Loãng xương: nguy cơ tiềm ẩn ở tuổi mãn kinh

5/5 - (1 vote)

Loãng xương là bệnh giảm mật độ xương thiếu hụt canxi hoặc do những nguyên nhân khác. Bệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ do xương dễ bị gãy và thoái hóa, …do quá trình mang thai, sinh nở; do nội tiết. 
Loãng xương thường coi là bệnh lý ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế là loãng xương bắt đầu từ giai đoạn sớm hơn. Phụ nữ có mật độ xương mức cao nhất ở lứa tuổi 30 và họ cần phải có đủ lượng Canxi để tạo xương và duy trì sức khỏe ở giai đoạn còn lại.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ bệnh loãng xương trong phụ nữ da trắng sau mãn kinh vào khoảng 14% ở độ tuổi từ 50 – 59, 22% trong độ tuổi từ 60 – 69, 39% trong độ tuổi từ 70 – 79 và 70% ở độ tuổi từ 80 trở lên.

Image result for loãng xương

Vậy nguyên nhân loãng xương là gì?

Loãng xương là do mất cân bằng chu trình tạo xương của cơ thể: Trong suốt cuộc đời, cơ thể chúng ta đào thải xương già và tái tạo xương mới trong chu trình liên tục. Cho đến độ tuổi 30 xương vẫn tiếp tục phát triển, cơ thể tạo xương nhiều hơn là mất, sau đó quá trình tiêu xương và tạo xương diễn ra cân bằng. Nhưng đến thời kỳ mãn kinh thì thì cân bằng này bị phá vỡ, thay đổi Hoormone trong cơ thể làm cho mất xương nhanh hơn tạo xương.

– Mãn kinh làm tăng mất xương: Mãn kinh thường xảy ra vào khoảng tuổi 50. Thay đổi chính trong thời kỳ này là lượng Hoormone Estrogen giảm mạnh. Khi lượng Estrogen giảm làm xương mất nhanh hơn. Thực tế là trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh một số phụ nữ vẫn có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể. Ở nhiều phụ nữ mất xương trầm trọng làm cho xương yếu và giòn.

Một số nguyên nhân khác gây loãng xương.

Mãn kinh là tác động thường gặp nhất gây loãng xương và do khi phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng (nơi sản xuất Estrogen) cũng gây loãng xương. Tuy nhiên mất xương cũng có thể do bệnh khác hoặc các tác nhân khác như là dùng corticoid quá liều và kéo dài (corticoid thường được dùng để điều trị bệnh hen và bệnh khớp), các vấn đề về tuyến giáp trạng, ít vận động cơ, hàm lượng canxi thấp trong khẩu phần ăn.

Dấu hiệu nhận biết của loãng xương là gì?

Thông thường loãng xương xảy ra trong rất nhiều năm. Ở giai đoạn sớm bệnh loãng xương có thể không có biểu hiện gì hoặc bạn có thể bị đau âm ỉ ở xương hoặc cơ, thường là đau ở vùng thắt lưng, hông hay cổ.
Giai đoạn sau bạn có thể cảm thấy đau chói xuất hiện đột ngột, dấu hiệu này có thể không lan nhưng tăng lên khi bạn mang các vật nặng tỳ lên vùng đó, thường giảm đau trong vòng một tuần, nhưng cơn đau lại xuất hiện trở lại và kéo dài trên 3 tháng.

 width=
Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương cột sống dù không bị ngã hay bị va đập. Rất nhiều người loãng xương bị gãy cột sống gây chèn ép khi cúi gập người. Gãy xương có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau nhưng thường ở hông hay cổ tay. Khi các xương này bị gãy sẽ gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gây. Gãy xương cổ tay ảnh hưởng đến công việc hàng ngày như đi chợ, nấu nướng, giặt quần áo…, gãy xương hông có thể gây tàn tật vĩnh viễn.

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị loãng xương?

Khoảng 40% phụ nữ trên 50 tuổi sẽ phải chịu gãy xương do loãng xương vào lúc nào đó trong phần còn lại của cuộc đời. Chẩn đoán loãng xương càng sớm càng tốt là bước rất quan trọng để giúp hạn chế mất xương ở giai đoạn sớm nhất có thể.

Mãn kinh là nguyên nhân quan trọng nhất gây loãng xương. Một số các yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương như:

– Gia đình có người bị loãng xương.

– Mãn kinh sớm (trước tuổi 45).

– Gãy xương trước đây có thể là do loãng xương.

– Phụ nữ da trắng và châu Á.

– Người gầy hoặc nhỏ xương.

– Sử dụng thuốc như là thuốc Corticoid, Hoormone tuyến giáp.

– Hút thuốc, uống rượu.

– Không tập thể dục.

– Lượng Canxi trong khẩu phần ăn thấp.

Nếu ở trong đối tượng có nguy cơ loãng xương nên đi khám bác sỹ để được kiểm tra, tư vấn và có phương pháp hỗ trợ phù hợp.

Làm thế nào để chăm sóc xương của tốt hơn?

  • Bổ sung dinh dưỡng đúng và đủ: Canxi có thể làm chậm mất xương nhưng không thể dừng mất xương. Trong suốt cuộc đời, Canxi đóng vai trò chìa khóa duy trì tình trạng của xương. Canxi rất cần thiết khi bạn đang trong giai đoạn phát triển, thường là cho đến tuổi 35, khi này cơ thể cần Canxi để tạo xương mạnh. Canxi cũng có vai trò đặc biệt trong giai đoạn sau của cuộc đời khi nó có thể giúp làm chậm mất xương, bổ sung dưỡng chất tốt cho cơ xương. Vì những lý do đó, canxi là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ ăn cho người bị loãng xương và cả những người muốn phòng chống loãng xương.
    • Bổ sung nguồn thực phẩm giàu Canxi như: sữa, phô mai, sữa chua, đậu tương, trứng, tôm, cua…
    • Ăn đủ chất béo: Năng lượng do lipid cung cấp chiếm 15-25% tổng năng lượng khẩu phần
    • Ăn muối < 5gram/ngày
    • Không nên ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn
    • Không hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia, nước có gas
    • Hạn chế sử dụng các chất làm giảm hấp thu canxi: Cà phê, ca cao, sôcôla, nước xương, thực phẩm có nhiều sắt…
  • Tập luyện thường xuyên: Tập luyện các bài tập phù hợp với thể trạng như đi bộ nhanh, chạy, tennis có thể giúp tăng độ bền của xương. Ngoài ra, kết hợp với tắm nắng 30 phút/ngày trước 9 giờ sáng để tổng hợp nguồn Vitamin D tự nhiện cho cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Thực phẩm chống loãng xương [Top 10 loại thực phẩm được khuyên dùng]

Leanmax Bone giúp phòng chống loãng xương cho người có nguy cơ loãng xương, phụ nữ tuổi mãn kinh.

LEANMAX BONE

Với công thức bổ sung Canxi Nano hỗ trợ hấp thu Canxi nhanh hơn so với Canxi thông thường, giúp hệ xương chắc khỏe từ bên trong, hàm lượng Canxi trong 2 ly đáp ứng 100% nhu cầu khuyến nghị Canxi/ngày của Viện dinh dưỡng Quốc gia.

Đặc biệt hơn, Leanmax Bone bổ sung Collagen Type II, Chondroitin Sulfate và Axit Hyaluronic là thành phần giúp khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.

Leanmax Bone là sản phẩm được các bác sĩ/chuyên gia y tế khuyên dùng cho đối tượng có nguy cơ loãng xương và đang trong quá trình điều trị loãng xương.

 width=

Tổng hợp

5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment