carbonhydrate hấp thu chậm, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ.
+ Bổ sung đạm từ 1 – 1,5g/kg thể trọng ở người không suy chức năng thận, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.
+ Hạn chế ăn đồ chiên rán, nên sử dụng các loại dầu chứa chất béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi.
+ Giảm muối trong khẩu phần ăn hằng ngày, tăng cường chất xơ khoảng 15g/ngày.
+ Bổ sung vi chất và khoáng chất, phòng tránh nguy cơ thiếu máu, bổ sung nhóm Vitamin B vì dùng Metfomin điều trị tiểu đường lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu Vitamin B12.
+ Hạn chế rượu bia, ngưng hút thuốc.
+ Không sử dụng đồ ăn ngọt chế biến sẵn, chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, sử dụng hệ đường tiên tiến hấp thu chậm.
+ Người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa trong ngày: sáng, phụ sáng, trưa, phụ chiều, tối và phụ tối. Trong đó bữa sáng cần ăn đầy đủ, bữa trưa tăng cường bổ sung chất xơ, các bữa phụ bổ sung các thực phẩm có chỉ số GI thấp để tránh hạ đường huyết xa bữa ăn. [3]
Với việc thay đổi lối sống tích cực, áp dụng những nguyên tắc để kiểm soát và phòng chống biến chứng của bệnh đái tháo đường, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường.
Lựa chọn thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Hướng đến sử dụng các thực phẩm hỗ trợ, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và người rối loạn dung nạp Lactose.
Glucare Gold là sản phẩm được rất nhiều bệnh nhân tin dùng. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng bởi các chuyên gia Australia tại đại học Sydney là sản phẩm có Chỉ số đường huyết (GI) thấp nhờ sử dụng hệ đường tiên tiến hấp thu chậm: Isomalt, Maltitol, Palatinose giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ tăng đường huyết quá cao sau khi uống và hạ đường huyết xa bữa ăn. Sản phẩm còn bổ sung chất xơ hòa tan (FOS) giảm tình trạng táo bón, tốt cho tiêu hóa, ngoài ra sản phẩm còn bổ sung tới 27 loại Vitamin và khoáng chất, giàu chất béo không no MUFA, PUFA tốt cho tim mạch. Đặc biệt không chứa Lactose và mỡ xấu Cholesterol.
Đặc biệt, Glucare Gold là sản phẩm Dinh dưỡng Y học của công ty Nutricare đạt Thương hiệu Quốc Gia 2018 – một sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
Tài liệu tham khảo:
- Atlas IDF 2015
- World Diabetes Day Guide 2015. Key messages. Available at idf.org/WDD 15-guide/pdf/WDD _2015_Guide.pdf
- Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, 2017
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *