Quế với bệnh tiểu đường: Tác dụng, cách dùng và lưu ý

5/5 - (1 vote)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Quế là một gia vị và thật đặc biệt khi quế cũng có nhiều tác dụng tích cực trong việc kiểm soát đường huyết. Hiểu rõ tác dụng của quế với bệnh tiểu đường sẽ giúp bệnh nhân sử dụng gia vị đặc biệt này phù hợp và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

1. 4 tác dụng của quế với bệnh tiểu đường

Theo các bác sĩ chuyên khoa và các chuyên gia dinh dưỡng, quế là một loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì nó mang lại nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn. Cùng Nutricare khám phá chi tiết công dụng của thảo dược này ngay sau đây!

1.1. Bắt chước Insulin và tăng độ nhạy cảm với Insulin

Đầu tiên, quế có thể bắt chước tác dụng của Insulin. Khi đi vào cơ thể, Methyl Hydroxy Chalcone Polymer của quế có tác dụng tương tự như Insulin. Chất này tăng cường sự vận chuyển Glucose vào các tế bào để tạo ra năng lượng mà không để chúng tích tụ trong máu.

Bên cạnh đó, Phenolic trong quế có thể tăng độ nhạy của Insulin, giúp các tế bào trong máu sử dụng Glucose hiệu quả hơn và hạn chế tăng đường huyết. Với khả năng này, quế có tác dụng kìm hãm đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn để bảo vệ người bệnh khỏi những biến chứng xấu của tiểu đường.

Quế có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu
Quế có tác dụng bắt chước và tăng độ nhạy của Insulin để giảm lượng đường trong máu

1.2. Giảm lượng đường trong máu khi đói và có thể làm giảm Hemoglobin A1c

Theo một nghiên cứu về tác dụng của quế với bệnh tiểu đường loại 2, quế giúp làm giảm lượng đường trong máu khi đói. Theo đó, trên 543 người bị tiểu đường type 2 thì người sử dụng quế có tác dụng làm giảm đường huyết khoảng 24mg/dL (1,33 mmol/L) [1]. Việc này giúp đường huyết ở trong ngưỡng an toàn, tránh gặp phải các nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Đồng thời, quế còn có thể làm giảm Hemoglobin A1c (chỉ số thể hiện mức đường huyết trung bình ở người trong liên tục 2 – 3 tháng trước đó). Theo một nghiên cứu vào năm 2009, những người bệnh tiểu đường type 2 nếu sử dụng 500mg quế trong 90 ngày sẽ cải thiện được Hemoglobin A1c [2]. Sau 3 tháng, chỉ số này được đưa về mức Hemoglobin A1c <6,5% là biểu hiện cho thấy người bệnh đã kiểm soát được bệnh tiểu đường tốt.

1.3. Giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường

Ngoài tác dụng giảm đường huyết thì quế còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là các biến chứng về tim mạch. Ăn quế sẽ giúp người bệnh giảm Cholesterol xấu LDL và tăng Cholesterol tốt HDL, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch.

Biến chứng tim mạnh nguy hiểm đối với bệnh tiểu đường
Lượng Cholesterol cao là nguyên nhân chính gây ra biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường

1.4. Chứa chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe

Trong quế không có nhiều Vitamin hay khoáng chất thiết yếu nhưng lại chứa một lượng chất chống Oxy hóa dồi dào như Polyphenol. Chất này góp phần ngăn ngừa những tác nhân gây hại cho cơ thể, chống viêm và giảm stress oxy hóa hiệu quả. Từ đó, giúp cơ thể người bệnh phòng chống những bệnh mãn tính, trong đó có tiểu đường type 2.

Quế có chứa nhiều chất chống oxy hóa
Trong quế có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính, trong đó có tiểu đường type 2

Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của hồng sâm và bệnh tiểu đường như thế nào?

2. Cách dùng quế hỗ trợ trị tiểu đường

Không thể trị khỏi tiểu đường bằng quếnhưng dùng quế để hỗ trợ điều trị, ổn định chỉ số đường huyết là một phương pháp rất đơn giản và hiệu quả.

2.1. Liều lượng sử dụng

Khi tìm hiểu về mối liên hệ giữa quế với bệnh tiểu đường, quế là một thảo dược chứa nhiều khoáng chất, vitamin A và chất chống oxy hóa,… tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng lại có đặc tính cay nóng. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường không nên lạm dụng quế trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Lượng quế theo khuyến cáo nên dùng là từ ½ – 1 muỗng cà phê bột quế mỗi ngày (tương ứng với khoảng từ 2-4g). Tuy nhiên, với những người tiểu đường bị cao huyết áp thì liều lượng sử dụng cần ít hơn 2,5g bột quế mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không?

2.2. Cách thức sử dụng

Để sử dụng quế tốt cho người tiểu đường, nên dùng theo các cách sau:

  • Bột quế: Người bệnh sử dụng 1 thìa bột quế (3,25g) mỗi ngày, dùng trong 5 ngày. Rồi ngưng dùng 2 ngày. Không nên dùng liên tục bởi có thể gây nên những tác dụng phụ không tốt như: tổn thương gan, lở loét miệng, tăng nguy cơ ung thư,…
  • Thanh quế: Người bệnh có thể ăn trực tiếp thanh quế. Hoặc dùng thanh quế để nấu với nước rồi uống như trà. Phương pháp dùng này giúp giữ trọn những dưỡng chất có trong quế.
  • Trà quế: Uống một ly/ngày, trong vòng 5 ngày và dừng vào 2 ngày tiếp theo.
  • Dầu quế: Đây là cách tận dụng những gì tinh túy nhất có trong quế. Người bệnh có thể sử dụng dầu quế để trộn với thức ăn hay pha nước uống. Lượng dùng mỗi ngày là khoảng 2 giọt.

Mẹo nhỏ: Từ mối liên hệ giữa quế với bệnh tiểu đường, ta có thể sử dụng quế như một loại gia vị sẽ giúp người bệnh tiểu đường tận dụng tối đa lợi ích từ quế đồng thời giúp món ăn ngon miệng hơn. Bởi vì quế có hương vị, có thể thay thế một lượng nhỏ đường trong các công thức nấu ăn.  Chẳng hạn, hãy thêm quế vào bột yến mạch của bạn để có bữa ăn lạ miệng và dinh dưỡng!

Dầu quế hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt
Dầu quế mang lại những gì tinh túy nhất có trong quế giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Xem thêm: 7 loại thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường và lưu ý khi sử dụng

3. Lưu ý khi dùng quế cho người tiểu đường

Sau đây là tổng hợp những lưu ý, lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng dành cho người đang mắc tiểu đường:

  • Người mắc vấn đề về gan không nên dùng quế: Quế là một gia vị khá “lành tính” nhưng lại có lượng Coumarin cao. Nếu cơ thể thu nạp một lượng lớn Coumarin có thể tích tụ làm nóng gan và tạo ra độc tố. Theo trang thông tin Mayoclinic, với những người gặp các vấn đề về gan việc sử dụng quế không đảm bảo an toàn [3].
  • Người bị tiểu đường đang dùng thuốc hoặc insulin cần tham khảo ý kiến bác sĩ: Việc dùng cùng lúc thuốc đặc trị, insulin với quế có thể gây ra tác dụng phụ bởi sự tương tác của thành phần trong quế với các loại thuốc đặc trị, chính vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Dùng một lượng quế vừa phải để tránh nóng trong: Trong quế có chứa hợp chất Cinnamaldehyde có thể gây ra lở miệng, sưng nướu, nóng trong miệng nếu tiêu thụ lượng lớn.
  • Lưu ý các vấn đề về hô hấp khi dùng bột quế: Điều này là do bột quế có kết cấu mịn, dễ hít vào và gây ho khan, nôn khan, thở gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hợp chất Cinnamaldehyde trong quế có thể gây kích ứng cổ họng và làm cho hệ hô hấp bị ảnh hưởng xấu.
Quế dạng bột mịn dễ hít vào ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người bệnh
Quế với dạng bột mịn, dễ hít vào và ảnh hưởng tới hệ hô hấp của người bệnh

Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của quế với bệnh tiểu đường. Khi sử dụng quế với liều lượng với các dạng phù hợp sẽ giúp giảm lượng đường trong máu và mang lại những tích cực cho quá trình điều trị bệnh. Đồng thời, cần quan tâm tới những lưu ý khi dùng quế để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả sử dụng.

Nếu bạn cần lắng nghe thêm những tư vấn về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ qua hotline: 18006011, truy cập vào fanpage Glucare Gold hoặc website của sản phẩm Glucare Gold để được chúng tôi giải đáp các thắc mắc chi tiết, tận tình!

sữa Glucare Gold

BS CK II BÙI HỒNG THANH

5/5 - (1 vote)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *