Hồng sâm và bệnh tiểu đường: Công dụng và cách dùng người bệnh cần biết
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Hồng sâm được biết tới là một vị thuốc quý hiếm, giúp tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh tật. Vậy hồng sâm và bệnh tiểu đường có dùng được không? Hồng sâm có tác dụng gì và lưu ý như thế nào trong khi sử dụng ở người bệnh tiểu đường? Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết để cùng tìm câu trả lời nhé!
1. Người tiểu đường có dùng được hồng sâm không?
Người bệnh tiểu đường CÓ dùng được hồng sâm, vậy hồng sâm và bệnh tiểu đường có mối liên hệ như thế nào? Hồng sâm góp phần làm giảm đường huyết và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, giúp tăng cường sức khỏe ở cả bệnh nhân tiểu đường type I và type II.
Hồng sâm là một loại nhân sâm, được sấy khô theo quy trình hiện đại, giúp giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, hồng sâm được xem là có giá trị cao nhất và lành tính, ít tác dụng phụ nhất trong các loại nhân sâm.
Hồng sâm mang lại nhiều giá trị sức khỏe tới người bệnh do trong hồng sâm có chứa tới hơn 30 loại saponin khác nhau, 20 yếu tố vi lượng, 17 acid amin và các loại acid béo có lợi khác. Sau khi so sánh, người ta nhận thấy hồng sâm có hàm lượng ginsenoside – một hoạt chất có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, giảm lượng đường huyết và tình trạng kháng insulin – cao gấp 3 lần hàm lượng có trong nhân sâm.
Người bệnh tiểu đường có thể dùng được hồng sâm. Hồng sâm chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng quý, giúp tăng cường sức khỏe và kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh tiểu đường. |
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không? Thức uống đại bổ cho người tiểu đường
2. Công dụng của hồng sâm với người bị tiểu đường
Hồng sâm có nhiều công dụng tốt với người bệnh tiểu đường. Sử dụng hồng sâm theo đúng liều lượng và tư vấn của bác sĩ sẽ giúp ổn định lượng đường huyết, giảm sự tích tụ của cholesterol xấu, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu sự liên hệ giữa hồng sâm và bệnh tiểu đường ở những phương diện sau:
2.1. Điều chỉnh quá trình sản xuất / bài tiết insulin
Tuyến tụy có vai trò sản xuất ra insulin, có tác dụng chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng để hoạt động. Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường, do thiếu insulin hay sự hoạt động không hiệu quả của insulin khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Việc sử dụng hồng sâm có tác dụng trong việc điều chỉnh quá trình sản xuất và bài tiết insulin, giúp chuyển hóa và hấp thu glucose tốt hơn.
Một nghiên cứu khoa học được đưa ra vào năm 2014 chứng minh rằng, người bệnh tiểu đường cải thiện tình trạng kháng và sản xuất insulin tốt hơn nhờ hoạt chất ginsenoside có trong hồng sâm [1].
Thêm vào đó, một nghiên cứu trên những người bệnh tiểu đường type 2 trong vòng 12 tuần cho thấy, sử dụng 6g hồng sâm Hàn Quốc mỗi ngày giúp họ giảm được 11% lượng đường trong máu, giảm 38% insulin lúc đói và tăng độ nhạy của insulin lên tới 33% [2].
2.2. Giúp ổn định đường huyết
Trong hồng sâm có chứa hoạt chất Insulin Analogue, có cơ chế tác dụng tương tự insulin, giúp ổn định lượng đường huyết lâu dài ở người bệnh. Đây là sự tác động tích cực đến sức khỏe người bệnh qua sự liên hệ giữa hồng sâm và bệnh tiểu đường. Trong quá trình điều trị, sử dụng hồng sâm cùng với phác đồ điều trị insulin sẽ giúp giảm bớt được lượng insulin nạp vào cơ thể.
Hồng sâm có chứa hàm lượng cao saponin, giúp loại bỏ hiệu quả các chất làm tăng lượng đường huyết như Streptozotocin và Alloxan giúp giảm thiểu nhanh chóng lượng đường trong máu và ổn định đường huyết. Một nghiên cứu trên 42 người bị hạ đường huyết lúc đói và bị tiểu đường loại 2 cho thấy, sử dụng 2,7g hồng sâm lên men mỗi ngày có hiệu quả trong việc giảm đường trong máu và tăng insulin sau bữa ăn [3].
2.3. Kích thích lưu thông máu và giảm tích tụ cholesterol
Hồng sâm rất có ích trong sự hoạt động của hệ tuần hoàn, kích thích lưu thông máu. Điều này giúp máu tuần hoàn thuận lợi, làm giảm áp lực lên thành mạch máu và giảm sự tích tự của cholesterol LDL xấu.
Ngoài ra, hồng sâm còn có tác dụng giảm stress oxy hóa bằng cách tăng sự hoạt động của các enzym chống oxy hóa [4], giảm vữa xơ động mạch, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như các bệnh về tim mạch, huyết áp.
2.4. Giải độc, tăng cường chức năng gan
Hồng sâm có tác dụng tốt trong việc tăng cường chức năng và giải độc gan. Điều này đặc biệt tốt cho những bệnh nhân tiểu đường mắc các bệnh về gan và người thường xuyên tiếp xúc với bia, rượu. Sự tác động qua lại giữa hồng sâm và bệnh tiểu đường này giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe của mình tốt hơn.
Tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và bia rượu để có cách sử dụng phù hợp.
2.5. Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Hoạt chất chống oxy hóa ginsenoside có trong hồng sâm như Ginsenoside RG3, Ginsenoside Rh2 có tác dụng bảo vệ chất chống oxy hóa và ngăn chặn quá trình sản xuất và phát triển của một số tế bào biến dạng, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Thống kê kết quả một số nghiên cứu về hồng sâm với bệnh ung thư cho thấy, những người dùng hồng sâm có thể giảm 16% nguy cơ mắc bệnh ung thư so với những người không sử dụng [5].
2.6. Tăng cường đề kháng, bồi bổ sức khỏe hạn chế biến chứng
Hoạt chất Rg1, Rg3 và polyacetylene có trong hồng sâm có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường hoạt động tiết kháng thể, giúp nâng cao sức đề kháng, đặc biệt là với những người bệnh sau quá trình điều trị bệnh, phẫu thuật…
Ngoài ra, hồng sâm còn có tác dụng thúc đẩy hormone sản sinh ra năng lượng, giảm thiểu nồng độ acid lactic, giúp cơ thể tỉnh táo, tăng khả năng tập trung và tinh thần vui vẻ. Một nghiên cứu sơ bộ năm 2016 về tác dụng hồng sâm của cơ thể cho thấy, hồng sâm giúp cải thiện chức năng thùy não trước giúp giảm căng thẳng và tăng khả năng nhận thức [6].
Như vậy, bạn đã biết được mối liên quan giữa hồng sâm và bệnh tiểu đường có tác động như thế nào đến sức khỏe người bệnh cũng như khả năng mà hồng sâm mang lại. Tiếp theo cùng tìm hiểu cách sử dụng đúng nhé!
Hồng sâm là vị thuốc quý, chứa hàm lượng cao saponin giúp điều chỉnh quá trình bài tiết và sản xuất insulin, giúp ổn định đường huyết lâu dài ở người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, hồng sâm còn có một lợi ích khác như kích thích lưu thông máu, giải độc gan, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. |
Có thể bạn quan tâm: 4+ Tác dụng của tỏi đen đối với bệnh tiểu đường
3. Cách dùng hồng sâm cho người tiểu đường
Hồng sâm mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho người bệnh tiểu đường và tác động giữa hồng sâm và bệnh tiểu đường rất nhiều. Vậy dùng hồng sâm như thế nào cho đúng để đạt được dinh dưỡng nhất. Bạn có thể tham khảo cách dùng hồng sâm mà chúng tôi đưa ra dưới đây. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng.
- Nên dùng tối đa 200mg: Mỗi ngày, người bệnh tiểu đường chỉ nên dùng đúng lượng sâm khuyến nghị. Khi quá lạm dụng nhân sâm có thể khiến co mạch ngoại vi, tăng huyết áp, hoặc hạ đường huyết đột ngột dẫn tới ngất tại chỗ. Với người bệnh dùng lần đầu, cần dùng liều thấp trước (50mg) sau đó tăng dần. Điều này sẽ giúp tình trạng hạ đường huyết diễn ra từ từ, sự sản xuất insulin của tuyến tụy trở nên hiệu quả hơn.
- Nên uống khi bụng đói: Khi bụng đói, quá trình hấp thu dưỡng chất từ hồng sâm vào thành ruột diễn ra dễ dàng, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn có trong dạ dày. Nếu không có thời gian uống lúc đói, người bệnh có thể uống sau ăn ít nhất 30 phút.
- Tránh dùng vào buổi tối: Trong hồng sâm có một số hoạt chất có khả năng kích thích sự hưng phấn của tế bào thần kinh, khiến đầu óc tỉnh táo, điều này sẽ làm cho người bệnh bị mất ngủ hay khó ngủ vào ban đêm.
Người bệnh tiểu đường chỉ dùng tối đa 200mg hồng sâm mỗi ngày. Lạm dụng hồng sâm sẽ dẫn tới co mạch, tăng huyết áp và hạ đường huyết đột ngột ở người bệnh. Đồng thời, người bệnh nên sử dụng vào lúc đói để dưỡng chất được hấp thu triệt để, tránh sử dụng buổi tối. |
Tìm hiểu thêm thông tin bệnh tiểu đường cần kiêng những thứ gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
4. Lưu ý khi sử dụng hồng sâm cho người tiểu đường
Sử dụng hồng sâm đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cực tốt cho người bệnh tiểu đường. Trong quá trình sử dụng hồng sâm, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Với người lần đầu sử dụng không nên dùng lúc đói: Sâm làm hạ đường huyết nhanh. Do đó, ở những người dùng lần đầu, cơ thể chưa quen, sử dụng lúc đói làm hạ đường huyết đột ngột, có thể dẫn tới chóng mặt, lả người, thậm chí là ngất xỉu.
- Khi dùng nhân sâm cần thông báo với bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và hiệu quả điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng và cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Khi dùng thuốc trị tiểu đường không nên dùng cùng sâm: Vì cả 2 loại đều có tác dụng hạ đường huyết. Khi kết hợp sử dụng cùng nhau sẽ khiến đường huyết của người bệnh giảm mạnh, dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
- Người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì không nên uống sâm: Một số tác dụng phụ của sâm có thể làm trầm trọng hơn các biến chứng của bệnh tăng huyết áp, thậm chỉ làm tăng cao huyết áp ở người bệnh.
Người bệnh tiểu đường khi sử dụng cần thông báo với bác sĩ, không kết hợp sử dụng với một thuốc trị tiểu đường. Với người bệnh có tiền sử tăng huyết áp không nên sử dụng sâm. |
Ngoài hồng sâm ra, người bệnh tiểu đường có thể dùng thêm sữa Glucare Gold. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết.
Đồng thời, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp tới bạn đọc trong bài viết Hồng sâm và bệnh tiểu đường giúp người bệnh hiểu hết được những lợi ích có trong hồng sâm. Sử dụng hồng sâm đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và ổn định đường huyết với người bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, hồng sâm chỉ là thực phẩm chức năng. Để cải thiện bệnh tiểu đường, người bệnh nên có một chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thường xuyên và quan trọng là tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ. Nếu bạn đọc cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage Glucare Gold hoặc website Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để được tư vấn và giải đáp nhé! |
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *