Phát hiện sớm biểu hiện tiểu đường thai kỳ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối

3.7/5 - (7 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện trong khoảng từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó các mẹ bầu nên hiểu và nắm rõ biểu hiện tiểu đường thai kỳ, phát hiện sớm bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

1. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ cần chú ý

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ đều không rõ nét và không dễ nhận biết ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nhưng có thể xuất hiện và nhận thấy rõ hơn ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Vậy để tránh nhầm lẫn biểu hiện bệnh tiểu đường thai kỳ với các triệu chứng mang thai thông thường, mẹ bầu cần chú ý đến những biểu hiện dưới đây.

1.1. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng giữa

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải từ 3 tháng ở giữa thai kỳ:

1.1.1. Khát nước nhiều

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên thấy khát nước, môi khô, nứt nẻ do mất nước. Lúc này, cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn để trung hòa do lượng đường trong máu cao hơn bình thường.

Nếu mẹ nhu cầu uống nước nhiều hơn bình thường trong thời gian dài mà không phải do ăn nhiều đồ mặn, ngọt thì mẹ hãy quan sát cơ thể và hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

Mẹ bầu khát nước nhiều
Mẹ bầu khát nước nhiều, liên tục có thể là một biểu hiện tiểu đường thai kỳ

1.1.2. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Tiểu đường thai kỳ làm tăng lượng đường trong máu. Để hạ đường huyết, cơ thể mẹ sẽ tăng đào thải Glucose qua đường nước tiểu. Điều này làm tăng tần suất mẹ đi tiểu và làm tăng lượng nước tiểu cũng là một trong những biểu hiện tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải.

Tuy nhiên, đi tiểu nhiều có thể là một biểu hiện bình thường mà nhiều mẹ gặp phải trong quá trình mang thai. Cũng chính vì vậy đây là một biểu hiện khó phân biệt và mẹ bầu thường dễ bỏ qua dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ này.

1.2. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối

Biểu hiện tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn này cũng bao gồm 2 dấu hiệu khát nước và đi tiểu nhiều. Ngoài ra, mẹ cần theo dõi cơ thể có một số dấu hiệu khác hay không.

1.2.1. Có dấu hiệu sụt cân

Sụt cân trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể do mẹ mắc bệnh tiểu đường mà không được điều trị kịp thời. Nếu mẹ bầu bị sụt cân không rõ nguyên do, hãy thăm khám để được chẩn đoán xác định có mắc loại bệnh này hay không.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thiếu Insulin. Điều này làm cản trở quá trình vận chuyển Glucose vào tế bào. Tế bào không có Glucose để tạo năng lượng sẽ sử dụng các nguồn dự trữ khác như mô mỡ khiến mẹ bầu có dấu hiệu sụt cân nhanh chóng. Ngoài ra khi không có đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, mẹ có thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn bình thường.

Mắc tiểu đường thai kỳ
Mắc tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bị sụt cân

1.2.2. Thèm đồ ngọt không ngừng

Nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng lên khi mẹ lúc nào cũng cảm thấy đói, thèm ăn đồ ngọt trong khoảng thời gian dài liên tục.

Bệnh lý này làm Glucose không được chuyển hóa nên mẹ bị thiếu năng lượng. Khi đó, cơ thể điều hòa bằng cách gửi tín hiệu lên não bộ để làm tăng cảm giác đói. Cảm giác thèm ăn, đồ ngọt xuất hiện và thúc giục mẹ nạp thêm năng lượng.

1.2.3. Buồn nôn, nôn sau khi ăn

Khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, cơ thể không chuyển hóa được Glucose mà phải lấy năng lượng từ phân hủy chất béo. Quá trình này sẽ kèm theo việc tạo ra một hợp chất là ceton. Khi tích tụ nhiều chất này có thể gây bồn chồn, buồn nôn.

Tuy nhiên, đây cũng là một biểu hiện thường gặp ở mẹ bầu trong 3 tháng cuối do thai nhi chèn ép ổ bụng. Do đó, mẹ bầu cần quan sát các dấu hiệu đi kèm để phát hiện bệnh kịp thời.

Dấu hiệu buồn nôn ở mẹ bầu
Dấu hiệu buồn nôn ở mẹ bầu rất khó để phân biệt do bệnh hay do sinh lý

1.2.4. Ngứa ran trên bàn tay hoặc bàn chân

Nồng độ Glucose ở người bệnh tiểu đường thai kỳ tăng cao có thể gây tổn thương mao mạch ở lòng bàn chân, bàn tay. Không chỉ vậy, cơ thể thiếu nước khiến bàn tay, bàn chân khô, nứt nẻ. Do đó, mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa râm ran, châm chích ở bàn tay bàn chân khi mắc bệnh.

1.2.5. Mắt nhìn mờ

Hàm lượng đường huyết trong máu tăng cao đột ngột, cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng có thể gây ra tình trạng mắt nhìn mờ. Sau một khoảng thời gian ngắn khi cơ thể thích nghi, tầm nhìn sẽ trở lại bình thường. Đây là một dấu hiệu nhỏ nhưng mẹ nên đặc biệt chú ý.

Mẹ bầu thường xuyên
Mẹ bầu thường xuyên nhìn mờ cần lưu ý đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

1.2.6. Vết thương lâu lành

Vết thương ở người mắc tiểu đường thai kỳ thường lâu lành do nồng độ đường trong máu cao làm suy giảm khả năng miễn dịch và tái tạo tế bào. Không chỉ vậy, lượng đường đậm đặc này còn khiến máu kém lưu thông đến vị trí vết thương làm kéo dài thời gian lành.

Biểu hiện của tình trạng này là nếu mẹ bầu vô tình đứt tay, hoặc có vết xước nhỏ nhưng lâu lành. Thậm chí vết thương bị mưng mủ, sưng tấy, nhiễm trùng thì nguy cơ cao mẹ mắc bệnh tiểu đường.

1.2.7. Viêm nhiễm vùng kín

Nồng độ Glucose trong máu cao khiến cơ thể tăng đào thải đường qua nước tiểu. Vùng kín trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men phát triển gây viêm nhiễm.

Nếu gặp phải các dấu hiệu như ngứa, đau buốt khi đi tiểu, có mùi hôi,… mẹ cần nhanh chóng đi khám về bệnh phụ khoa và thăm khám để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Cần đến phòng khám ngay
Cần đến phòng khám ngay khi mẹ bầu có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín

Có thể bạn quan tâm:

2. Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với thai nhi và mẹ

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị thì có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé như:

  • Tăng huyết áp ở người mẹ: mẹ mắc tiểu đường trong thời kỳ mang thai dễ bị cao huyết áp hơn bình thường do thường xuyên ăn đồ bổ có hàm lượng GI cao.
  • Tăng nguy cơ tiền sản giật: thai phụ bị tăng huyết áp có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm: sản giật, tiền sản giật, tai biến mạch máu não,…
  • Tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2: phụ nữ đã từng mắc tiểu đường dễ diễn tiến thành tiểu đường loại 2. Họ cũng dễ bị tăng cân quá mức và béo phì sau sinh.
  • Khó sinh, sinh non: đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non, do Glucose huyết không được kiểm soát, đa ối, tăng huyết áp, tiền sản giật,…
  • Trọng lượng trẻ sơ sinh lớn: lượng lớn Glucose dư thừa sẽ được vận chuyển vào thai nhi gây kích thích tăng Insulin và tăng nhu cầu năng lượng ở thai nhi, thúc đẩy thai phát triển, tăng trưởng quá mức.
  • Hội chứng hạ đường huyết trẻ sơ sinh: Do thai nhi nhận được nhiều Glucose từ mẹ khiến gan đáp ứng kém với Glucagon làm hạ đường huyết do gan giảm tân tạo glucose.
  • Nguy cơ mắc dị tật hoặc kém phát triển,… ở trẻ sơ sinh: nếu mẹ mắc tiểu đường trong 3 tháng đầu thì nguy cơ thai nhi khó phát triển, dị tật,…
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé

3. Hướng dẫn thử tiểu đường thai kỳ tại nhà

Khi cảm thấy có những dấu hiệu biểu hiện tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể cân nhắc đo thử đường huyết trong máu tại nhà để theo dõi đường huyết trong máu nhanh chóng. Tuy nhiên, đo đường huyết tại nhà không thay thế được các xét nghiệm tại bệnh viện. Nếu thấy nguy cơ cao mắc bệnh mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Hướng dẫn cách thử đường huyết tại nhà bằng máy đo đường huyết cho mẹ bầu:

    • Kiểm tra hạn dùng, và tình trạng của que thử để chắc chắn không có bộ phận nào bị lỗi.
    • Rửa sạch và sát khuẩn đầu ngón tay lấy máu bằng cồn.
    • Lắp kim vào đầu bút theo tờ hướng dẫn, đưa que thử vào máy đo đường huyết.
    • Tiến hành lấy máu ở đầu ngón tay bằng bút kim.
    • Sau đó nhanh chóng nhỏ một giọt máu từ bút tiêm lên que thử, cần thực hiện ngay sau lấy máu tránh để lâu trong không khí.
    • Đọc chỉ số lượng đường trong máu được hiển thị trên máy.
    • Các kết quả xét nghiệm nên được ghi lại và báo với bác sĩ khi có bất thường.

Đối với phụ nữ có thai, chỉ số đường huyết mao mạch thai kỳ an toàn:

Thời điểm đo Chỉ số
2 giờ sau ăn 6.7 mmol/L (~120 mg/dL)
1 giờ sau ăn 7.8 mmol/L (~140 mg/dL)
Đo trước ăn 5.3 mmol/L (~95 mg/dL)

Đa số mẹ bầu được phát hiện tiểu đường thai kỳ tại các buổi khám thai định kỳ. Do đó, nếu mẹ cảm thấy có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, đo chỉ số đường huyết mao mạch cao hơn bình thường thì mẹ nên đến gặp bác sĩ. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra, xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà
Theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà có thể giúp mẹ phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ

Tìm hiểu thêm:

Những biểu hiện tiểu đường thai kỳ được trình bày trong bài có thể khó phân biệt, dễ nhầm lẫn. Những dấu hiệu sớm này cần được đặc biệt chú ý để có thể phát hiện sớm bệnh, ngăn chặn những biến chứng xấu đến cơ thể mẹ và bé.

Nếu mẹ bầu còn bất kỳ câu hỏi nào về tiểu đường thai kỳ, mẹ có thể nhắn tin đến fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc gọi cho số Hotline 18006011 để được giải đáp chi tiết.

sữa Glucare Gold

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

3.7/5 - (7 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
3.7/5 - (7 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment