9+ Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh
Bài viết được viết bởi Chuyên gia Trần Thị Hiền: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch còn non nớt và chưa phát triển toàn diện. Chính vì vậy, mẹ cần trang bị kiến thức về cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh để giúp bé khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật. Mời mẹ cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu cụ thể nhé!
Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch? 9+ Món ăn bổ dưỡng
1. Nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên, quý giá nhất cho bé trong những năm đầu đời. Bởi lúc này, hệ miễn dịch của trẻ còn rất non nớt, chưa hoàn thiện nên rất cần kháng thể từ mẹ. Thành phần sữa non của mẹ trong những tháng đầu chứa nhiều kháng thể immunoglobulin như: IgA, IgM, IgG giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch thụ động và các tế bào bạch cầu lympho B, T để bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại.
Theo nghiên cứu của cố vấn Y khoa tại Đại học California – Mỹ, các kháng thể trong sữa mẹ giúp trẻ giảm được nhiều nguy cơ mắc các bệnh như: nhiễm trùng đường hô hấp, đường ruột, viêm tai, tiêu chảy, viêm màng não hay cảm cúm… [1] Đây cũng là lý do mà các nhà nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị các mẹ nên cho trẻ bú bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và tiếp tục kéo dài đến khi trẻ được 2 tuổi kết hợp với chế độ ăn dặm.
2. Bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hoá
Lợi khuẩn là những vi sinh vật giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch cho trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu của trường Đại học Harvard – Mỹ, việc bổ sung các lợi khuẩn giúp giảm nguy cơ mắc cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh: tiêu chảy, chàm, nhiễm khuẩn tiêu hóa, viêm ruột, hay ốm vặt, cảm cúm… ở trẻ em. [2]
Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh là việc bổ sung các lợi khuẩn cho đường tiêu hóa của các trẻ khi bước vào độ tuổi ăn dặm, ngoài men vi sinh còn có nguồn thức ăn hàng ngày như:
- Các thực phẩm lên men: sữa chua, phô mai giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn và ức chế hại khuẩn đường ruột, do đó kích thích bé ăn ngon, tăng hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi hay cảm lạnh, nhiễm khuẩn…
- Các loại trái cây như: như chuối, cam quýt, nho, việt quất, thanh long, táo bổ sung vitamin B6, vitamin C, Prebiotic, các chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ bệnh đường hô hấp cho bé.
3. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ & trẻ
Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé là vô cùng cần thiết để đảm bảo bé nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng trong những tháng đầu đời. Giúp bé tăng cường miễn dịch chống lại bệnh tật cũng như sức khỏe về sau. Quá trình bổ sung chất dinh dưỡng chia thành hai giai đoạn và ở mỗi giai đoạn chúng ta cần phải lưu ý chế độ ăn uống khác nhau, đó là:
Giai đoạn đầu khi mẹ cho trẻ bú:
Chất lượng sữa trong giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Do đó, mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp nghỉ ngơi khoa học và luôn giữ được tâm trạng thoải mái sau sinh. Bữa ăn của mẹ đang cho con bú nên được bổ sung đầy đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất với các thực phẩm khác nhau như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau củ quả… để mẹ khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch cho bé.
Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm: (từ ít nhất 6 tháng tuổi)
Từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài nguồn sữa mẹ, trẻ bắt đầu ăn dặm có thể bổ sung thêm các dưỡng chất giúp thúc đẩy hệ miễn dịch như:
- Các loại vitamin A, B, C, E: Có tác dụng tăng cường miễn dịch bằng cách hỗ trợ sản sinh kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa. Bạn nên bổ sung các vitamin vào khẩu phần ăn cho trẻ như trong hoa quả, các loại rau, đậu nành, ngũ cốc…
- Lysine: Là acid amin thiết yếu, có vai trò quan trọng với hệ xương khớp, miễn dịch, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu, chuyển hóa. Bổ sung Lysine qua các loại thịt và các chế phẩm từ sữa như: thịt màu đỏ, gà, trứng, đậu, phô mai, men bia, đậu nành, mầm lúa mạch….
- Kẽm, sắt: giúp tăng cường miễn dịch, cung cấp năng lượng cho tế bào giúp vết thương mau lành. Bổ sung kẽm, sắt qua các thực phẩm như: thịt bò, cá, tôm, cua….
- Beta glucan: giúp kích hoạt hệ thống bổ sung, tăng cường tiêu diệt tự nhiên của hệ miễn dịch. Có thể bổ sung Beta Glucan qua các sản phẩm sữa công thức và bột ăn dặm cho trẻ.
- Selen: là nguyên tố vi lượng tác động đến thành phần của hệ miễn dịch, quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Dưỡng chất này có thể được bổ sung qua các loại sữa hoặc thực phẩm như: thịt bò, tôm cua cá, lòng đỏ trứng…
4. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ
Kháng thể trong sữa mẹ tạo miễn dịch thụ động cho trẻ, tuy nhiên kháng thể này sẽ dần bị suy yếu. Vì vậy, một trong các cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh là tiêm chủng vaccine giúp bé tạo được miễn dịch chủ động, cơ thể tự sản sinh ra các kháng thể và ghi nhớ để chống lại được nhiều bệnh tật nguy hiểm trong tương lai. Mẹ cần cho bé tham gia tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các mũi tiêm quan trọng sau:
- Viêm gan B: trong vòng 24 giờ sau khi sinh
- Lao phổi: 1 tháng tuổi 1 mũi duy nhất
- Bạch hầu, uốn ván, ho gà, Haemophilus cúm B (Hib), bại liệt (IPV)
- MMR: kháng ba loại virus sởi, quai bị và rubella
- Thủy đậu
- Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu, não mô cầu
- Bệnh cúm
- Tiêu chảy do Rotavirus (RV)
Đồng thời, trước khi cho trẻ đi tiêm, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Báo với bác sĩ một số loại thuốc hay vaccine mà trẻ đang dùng hoặc tiêm gần đây, một số thức ăn trẻ bị dị ứng để được tư vấn kịp thời, chính xác
- Đối với trường hợp trẻ bị mắc bệnh mãn tính, nên báo cáo ngay với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ để bác sĩ cân nhắc có tiêm chủng hay không
5. Chỉ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Kháng sinh hiện nay thường chỉ sử dụng cho trẻ sơ sinh trong điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi… Đối với các bệnh về miễn dịch thông thường như: cảm cúm, sổ mũi, đau họng nhẹ… thì không cần bởi kháng sinh lúc này sẽ không có hiệu quả.
Bên cạnh đó, sử dụng kháng sinh nhiều dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, ngoài ra còn gây một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, tiêu chảy, tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gan dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột…
Vì vậy, mẹ cần lưu ý như sau:
- Chỉ sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ khi bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, không dùng cho nhiễm virus, nấm.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Đảm bảo trẻ uống đúng và đủ liều kháng sinh theo thời gian mà bác sĩ quy định. Không sử dụng lại kháng sinh còn thừa từ lần trước đó sử dụng.
- Nếu thấy trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn nặng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về việc dùng thuốc cho trẻ hợp lý.
Sử dụng kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hoá của bé, vì vậy trong thời gian sử dụng, mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn cho bé như:
- Thêm sữa chua hoặc các chế phẩm từ sữa, men tiêu hoá để bổ sung lợi khuẩn, hệ vi khuẩn chí đường ruột giúp bé tăng cường miễn dịch.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2 – 3 lít nước/ngày để thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
- Cho trẻ uống thêm nước hoa quả giúp bổ sung vitamin, acid amin thiết yếu để bé sớm phục hồi cũng như cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột lại.
6. Để trẻ ngủ đủ giấc
Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh là cho trẻ nhủ đủ giấc. Giấc ngủ có vai trò quan trọng vô cùng quan trọng với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ trong những năm đầu. Khi bé ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần thoải mái, thông minh, nhanh nhẹn và hoạt bát hơn. Đồng thời, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone giúp cho sự phát triển của xương khớp, cơ bắp.
Trái lại, những bé ngủ không đủ giấc khiến não bộ bị stress tiết ra những hormon gây mất cân bằng cơ thể như: Cortisol, Progesterone… Điều này là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, hay quấy khóc, mệt mỏi, kém hoạt bát, mất tập trung… Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, thể chất, hệ miễn dịch dễ bị suy yếu.
Vậy trẻ ngủ bao nhiêu tiếng là đủ giấc? Thông thường, trẻ sơ sinh thường ngủ liên tục khoảng từ 16 – 18 tiếng/ngày. Buổi đêm thường chiếm 8 – 11 tiếng bởi bé chỉ tỉnh khi đói hoặc quấy, khóc. Vì vậy, mẹ nên đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc để trẻ được phát triển khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và tăng cường sức đề kháng.
7. Bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn gây bệnh
Việc bảo vệ trẻ khỏi các vi khuẩn gây bệnh không giúp cho trẻ tăng cường hệ miễn dịch nhưng lại có thể bảo vệ các tế bào miễn dịch. Để làm được điều này, mẹ nên lưu ý một số việc sau:
- Thường xuyên vệ sinh tay, chân cho trẻ: da là hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại như vi khuẩn, tia UV… Vệ sinh sạch sẽ chân tay bằng xà phòng và nước sạch giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ hệ miễn dịch.
- Vệ sinh đồ dùng của trẻ: bình sữa, dụng cụ pha sữa, núm ti giả, dụng cụ ăn uống của bé hàng ngày bằng nước rửa chén, sau đó tráng lại bằng nước sôi hoặc nước ấm để tiệt trùng vi khuẩn.
- Tránh xa những người bị bệnh và hạn chế đến nơi đông người: bởi nơi đông người có thể xuất hiện nhiều mầm bệnh, trẻ còn nhỏ nên sức đề kháng yếu rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
8. Tránh tiếp xúc với khói thuốc
Khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất độc hóa học, trong đó có ít nhất 250 loại chất độc như: asen, nicotine, benzen… gây kích ứng và tiêu diệt các tế bào trong cơ thể. Trẻ sơ sinh sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với người lớn bởi hệ miễn dịch còn non yếu. Khi tiếp xúc nhiều với khói thuốc, trẻ có nguy cơ mắc phải một số bệnh như:
- Hệ hô hấp yếu ớt dễ mắc phải các bệnh: hen suyễn, khó thở, viêm phổi, viêm phế quản ho, viêm họng….
- Hệ thần kinh và trí não kém phát triển
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, máu, mạch vành, đột tử…
Vì vậy, để tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bạn nên từ bỏ thuốc lá và tránh xa những nơi nhiều khói thuốc.
Cách tăng cường hệ miễn dịch mùa đông HIỆU QUẢ
9. Bổ sung sữa non giúp trẻ khỏe mạnh
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau 7 – 9 tháng thì kháng thể IgG trong sữa mẹ bắt đầu giảm dần, trong khi đó hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện.
Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, mẹ nên kết hợp cả bú mẹ và bổ sung dưỡng chất từ sữa non (có thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa mẹ). Việc bổ sung dinh dưỡng từ sữa non cung cấp nguồn kháng thể dồi dào tăng cường miễn dịch cho bé, đồng thời tạo tiền đề cho bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
Sữa non ColosCare IgG24h giàu kháng thể IgG giúp bổ sung được nhiều dưỡng chất quan trọng, tăng cường miễn dịch cho trẻ an toàn, hiệu quả. Đây là dòng sản phẩm đến từ Nutricare – Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học hàng đầu Việt Nam.
Sữa non ColosCare IgG 24h là dòng sản phẩm sữa non dành cho cả gia đình, trong đó có cả trẻ sơ sinh, nổi bật với các ưu điểm vượt trội như: 100% Sữa non Colostrum nhập khẩu từ Mỹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh. Kháng thể Immunoglobulin G (IgG), IgA tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Hệ 5 enzym (Alpha Amylase, Protease, Lactase, Cellulase, Lipase) cùng với Lysine và Kẽm, giúp bé ăn ngon miệng, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng ở trẻ.
Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hoặc đặt hàng nhanh chóng nhất, bạn đọc có thể truy cập vào hoặc liên hệ hotline 18006011 để được tư vấn tận tình về sản phẩm và hỗ trợ kịp thời.
20+ Loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch dễ kiếm
Đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non nớt nên rất cần được bú sữa mẹ, bổ sung dưỡng chất, tiêm vaccine hay bổ sung sữa non… để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng giảm nguy cơ mắc bệnh. Hy vọng với phần chia sẻ 9+ cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh, mẹ sẽ có những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh nhất!
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Quá trình đào tạo và công tác
2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng
- 2014 – 2018: Cử nhân dinh dưỡng tai Đại học Y Hà Nội
- 2019 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
Công trình nghiên cứu
- Kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình tại xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh năm 2018
- Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 3-5 tuổi tại một số xã, thị trấn thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2016
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *