Sau phẫu thuật nội soi nên ăn gì để hồi phục nhanh chóng?

4.8/5 - (11 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Sau phẫu thuật nội soi nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe và giảm thiểu biến chứng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau để có được chế độ ăn phù hợp, khoa học và hỗ trợ sau phẫu thuật tốt nhất.

1. Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi là phương pháp hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Phương pháp này làm giảm tối đa những đau đớn, vết thương nhỏ, hạn chế nhiễm trùng, quá trình hồi phục nhanh. Tuy vậy, phẫu thuật nội soi cũng không tránh khỏi những tổn thương, xâm lấn nhất định cho cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân vẫn cần phải lưu ý để phòng tránh những trường hợp không may xảy ra – đặc biệt là nhiễm trùng vết thương.

1.1. Giai đoạn đầu sau phẫu thuật: Bắt đầu với chế độ ăn lỏng

Với câu hỏi ngay sau phẫu thuật nội soi nên ăn gì thì chế độ ăn 1-2 ngày sau phẫu thuật nội soi như sau:

Trong khoảng 6 tiếng sau khi phẫu thuật nội soi: không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Bởi sau mổ, đường ruột của bạn có thể bị tác động, gây giảm nhu động ruột, nếu ăn ngay có thể làm ứ trệ thức ăn và làm tăng khí trong ruột, gây đầy hơi và ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sức khỏe.

Trong vài ngày tiếp theo

  • Ưu tiên những thức ăn dạng lỏng như cháo loãng, canh súp bởi sau mổ trong cơ thể vẫn còn tồn đọng thuốc gây mê làm cản trở quá trình trao đổi chất. Những thức ăn dạng lỏng này giúp cơ thể dễ hấp thu, dễ tiêu hóa hơn.
  • Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây như: nước táo,…để bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể.
  • Khoảng từ ngày thứ 2 sau mổ, khi nhu động ruột hoạt động trở lại, đánh hơi được thì bệnh nhân có thể ăn cháo bình thường và ăn các loại quả giàu vitamin E, C như: táo, nho,… Bởi những loại quả này chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể tăng đề kháng, giảm viêm.

Lưu ý

  • Uống đủ nước: Sau khi mổ nội soi cơ thể người bệnh bị mất khá nhiều nước. Vì vậy, nên uống đủ khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày (nếu bác sĩ không khuyên phải hạn chế chất lỏng). Nên chia thành 10-12 cốc và uống từ từ để cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Nên tránh hoàn toàn thức ăn có chứa hạt và các loại hạt: Bởi trong giai đoạn vừa mổ vài ngày thì cần ưu tiên các loại thức ăn có độ mịn. Nếu lựa chọn thức ăn có các loại hạt, cứng thì hệ tiêu hóa sẽ phải “vất vả” để phân giải và có thể ảnh hưởng tới vết thương.
  • Nếu bệnh nhân mổ nội soi can thiệp tới hệ tiêu hóa như: mổ nội soi dạ dày, đại tràng,… thì nên ăn qua đường truyền tĩnh mạch để tạo điều kiện tốt nhất cho hệ tiêu hóa phục hồi.
Các thức ăn dạng lỏng như cháo loãng, súp
Các thức ăn dạng lỏng như cháo loãng, súp,…là thực đơn tốt nhất cho người mới phẫu thuật nội soi được vài ngày

Có thể bạn quan tâm:

Ăn gì sau phẫu thuật thẩm mỹ giúp cơ thể nhanh hồi phục?

1.2. Giai đoạn giữa: Tiến tới thức ăn mềm

Là giai đoạn bệnh nhân đã được phẫu thuật từ 3-7 ngày. Trong thời điểm này, khẩu phần ăn của người bệnh cần tăng cường thêm protein, giúp bổ sung năng lượng để cơ thể dần hồi phục. Sau mỗi ngày, người bệnh có thể bổ sung thêm lượng thức ăn tương đương với 250-500 kcal tùy theo thể trạng và nhu cầu ăn của từng bệnh nhân.

Tuy nhiên, giai đoạn giữa sau phẫu thuật, người bệnh vẫn nên ưu tiên ăn những đồ ăn mềm và lựa chọn tối ưu nhất là món cháo. Ngoài ra có thể bổ sung các thực đơn khác nhưng cần phải ở dạng mềm. Các lựa chọn tốt nhất cho người bệnh như:

  • Thịt xay mịn hoặc nấu chín mềm
  • Khoai tây luộc chín mềm
  • Bơ đậu phộng mịn
  • Rau nấu chín

Những món ăn này sẽ giúp giảm khó chịu cho hệ tiêu hóa, để cơ thể người bệnh hấp thu tốt và dễ ăn hơn.

Lưu ý

  • Tránh ăn các loại trái cây họ cam quýt: bởi chúng chứa lượng acid citric tương đối cao. Đây là chất thường sử dụng để chống đông máu. Vì vậy, khi vừa phẫu thuật nội soi vết mổ chưa lành hẳn thì người bệnh không nên ăn.
  • Thực phẩm sinh khí như bông cải xanh, bắp cải, súp lơ cũng không nên sử dụng. Bởi có thể làm người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.
Cháo đặc nấu với thịt xay mềm
Cháo đặc nấu với thịt xay mềm là một trong những thực đơn tốt cho người bệnh sau phẫu thuật nội soi ở giai đoạn giữa

1.3. Giai đoạn hồi phục: Chuyển sang chế độ ăn kiêng thông thường

Người sau phẫu thuật nội soi nên ăn gì ở giai đoạn hồi phục? – Thường là thời điểm sau 7 ngày khi phẫu thuật và vết mổ đã tương đối lành, khô. Hầu hết bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, trừ những trường hợp nặng hoặc phẫu thuật ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa thì nên duy trì thêm khoảng 1-2 ngày ăn cháo.

Đây là giai đoạn mà người bệnh nên tập ăn uống trở lại và cũng không cần kiêng khem quá nhiều. Điều này giúp cho cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.

Lưu ý

  • Khi bệnh nhân có biểu hiện chán ăn thì nên chia thành từ 6-8 bữa nhỏ mỗi ngày. Khuyến khích để người bệnh bổ sung thêm các loại sữa (dành cho người bệnh sau phẫu thuật), nước trái cây,…để được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
  • Thức ăn nên chế biến ở dạng mềm như cháo, cơm nát,… vẫn luôn được ưu tiên.
  • Bổ sung cho bệnh nhân các loại thực phẩm giàu chất xơ là trái cây, rau củ như: bơ, chuối, khoai tây… giúp hạn chế tình trạng táo bón sau phẫu thuật nội soi.
Các loại rau củ, quả giàu chất xơ
Các loại rau củ, quả giàu chất xơ rất thích hợp để bổ sung cho người bệnh sau phẫu thuật giai đoạn phục hồi


Hiện nay, bệnh nhân sau khi phẫu thuật nội soi cũng có thể bổ sung thêm sữa Nutricare Gold để bồi bổ cơ thể. Sản phẩm với 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tế bào miễn dịch giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi, đảm bảo dinh dưỡngtăng cường sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, sữa Nutricare Gold giàu chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cùng hàm lượng Canxi, Glucosamin và HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe và Lactium đã được chứng minh lâm sàng giúp ngủ ngon hơn.

nutricare gold mới

 

2. Sau phẫu thuật nội soi nên và không nên ăn gì?

Sau đây là những thực phẩm mà người bệnh sau phẫu thuật nội soi nên và không nên ăn. Từ đó, giúp người bệnh xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học và phù hợp nhất.

Nhóm thực phẩm Nên ăn Nên tránh
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột
  • Ngũ cốc nấu chín
  • Khoai tây nướng (không vỏ)
  • Cơm mềm
  • Ngũ cốc khô trộn sữa
  • Bánh mì
  • Ngũ cốc khô
  • Bắp rang bơ
  • Bánh quy
  • Khoai tây chiên
  • Pizza
Nhóm rau
  • Rau nấu chín mềm hoặc xay nhuyễn
  • Tương cà chua
  • Cà chua xay nhuyễn
  • Ngô
  • Rau sống
Trái cây Hầu hết các loại trái cây tươi

  • Chuối
  • Dưa vàng
  • Dưa lưới
  • Bưởi
  • Quả mọng: dâu tây, việt quất,…
  • Táo, lê
Trái cây tươi có vỏ

  • Mận
  • Đào
  • Cam
  • Và các loại trái cây sấy khô
Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Sữa bột, sữa tươi (tốt nhất là dùng loại chuyên biệt dành riêng cho người sau phẫu thuật).
  • Sữa chua
  • Bánh trứng
  • Kem
  • Pho mai
Những loại thực phẩm khó nuốt hoặc tạo cảm giác khó ăn, dị ứng cho người bệnh.
Thịt và các sản phẩm thay thế thịt
  • Trứng mềm
  • Salad trứng
  • Đậu hũ
  • Các loại thịt làm mềm, xay nhỏ
  • Thịt hầm, mềm
  • Trứng luộc kỹ
  • Bơ đậu phộng
Chất béo
  • Bơ, bơ thực vật
  • Mayonnaise
  • Kem pho mát
  • Dầu thực vật như dầu oliu
  • Thịt mỡ động vật
  • Quả hạch
  • Thức ăn chiên giòn
Các món tráng miệng
  • Kem hoa quả
  • Caramen
  • Bánh pudding
  • Bánh rán
  • Bánh quy
  • Trái cây khô đóng hộp
Đồ uống
  • Sữa
  • Nước trái cây
  • Chất kích kích như: bia, rượu, cà phê
  • Các loại nước ngọt có gas

Có thể bạn quan tâm:

Ăn gì sau phẫu thuật trĩ để cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe?

3. Giải đáp thắc mắc

Sau đây là một số những thắc mắc của bệnh nhân về chế độ, cách chế biến thực phẩm sau khi phẫu thuật nội soi.

Câu hỏi 1: Sau phẫu thuật nội soi bao lâu có thể ăn được thức ăn đặc?

Trả lời: Thời gian bao lâu sau phẫu thuật để có thể ăn được thức ăn đặc phụ thuộc vào loại phẫu thuật. Có những bệnh phẫu thuật chỉ cần trải qua 1 hoặc cả 3 giai đoạn ăn kiêng.

Ví dụ: Với những người phẫu thuật nội soi ổ bụng để xác định lạc nội mạc tử cung thì chỉ cần trải qua 1 giai đoạn đầu sau phẫu thuật. Người bệnh chỉ ăn thức ăn lỏng trong vòng 1 ngày và có thể ăn uống trở lại bình thường ngay. Còn với những phẫu thuật nội soi liên quan tới đường tiêu hóa thì cần trải qua 3 giai đoạn và duy trì chế độ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu trong thời gian dài hơn.

Câu hỏi 2: Món ăn nào phù hợp cho người sau phẫu thuật nội soi?

Trả lời: Sau phẫu thuật nội soi thì thông thường hệ tiêu hóa của người bệnh bị ảnh hưởng. Vì vậy, các món ăn mềm, lỏng dễ ăn như: cháo, súp, rau, thịt chín mềm, xay nhuyễn luôn là lựa chọn tối ưu nhất. Và đừng quên uống đầy đủ nước để bù nước cho cơ thể và hạn chế táo bón.

Câu hỏi 3: Chế độ sinh hoạt sau phẫu thuật nội soi?

Trả lời: Sau khi phẫu thuật nội soi, ngoài duy trì chế độ ăn uống hợp lý – khoa học, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh.

  • Những việc nên kiêng: Mang vác nặng sau 6 tuần phẫu thuật. Không làm những việc nặng như: di chuyển đồ đạc, giặt giũ hay các hoạt động thể thao, vận động mạnh như: chạy, đá bóng… Không lái xe trong vòng 48 giờ sau khi mổ vì vẫn còn dư lượng thuốc mê trong người có thể gây nguy hiểm khi di chuyển.
  • Những việc nên làm: Người bệnh nên sớm vận động trở lại, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đi bộ để cơ thể khoan khoái, dễ chịu hơn. Đồng thời còn làm cho nhu động ruột nhanh hoạt động trở lại, tránh đầy hơi, chướng bụng cho người bệnh. Ngoài ra, cần giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Đi bộ tập thể dục
Vận động nhẹ nhàng như đi bộ sau khi mổ nội soi giúp người bệnh thoải mái và khỏe khoắn hơn

Phẫu thuật nội soi dù ứng dụng kỹ thuật hiện đại, giúp người bệnh nhanh phục hồi. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý lựa chọn thực phẩm phù hợp sau phẫu thuật để thúc đẩy mức độ hồi phục và duy trì sức khỏe tốt cho người bệnh. Như vậy, sau phẫu thuật nội soi nên ăn gì? Mỗi người đã có câu trả lời cho riêng mình. Nếu vẫn còn thắc mắc về chủ đề này, các bạn hãy liên hệ tới số hotline: 18006011 để được tư vấn chi tiết hơn.

Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4.8/5 - (11 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4.8/5 - (11 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment