Cơ chế miễn dịch và hoạt động của tế bào miễn dịch

Rate this post

Hiểu rõ cơ chế miễn dịch và hoạt động của các tế bào miễn dịch không chỉ giúp chúng ta nâng cao kiến thức mà còn hỗ trợ trong việc áp dụng các biện pháp dinh dưỡng phù hợp để tăng cường sức khỏe. Hãy cùng khám phá sâu hơn về hệ miễn dịch và các loại tế bào đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể qua bài viết dưới đây.

1. Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch của cơ thể là một trong những hệ thống phòng thủ phức tạp và tinh vi nhất, bảo vệ chúng ta khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Nó như một “đội quân” hùng mạnh, bao gồm các tế bào, mô và cơ quan chuyên biệt, luôn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng và các tế bào lạ.

Khác với hệ thần kinh, hệ miễn dịch có sự phân bố rộng khắp trong cơ thể, bao gồm: amidan ở cổ họng, hệ tiêu hóa, tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, cùng với niêm mạc mũi, họng và cơ quan sinh dục. Sự phân bố này giúp hệ miễn dịch hình thành, lưu trữ và duy trì hoạt động của các tế bào miễn dịch, đảm bảo sức khỏe tổng thể của cơ thể. Hệ miễn dịch bao gồm hai loại chính: miễn dịch tự nhiên (innate immune system) và miễn dịch đáp ứng (immune response).

Hệ miễn dịch tự nhiên là khả năng bảo vệ có sẵn từ khi sinh ra, giúp cơ thể đối phó với mọi kháng nguyên. Đây là hàng rào đầu tiên của cơ thể có phản ứng nhanh chóng trong vài phút hoặc vài giờ khi tiếp xúc với vật lạ để chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh.

Hệ miễn dịch đáp ứng là hàng rào bảo vệ thứ hai của cơ thể, được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời sau khi tiếp xúc với kháng nguyên. So với miễn dịch tự nhiên, miễn dịch đáp ứng phản ứng chậm hơn trong vài ngày đối với lần đầu tiên tiếp xúc với mầm bệnh vì cần một quá trình dài để nhận biết và vô hiệu hóa mầm bệnh. Quá trình này giúp cơ thể ghi nhớ kháng nguyên, tạo ra các tế bào bộ nhớ, giúp phản ứng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn khi gặp lại kháng nguyên đó.

2. Hoạt động của tế bào miễn dịch

Khi cơ thể bị mầm bệnh xâm nhập, hệ miễn dịch tự nhiên là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, các tế bào bạch cầu sẽ xuất hiện đầu tiên để tiêu diệt chúng, đại thực bào vừa có vai trò tiêu diệt tác nhân gây bệnh vừa truyền thông tin cho tế bào đuôi gai, trong khi tế bào NK tập trung tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh và tế bào ung thư. Sau khi nhận được tín hiệu từ đại thực bào, tế bào đuôi gai ngay lập tức xử lý và truyền thông tin đến tế bào T trợ giúp nhằm kích hoạt tế bào T sát thủ, và tế bào B để tăng cường phản ứng, tiêu diệt kháng nguyên và tạo ra trí nhớ miễn dịch, hình thành nên hệ miễn dịch đáp ứng giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn khi gặp lại kháng nguyên trong tương lai.

3. Tế bào “thủ lĩnh” hệ miễn dịch pDC

Tế bào đuôi gai (Dendritic cell – DC) là một tế bào miễn dịch chuyên biệt có khả năng xử lý kháng nguyên để trình diện cho các tế bào T, thiết lập mối quan hệ giữa phản ứng miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đáp ứng. Chúng được chia làm 3 loại chính cDC, pDC, mDC và phân bố rộng khắp cơ thể tạo nên một hệ thống giám sát và lan truyền thông tin cho các tế bào miễn dịch.

Trong đó, tế bào pDC là nhóm tế bào miễn dịch đặc biệt khi gặp kháng nguyên, chúng sẽ được kích hoạt và đóng vai trò “thủ lĩnh” trong việc chỉ đạo các tế bào miễn dịch khác nhằm tiêu diệt và chống lại sự xâm nhập của virus, còn trong điều kiện bình thường, “thủ lĩnh” hệ miễn dịch pDC là các tế bào không hoạt động.

Khi tế bào pDC gặp vi-rút, chúng được kích hoạt và sản xuất ra IFN-α giúp tiêu diệt vi-rút bên trong các tế bào nhiễm bệnh và kích hoạt tế bào NK, loại tế bào này sẽ tiêu diệt các tế bào nhiễm vi-rút. Đồng thời, kích hoạt tế bào T trợ giúp từ đó kích hoạt tế bào T sát thủ giúp tiêu diệt các tế bào nhiễm bệnh một cách chính xác và kích hoạt tế bào B tạo ra các kháng thể IgG đặc hiệu để chống lại vi-rút. Từ đó, sản xuất kháng thể B tự nhiên chứa IgA để bảo vệ các bề mặt niêm mạc như mũi, họng, và ruột.

Nhờ các quá trình này, cơ thể có thể tiêu diệt vi-rút và bảo vệ các bề mặt dễ bị nhiễm bệnh, đồng thời ghi nhớ virus để phản ứng nhanh hơn trong các lần nhiễm sau. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của “thủ lĩnh” hệ miễn dịch pDC trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Hiểu rõ cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch và vai trò của các tế bào miễn dịch như “thủ lĩnh” hệ miễn dịch pDC giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về cách cơ thể bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn lựa các sản phẩm dinh dưỡng để duy trì sức khỏe hệ miễn dịch và đảm bảo sức khỏe toàn diện.

Khát vọng nâng tầm sức khỏe người Việt của Nutricare

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Dinh dưỡng Y học tại Việt Nam, những năm qua, Nutricare đã nỗ lực nghiên cứu, phát triển công thức dinh dưỡng phù hợp với thể trạng người Việt. “Bằng việc hợp tác với Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA), Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học Nutricare một lần nữa khẳng định khát vọng và cam kết mang đến những giải pháp dinh dưỡng chất lượng vượt trội, đặc biệt chuẩn Hoa Kỳ, nhằm chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho hàng triệu gia đình Việt.” – Bác sĩ Nguyễn Đức Minh – Tổng Giám đốc Nutricare chia sẻ.

Ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến trên thế giới, Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm Sữa mát Metacare Opti đột phá với Công nghệ lợi khuẩn Postbiotic, bổ sung 30 tỷ lợi khuẩn Postbiotic (hệ lợi khuẩn Postbiotic LBiome và Postbiotic L. Lactis Plasma) giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, cùng HMO và chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cân bằng hệ vinh sinh đường ruột. Sữa non 24h từ Mỹ hỗ trợ tăng cường đề kháng cùng 60 dưỡng chất giúp trẻ tăng cân, cao lớn.

Tham khảo sản phẩm ứng dụng công nghệ lợi khuẩn Postbiotic L.Lactis Plasma tại: Nutricare tiên phong ứng dụng công nghệ lợi khuẩn Postbiotic đột phá vào Metacare Opti 2+

Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *