Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Tiểu đường ăn củ đậu được không?

4.6/5 - (7 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Củ đậu là thực phẩm thanh mát, giải nhiệt, chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, Vitamin nhóm B, C cùng nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên củ đậu có vị ngọt nhẹ, do đó nhiều người có thắc mắc “Người tiểu đường ăn củ đậu được không?”. Để giải đáp cho câu hỏi trên, hãy cùng tìm hiểu thông tin về câu trả lời của chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết dưới đây.

1. Người bệnh tiểu đường ăn củ đậu được không?

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung củ đậu trong khẩu phần ăn của mình.

Tuy củ đậu có vị ngọt thanh nhưng chỉ số đường huyết của củ đậu là GI = 17 (thuộc nhóm chỉ số thấp). Điều này có nghĩa là khi ăn củ đậu, lượng đường huyết trong máu ổn định, không có nguy cơ bị tăng đột biến. Do đó, củ đậu là một lựa chọn phù hợp cho người tiểu đường.

Không chỉ vậy, dinh dưỡng có trong củ đậu dồi dào, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu, tốt cho cơ thể người bệnh.

Bảng một số thành phần và hàm lượng các chất có trong 100g củ đậu:

Thành phần Hàm lượng
Calo 38 Kcal
Carb 8.82g
Chất xơ 4.9g
Vitamin B9 (Folate) 12mcg
Vitamin B3 (Niacin) 0.2mg
Vitamin A 21IU
Vitamin C 20.2mg
Kali 150mg
Magie 12mg

Bên cạnh đó, nghiên cứu trên động vật [1] đã chỉ ra rằng chiết xuất từ củ đậu có tác dụng làm hạ đường huyết trên chuột mắc bệnh tiểu đường. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ đường huyết của nhóm chuột được cho ăn chiết xuất củ đậu đã giảm đáng kể so với nhóm đối chứng. Trong đó cơ chế của tác dụng hạ đường huyết là bằng cách ức chế 𝛼- glucosidase.

Có thể bổ sung củ đậu vào khẩu phần ăn
Có thể bổ sung củ đậu vào khẩu phần ăn của người tiểu đường

Có thể bạn quan tâm: Top 11 thức ăn bệnh tiểu đường giúp ổn định đường huyết

2. 6 lợi ích của củ đậu đối với người bệnh tiểu đường

Bổ sung củ đậu trong khẩu phần ăn của người tiểu đường giúp mang lại nhiều lợi ích sau:

2.1. Kiểm soát đường huyết trong máu

Chỉ số đường huyết của củ đậu thuộc nhóm thấp GI = 17, do đó làm giảm nguy cơ tăng nồng độ đường huyết của người bệnh tiểu đường. Củ đậu có hàm lượng nhỏ Carbohydrate (chứa 7% so với mức dinh dưỡng khuyến nghị) giúp hạn chế lượng đường dung nạp. Đồng thời loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ (chứa tới 14% so với mức dinh dưỡng khuyến nghị) nhờ đó càng làm giảm tốc độ hấp thu Carbohydrate giúp ổn định đường huyết sau khi ăn.

Không chỉ vậy, trong nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra củ đậu còn giúp tăng độ nhạy của Insulin, hỗ trợ thúc đẩy quá trình vận chuyển insulin từ máu vào tế bào, làm giảm đường huyết, tốt cho người tiểu đường.

2.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Kali có hàm lượng tương đối cao trong củ đậu. Đây là một chất tốt cho sức khỏe tim mạch, có khả năng làm giãn mạch, giảm áp lực lên thành mạch máu. Từ đó giúp người tiểu đường kiểm soát huyết áp tốt, duy trì cân bằng cho hệ thống tim mạch.

Bên cạnh đó trong 100g củ đậu còn chứa 0.6mg sắt và 0.048mg đồng, đây là chất vi lượng cung cấp cho quá trình sản sinh hồng cầu, giúp tăng vận chuyển oxy cho các tế bào, ổn định tuần hoàn và lưu lượng máu tốt cho tim mạch.

Nhờ các thành phần dinh dưỡng trên, ăn củ đậu giúp hỗ trợ giảm mắc các biến chứng về tim mạch, đột quỵ ở người tiểu đường.

Ăn củ đậu giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây biến chứng tim mạch
Ăn củ đậu giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây biến chứng tim mạch ở người tiểu đường

2.3. Hỗ trợ giảm cân, duy trì cân nặng ở người tiểu đường

Củ đậu là một thực phẩm tuyệt vời cho người giảm cân, muốn kiểm soát cân nặng ngay cả ở đối tượng người bệnh tiểu đường. Hàm lượng calo có trong củ đậu thấp (38 Kcal/100g) giúp tránh tạo nhiều năng lượng dư thừa gây tích trữ thành các mô mỡ.

Đồng thời, trong củ đậu có chứa tới 90% nước, lượng lớn chất xơ (4.8g/100g củ đậu) cùng nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như Vitamin C, B, Photpho, Canxi, Kali,… Lợi ích của tỷ lệ dinh dưỡng này sẽ làm chậm quá trình hấp thu, giúp bạn cảm thấy no lâu hơn mà cơ thể vẫn được cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu. Nhờ đó, người tiểu đường có thể thực hiện giảm cân hiệu quả với khẩu phần ăn có chứa củ đậu.

Có thể bạn quan tâm:

2.4. Thúc đẩy hệ tiêu hóa

Thành phần oligofructose inulin có trong củ đậu giúp tạo môi trường cho vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Nhờ đó sức khỏe đường ruột được tăng cường. Ngoài ra khối chất xơ ít bị chuyển hóa trong ruột sẽ thúc đẩy hình thành khối phân và được đẩy ra ngoài cơ thể. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón.

Củ đậu giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Củ đậu giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa cho người tiểu đường

2.5. Bảo vệ khỏi stress oxy hóa tế bào

Củ đậu có chứa nhiều chất chống oxy hóa như Selen, Beta – caroten, Vitamin C,… Những hợp chất này có tác dụng chống lại gốc tự do, ngăn chặn quá trình stress oxy hóa làm chết tế bào. Tế bào được bảo vệ giúp ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư,… Nhờ đó giúp hạn chế gặp phải các biến chứng tiểu đường.

2.6. Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin C có trong củ đậu là thành phần thúc đẩy tế bào bạch cầu sản sinh, tăng trưởng. Bạch cầu là một hàng rào bảo vệ, giúp cơ thể có khả năng chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Ngoài ra một nghiên cứu tại Ấn Độ [2] đã cho thấy chiết xuất từ chất xơ của củ đậu còn có tác dụng tạo điều kiện để sản xuất IgA, IgG – là những kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe người tiểu đường.

Củ đậu cung cấp nhiều thành phần hỗ trợ tăng cường đề kháng
Củ đậu cung cấp nhiều thành phần hỗ trợ tăng cường đề kháng

Tìm hiểu thêm:

3. Người tiểu đường ăn củ đậu thế nào cho đúng?

Tuy củ đậu là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích, nhưng người tiểu đường cần lưu ý bổ sung lượng vừa đủ và ăn đúng cách để tránh những tác hại sau:

  • Hàm lượng: Người bệnh nên ăn với liều lượng khoảng 1 – 2 củ đậu nhỏ một ngày và không ăn liên tục quá 4 ngày. Nếu ăn quá nhiều củ đậu, lượng lớn chất xơ trong đường ruột sẽ làm cản trở hấp thu các chất dinh dưỡng khác và gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi.
  • Lưu ý không nên ăn vỏ củ đậu: Trong vỏ củ đậu có chứa một lượng chất gây hại cho cơ thể. Vì vậy nên loại sạch lớp vỏ của củ đậu trước khi ăn.

Một số công thức nấu ăn kết hợp với củ đậu cho người tiểu đường:

  • Ăn trực tiếp phần củ màu trắng.
  • Thái củ đậu thành hạt lựu, thêm vào các món salad củ quả.
  • Xào củ đậu với dầu mè.

Tìm hiểu thêm thông tin ăn kiêng bệnh tiểu đường để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm sữa dinh dưỡng Glucare Gold – tới từ Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ là thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng.

Sữa có chỉ số đường huyết thấp đã được chứng minh lâm sàng, giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Hệ đường hấp thu chậm (Isomaltulose, Erythritol) tiên tiến được chứng nhận hiệu quả kiểm soát đường huyết sau uống. Sữa bổ sung cho người tiểu đường 56 dưỡng chất cùng Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Omega 3,6,9 & Antioxidants – hỗ trợ giảm biến chứng tim mạch & phòng ngừa đột quỵ.

Sữa Glucare Gold
Sữa dinh dưỡng Glucare Gold đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho người bệnh tiểu đường

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Tiểu đường ăn củ đậu được không?”. Củ đậu là thực phẩm tốt để bổ sung cho người tiểu đường. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thể thêm củ đậu vào thực đơn người tiểu đường đúng cách. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo sản phẩm sữa Glucare Gold để giúp tăng cường sức khỏe của bản thân và những người xung quanh tại trang website của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4.6/5 - (7 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4.6/5 - (7 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment