Đái tháo đường và những biến chứng nguy hiểm
Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính không lây, tuy nhiên nếu không kiểm soát đường huyết hiệu quả sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Hãy cùng Nutricare điểm qua những biến chứng của bệnh ở bài viết dưới đây bạn nhé!
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Đái tháo đường là gì?
Việc điều trị muộn, không kiểm soát tốt đường huyết cùng như không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
1, Biến chứng cấp tính:
Với các triệu chứng như: hôn mê, mất nước, tiểu nhiều, nôn, buồn nôn, nhìn mờ là biến chứng có nguy cơ tử vong cao, do tăng các hormone gây tăng đường huyết và giảm Insulin làm tăng sản xuất glucose tại gan, giảm chuyển hóa glucose trong máu và đường tiết niệu.
2, Biến chứng mãn tính:
Đái tháo đường gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa đường,nếu kéo dài cùng với rối loạn các chất đạm, béo sẽ làm suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể:
- Biến chứng về mắt (thị giác)
Thường xuất hiện sau 5 năm ở bệnh nhân ĐTĐ type 1 và tất cả bệnh nhân ĐTĐ type 2. Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương, gây nên tình trạng đục thủy tinh thể, nhìn mờ, tắc mạch máu và xuất huyết võng mạc mắt nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng thận:
Gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người đái tháo đường hơn những người không mắc đái tháo đường. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận.
- Biến chứng thần kinh, mạch máu ngoại vi:
Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi..
- Biến chứng tim mạch:
Ảnh hưởng đến tim và mạch máu và có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch vành (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bệnh tim mạch là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người đái tháo đường. Huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Tổn thương bàn chân:
Đây là biến chứng hay gặp và là nguyên nhân dẫn tới cắt cụt chân và tử vong cao ở người ĐTĐ. Bệnh lý bàn chân bản chất là do biến chứng mạch máu ngoại vi cùng với sự gắn bó của nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Làm sao để phòng tránh các biến chứng?
Đái tháo đường là bệnh mãn tính và hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình nhờ:
- Kiểm soát tốt đường huyết, lựa chọn thực phẩm có chỉ số GI thấp < 55.
- Tập luyện thể dục điều độ, phù hợp với thể trạng sức khỏe.
- Dinh dưỡng cân bằng, giảm muối, ít mỡ, ít đạm, tăng rau xanh và củ quả.
- Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có các triệu chứng bất thường.
Sử dụng Nutricare Cerna kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng.
Nutricare Cerna – Sản phẩm được chứng minh lâm sàng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia có chỉ số đường huyết thấp GI = 32,5. Nhờ cung cấp hệ bột đường hấp thu chậm (Isomalt, Maltitol, Palatinose) giúp kiểm soát đường huyết sau ăn và phòng nguy cơ hạ đường huyết xa bữa ăn.
Đặc biệt, Nutricare Cerna bổ sung chất béo MUFA, PUFA tốt cho tim mạch, phòng ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, tốt cho tim mạch.
Sử dụng Nutricare Cerna vào thời điểm:
- Thay thế hoàn toàn bữa ăn phụ hoặc khi đói (cách bữa chính 2 giờ)
- Bổ sung 1 phần vào bữa chính chưa đủ dinh dưỡng
- Thay thế bữa sáng hoặc bữa phụ tối giúp phòng nguy cơ hạ đường huyết về đêm.
Nutricare Cerna là sản phẩm được các Y bác sĩ/Chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người tiểu đường. Người bệnh vẫn có thể sống khỏe, hòa bình với Đái tháo đường với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng lối sống lành mạnh
Tài liệu tham khảo:
1, http://www.joslin.org/info/6_tips_for_avoiding_complications_from_diabetes.html.
2, http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20045803.
3, Sách Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học – Trường đại học Y Hà Nội (Trang 322- 346)
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *