Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện? 7 Cách tăng cường đề kháng cho trẻ

5/5 - (1 vote)

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Trần Thị Hiền: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện luôn là câu hỏi nhận được sự quan tâm từ các mẹ có con nhỏ. Hệ miễn dịch của trẻ là tấm khiên chắn tự nhiên bảo vệ con tránh khỏi sự tấn công vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và môi trường độc hại. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi trên và cung cấp 7 mẹo tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Theo dõi ngay! 

1. Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện?

Hoạt động của hệ miễn dịch sẽ tạo nên sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh bên ngoài, giúp trẻ chống lại các bệnh lý. Thông thường, hệ miễn dịch của trẻ sẽ hoàn thiện hoàn toàn sau 3 – 4 năm.

  • 6 tháng đầu: Ở những năm tháng đầu đời trẻ sơ sinh được bảo vệ tốt nhờ hệ miễn dịch thụ động – hệ thống các kháng thể nhận được qua bào thai và trong sữa mẹ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ ngay và nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
  • 6 tháng đến 3 tuổi: Thời điểm này trẻ bắt đầu cai sữa và lượng kháng thể IgG trẻ nhận từ mẹ giảm đi nhiều. Trong khi đó, hệ miễn dịch lại chưa phát triển đầy đủ khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus như dị ứng, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,…
Hệ miễn dịch của trẻ
Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện?

Có thể bạn quan tâm: 9+ Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh

2. Làm thế nào để hệ miễn dịch của bé luôn khỏe mạnh

Duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh ở trẻ, đặc biệt là 5 năm đầu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé sau này. Cha mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp củng cố hệ miễn dịch cho trẻ:

2.1. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Trong 6 tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn vô cùng non nớt. Sữa mẹ là nguồn cung cấp chính lượng kháng thể và tế bào bạch cầu miễn dịch dồi dào cho bé. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ hạn chế việc mắc bệnh ở trẻ sơ sinh, tạo điều kiện phát triển thể chất và trí tuệ cho trẻ sau này một cách tốt nhất.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Hơn nữa, từ tháng thứ 6 trở đi cho đến khi trẻ được 2 tuổi, trẻ vẫn nên được tiếp tục bú sữa mẹ bên cạnh một chế độ ăn dặm hợp lý để duy trì lượng kháng thể cần thiết, giúp bảo vệ trẻ khỏi tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

Cho bé bú mẹ
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng sức đề kháng của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

2.2. Cải thiện đường tiêu hóa cho trẻ

Đường tiêu hóa là mắt xích quan trọng nhất trong hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, việc phát triển hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng là cách thức tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho trẻ nhỏ. Vậy làm sao để nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa ở trẻ?

  • Đầu tiên, cha mẹ không nên cho con ăn dặm quá sớm cho đến khi đường ruột của con có khả năng tiêu hoá thức ăn đầy đủ. Mặt khác, chế độ ăn dặm không phù hợp cũng có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Thứ hai, cha mẹ nên dựa trên tuổi và thể trạng của con để lựa chọn thực đơn và khẩu phần ăn dặm phù hợp nhất. Các loại thực phẩm như sữa chua, rau củ, trái cây tự nhiên giàu chất xơ là lựa chọn tốt để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và kích thích sản sinh các yếu tố miễn dịch cho trẻ.
Thực phẩm ăn dặm
Sử dụng thực phẩm và chế độ ăn dặm hợp lý để cải thiện đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.3. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp trẻ hoàn thiện mọi cơ quan của cơ thể, tạo điều kiện hoàn thiện hệ miễn dịch. Từ đó giúp trẻ đủ sức kìm hãm và tiêu diệt các mầm bệnh từ cả bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường một cách tự nhiên nhất.

Để làm được điều này, khi bắt đầu ăn dặm hoặc ăn hoàn toàn, cha mẹ cần tính toán chế độ ăn đa dạng với khẩu phần đầy đủ và chứa đủ hàm lượng các dưỡng chất. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung để tăng cường hệ miễn dịch cần được bổ sung thường xuyên là Vitamin A, C, E, Kẽm, Selen, Protein, Sắt,…

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng tự nhiên của trẻ

Một cách khác để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là bổ sung thêm các sản phẩm chứa Vitamin và khoáng chất, tuy nhiên khi sử dụng cần có hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế về liều dùng và thời gian thích hợp.

Ngoài ra, cha mẹ có thể phối hợp thêm các loại thực phẩm bổ trợ như sữa non   ColosCare để tăng cường dinh dưỡng và khả năng bảo vệ trẻ. Sữa ColosCare với công thức cải tiến là lựa chọn tuyệt vời đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời.

Sữa sử dụng 100% nguyên liệu sữa non nhập khẩu từ Mỹ giúp nâng cao sức đề kháng ở trẻ. Tỷ lệ Kẽm, Lysine, Enzym, DHA, Canxi, chất xơ,… được nghiên cứu sao cho tối ưu nhất giúp cải thiện hấp thu, giảm tình trạng biếng ăn ở từng độ tuổi của trẻ.

Sữa non cho bé
Sữa ColosCare bổ sung sữa non chứa kháng thể IgG 1200+mg giúp tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho trẻ nhỏ

2.4. Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh

Hệ miễn dịch ở các cơ quan tiêu hoá quyết định tới 70% khả năng miễn dịch của cơ thể. Thuốc kháng sinh có thể gây mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, khiến hệ tiêu hóa yếu đi dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Do đó, cha mẹ chỉ nên dùng kháng sinh cho con theo đúng chỉ định của bác sĩ và không tự ý sử dụng thuốc.

Bên cạnh đó, khi trẻ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, cha mẹ nên chuẩn bị thêm các loại thực phẩm giúp phục hồi sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột như sữa chua, men tiêu hóa, Vitamin hoặc các Axit Amin thiết yếu,…

Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh
Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ để tăng sức đề kháng tự nhiên

2.5. Tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo

Tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo là biện pháp hiệu quả và đơn giản nhất để trẻ có miễn dịch chủ động đặc hiệu với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp, đặc biệt trong 2 năm đầu đời.

Ba mẹ cần cho bé đi tiêm chủng đủ loại, đúng thời điểm và đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm. Các loại vaccine quan trọng ngay ở giai đoạn sơ sinh bao gồm: viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, quai bị, sởi, thuỷ đậu, viêm não nhật bản,…

Tiêm chủng đầy đủ
Tiêm chủng đầy đủ theo lứa tuổi và theo chỉ định của các cơ quan y tế

2.6. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch là không thể phủ nhận. Mất ngủ hay ngủ không ngon giấc không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn có thể là nguyên nhân gây ra giảm số lượng kháng thể và tế bào miễn dịch, dẫn đến tình trạng giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

Dưới đây là lượng thời gian ngủ cần thiết trong ngày theo lứa tuổi của trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 18 – 20h/ngày.
  • Trẻ mới biết đi, trẻ trên từ 6 tháng tuổi: 12 – 13h/ngày.
  • Trẻ mẫu giáo: 10h/ngày.
Đảm bảo trẻ ngủ đù giấc
Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không thức quá khuya

2.7. Tập thể dục đúng cách cho bé

Tập thể dục đúng cách là phương pháp tuyệt vời giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Tập luyện hàng ngày giúp cơ thể dẻo dai và trao đổi chất tốt hơn, đồng thời làm tăng số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể.

Để hình thành thói quen này cho trẻ, cha mẹ có thể cùng con tập thể dục hàng ngày và làm tấm gương tốt cho bé. Cha mẹ cũng nên khuyến khích các bé tham gia những môn thể thao lành mạnh và hỗ trợ phát triển thể chất như: đạp xe, chạy bộ, trượt băng, bơi lội,…

Tập thể dục đúng cách
Tập thể dục đúng cách, nâng cao sức khỏe giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa mắc bệnh ở trẻ

Tìm hiểu thêm:

3. Thời điểm nên tăng cường đề kháng cho trẻ

Một khi tấm khiên chắn bảo vệ trẻ suy yếu, virus, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Những thời điểm hệ miễn dịch của bé trở nên mỏng manh nhất mà cha mẹ cần lưu ý:

3.1. Thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa là thời điểm nhiệt độ biến đổi liên tục cùng với tình trạng thời tiết thất thường dễ khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, suy yếu dẫn đến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Các bệnh thường gặp là các bệnh dị ứng, cảm sốt, viêm đường hô hấp.

Để ngăn ngừa và bảo vệ bé tránh xa các tác nhân gây bệnh, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cũng như bổ sung thêm các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho trẻ.

Thời tiết giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ rất dễ mắc bệnh và nên được tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

3.2. Trẻ bắt đầu đến trường học

Nhà trẻ, trường học là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh do đây là nơi tập trung đông trẻ nhỏ. Hệ miễn dịch của các bé còn non nớt nên khi thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống chung có thể là nguyên nhân gây truyền nhiễm bệnh giữa các con. Nếu cha mẹ không để ý kỹ và bổ sung, cải thiện sức đề kháng ở trẻ, bé sẽ rất dễ nhiễm bệnh, hay ốm vặt.

Để duy trì sức đề kháng tốt ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn và khuyến khích trẻ rèn luyện sức khỏe hàng ngày. Hoạt động tiêm chủng cho trẻ cũng cần thực hiện đầy đủ theo chỉ định để trẻ luôn khỏe mạnh khi đến trường học tập và vui chơi.

Nhà trẻ, trường học
Nhà trẻ, trường học là nơi mầm bệnh có nguy cơ phát triển và lây lan

3.3. Các thời điểm dịch bệnh

Khi dịch bệnh, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chính là những đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh cho bé, thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa trẻ tiếp xúc với bệnh tật. Chẳng hạn như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng tự nhiên.

Phòng bệnh cho trẻ
Cha mẹ cần phòng ngừa kỹ càng cho trẻ trong mùa dịch bệnh

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Khi nào hệ miễn dịch của trẻ hoàn thiện”. Các bậc phụ huynh hãy lưu ý tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho con một cách đầy đủ từ giai đoạn sơ sinh để giúp con yêu được phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.

Nếu có thắc mắc gì về chủ đề trên, liên hệ ngay hotline 1800.6011 hoặc fanpage  ColosCare – Tăng cường miễn dịch, đề kháng toàn diện để được lắng nghe giải đáp và tư vấn từ các chuyên gia y tế bạn nhé!

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chuyên gia TRẦN THỊ HIỀN

5/5 - (1 vote)

Quá trình đào tạo và công tác

2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng

  • 2014 – 2018: Cử nhân dinh dưỡng tai Đại học Y Hà Nội
  • 2019 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.

Công trình nghiên cứu

  • Kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình tại xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh năm 2018
  • Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 3-5 tuổi tại một số xã, thị trấn thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2016
5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment