Nhận biết biểu hiện của bệnh tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Tiểu đường được chia thành nhiều loại, 3 dạng phổ biến và thường gặp nhất đó là tiểu đường type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ. Vậy biểu hiện của bệnh tiểu đường ở 3 dạng trên là gì? Triệu chứng bệnh có giống nhau không? Hãy cùng theo dõi vời giải đáp của chuyên gia tiểu đường của Nutricare trong bài viết dưới đây.
1. 10 Biểu hiện của bệnh tiểu đường ban đầu thường gặp
Phần lớn, biểu hiện của bệnh tiểu đường ở cả 3 type có sự tương đồng. Tuy mức độ và diễn tiến bệnh có sự khác nhau nhưng chung quy người mắc bệnh tiểu đường đều có thể gặp phải các biểu hiện sau:
1.1. Khát nước liên tục
Biểu hiện ban đầu thường thấy ở tất cả các type tiểu đường đó là tình trạng khát nước nhiều, miệng lưỡi khô, người bệnh uống nước liên tục.
Nguyên nhân dẫn đến biểu hiện trên là do nồng độ đường trong máu người bệnh tăng cao. Điều này khiến cơ thể sử dụng nhiều nước hơn để trung hòa từ đó làm tăng nhu cầu nạp thêm nước. Người mắc sẽ luôn cảm thấy khát và uống nhiều nước hơn.
1.2. Đói nhiều
Tình trạng thiếu Insulin hoặc kháng Insulin ở người bệnh sẽ khiến Glucose không được vận chuyển vào trong tế bào để tạo năng lượng. Do đó, tế bào bị thiếu năng lượng và sẽ gửi tín hiệu lên não bộ để kích thích cảm giác đói.
Không chỉ vậy, đường huyết không được duy trì ở mức ổn định khiến các tín hiệu về cảm giác no, đói truyền lên não bộ bị mâu thuẫn. Hậu quả của tình trạng này là người bệnh sẽ ăn nhiều lần trong ngày hơn, thường xuyên cảm thấy cực kỳ đói, ngay cả khi mới ăn xong.
1.3. Đi tiểu nhiều
Người bình thường trung bình đi tiểu khoảng 4 – 7 lần/ngày. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn, liên tục trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là đi tiểu đêm thì đó có thể là một biểu hiện của bệnh tiểu đường.
Khi mắc phải tiểu đường, cơ thể sẽ cố gắng điều hòa nồng độ đường huyết dư thừa trong cơ thể bằng cách tăng thải Glucose qua đường nước tiểu. Điều này khiến lượng nước tiểu của người bệnh được tạo ra nhiều hơn, làm tăng số lần đi tiểu.
1.4. Suy nhược, mệt mỏi
Glucose tăng cao trong máu nhưng lại không thể đi vào tế bào khiến tế bào không có nguyên liệu để tạo năng lượng. Do đó người bệnh sẽ cảm thấy người mệt mỏi, suy nhược, uể oải, kiệt sức, không thể làm nhiều công việc và tập trung như trước đây là một trong những biểu hiện của bệnh tiểu đường.
1.5. Mờ mắt
Hàm lượng đường cao tồn đọng trong máu gây áp lực lên các mạch máu ở mắt và khiến thủy tinh thể ở mắt bị sưng và tầm nhìn bị thu ngắn.
Biểu hiện mà người bệnh có thể gặp phải đó là dấu hiệu nhìn mờ, giảm thị lực, mất tiêu điểm trong những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Sau đó, người bệnh có thể lại nhìn rõ lại khi đường huyết giảm xuống.
1.6. Thay đổi tâm trạng
Nồng độ đường huyết tăng cao, dao động lớn, không được điều hòa ổn định có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thay đổi tâm trạng. Người bệnh có thể dễ cáu gắt, nóng nảy hoặc chán nản, có triệu chứng trầm cảm.
1.7. Sụt cân
Biểu hiện này xảy ra do tế bào không được cung cấp Glucose để chuyển hóa. Cơ thể bị thiếu năng lượng nên buộc phải tăng thoái hóa tế bào mô mỡ và tiêu hủy Protein để tạo năng lượng hoạt động.
Mặc dù ăn nhiều, uống nhiều nhưng người bệnh vẫn bị sụt cân không có nguyên nhân. Đây là một biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường.
1.8. Vết thương chậm lành
Nồng độ đường huyết cao là một yếu tố gây rối loạn lưu thông máu. Các thành phần tế bào sửa chữa, miễn dịch trong máu di chuyển đến vị trí vết thương khó khăn hơn khiến thời gian lành vết thương kéo dài. Không chỉ vậy, hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Do đó thời gian lành vết thương càng mất nhiều thời gian.
Biểu hiện của bệnh tiểu đường này là những vết cắt trên da, vết sưng, bầm tím có thẻ mất hơn vài ngày để biến mất. Ngoài ra, vết thương có thể đóng vảy nhiều lần gây kéo dài thời gian lành đến hàng tuần, hàng tháng.
1.9. Khô da, ngứa da
Việc kém lưu thông máu trong cơ thể kết hợp với lượng nước bị mất qua đường nước tiểu thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến khô da, nứt nẻ và ngứa da. Người bệnh tiểu đường sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa, da tay, chân biểu hiện khô rõ rệt ngay cả khi uống nhiều nước.
1.10. Rối loạn cương dương
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện của bệnh tiểu đường này.
- Lượng đường huyết tăng cao gây ra tình trạng xơ vữa, hẹp mạch máu nuôi dưỡng vùng chậu.
- Thay đổi nội tiết làm giảm nồng độ Testosteron, tổn thương dây thần kinh, thay đổi cảm xúc tâm trạng,…
Hậu quả của tiểu đường: Nắm rõ biến chứng để phòng tránh
2. Biểu hiện của bệnh tiểu đường đặc trưng ở những đối tượng khác nhau
Như đã đề cập, bệnh tiểu đường có nhiều dạng khác nhau. Ngoài những biểu hiện chung thường gặp trên, làm sao để phân biệt những biểu hiện của từng loại bệnh?
2.1. Phân biệt biểu hiện bệnh tiểu đường type 1 và type 2
Tiểu đường type 1 và type 2 có nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị khác nhau. Bạn cần phân biệt chính xác để có phương pháp xử trí đúng. Dựa vào biểu hiện triệu chứng, bạn có thể phân biệt tiểu đường type 1 và type 2:
Tiêu chí | Tiểu đường loại 1 | Tiểu đường loại 2 |
Diễn tiến | Phát triển nhanh ở những ngày đầu | Phát triển từ từ, âm thầm, diễn tiến chậm hơn |
Biểu hiện | Các triệu chứng xuất hiện rầm rộ dễ thấy | Ban đầu biểu hiện bệnh thường nhẹ, khó phát hiện |
Biến chứng | Có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton cần cấp cứu y tế | Ít gặp phải tình trạng nhiễm toan ceton |
Độ tuổi thường gặp | Trẻ và độ tuổi thanh thiếu niên | Người lớn trên 45 |
Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2 theo biểu hiện triệu chứng bệnh
2.3. Biểu hiện của bệnh tiểu đường giữa nam và nữ
Giữa nam và nữ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, biểu hiện tình trạng và biến chứng bệnh cũng có một số điểm khác nhau, cụ thể:
Tiêu chí | Nam | Nữ |
Tỷ lệ mắc (tuổi 35 – 45) | 2.4% | 1.2% |
Yếu tố nguy cơ |
|
|
Triệu chứng nguy hiểm | Có thể gặp phải rối loạn cương dương, xuất tinh ngược | Nhiễm trùng do nấm, nhiễm trùng tiết niệu, rối loạn chức năng tình dục, rối loạn kinh nguyệt,… |
2.3. Biểu hiện của bệnh tiểu đường ở trẻ em
Trẻ em có thể gặp phải cả tiểu đường type 1 và type 2, nhưng phổ biến hơn là tiểu đường type 1. Trong đó, độ tuổi từ 5 – 6 và từ 11 – 13 là những thời điểm thường khởi phát bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em nhất.
Dấu hiệu nhận biết đầu tiên thường thấy là trẻ tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt nhất là vào ban đêm. Ngoài ra, tương tự như người lớn, một số biểu hiện ban đầu khác có thể gặp ở trẻ bao gồm:
- Khát nhiều
- Mệt mỏi
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Hay đói, ăn nhiều
- Hơi thở của bé có mùi trái cây
- Có dấu hiệu nhiễm trùng
- Vết thương ngoài ở trên da lâu lành,…
3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở bất kỳ người nào, tuy nhiên những trường hợp sau đây có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn bình thường:
- Người trên 45 tuổi.
- Người có người thân như cha, mẹ, anh, chị, em ruột mắc bệnh tiểu đường.
- Người ít hoạt động thể lực, thừa cân, béo phì hoặc mắc kèm các bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,…
- Người uống nhiều rượu bia hoặc hút thuốc lá.
- Người có tiền sử rối loạn đường huyết lúc đói hoặc rối loạn dung nạp đường.
- Người mắc các bệnh lý tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, đang sử dụng các thuốc chống loạn thần,…
- Phụ nữ có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ hoặc có hội chứng buồng trứng đa nang.
4. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả
Để hạn chế tối đa nguy cơ tiểu đường, biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt hợp lý.
Kiểm soát chế độ ăn uống
Kiểm soát chế độ ăn sẽ giúp hạn chế các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường như tình trạng thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu. Thực đơn đầy đủ các nhóm chất, kiểm soát Carbohydrate và tăng cường chất xơ sẽ giúp cải thiện độ nhạy cảm của Insulin, ổn định đường huyết và giảm nguy cơ tiểu đường.
Bên cạnh chế độ ăn uống với các loại thực phẩm tự nhiên, người có nguy cơ tiểu đường có thể bổ sung thêm các loại sữa dinh dưỡng để đảm bảo đủ chất. Sữa Glucare Gold tới từ thương hiệu quốc gia về dinh dưỡng y học Nutricare là thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng.
Sữa có chỉ số đường huyết thấp đã được chứng minh lâm sàng, giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Hệ đường hấp thu chậm (Isomaltulose, Erythritol) tiên tiến được chứng nhận hiệu quả kiểm soát đường huyết sau uống. Sữa bổ sung cho người tiểu đường 56 dưỡng chất cùng Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Omega 3,6,9 & Antioxidants – hỗ trợ giảm biến chứng tim mạch & phòng ngừa đột quỵ.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng độ nhạy cảm của Insulin, ổn định đường huyết và làm giảm các yếu tố nguy cơ của tiểu đường như béo phì, bệnh tim mạch.
Tuỳ theo độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của mỗi người sẽ có các bài tập thể dục phù hợp. Thông thường, các bài tập như aerobic, bơi lội, đạp xe, đi bộ hoặc chạy bộ 3 – 4 ngày/tuần với cường độ vừa phải là phù hợp cho tất cả mọi người. Riêng với người thừa cân, béo phì, cần thiết kế một chế độ luyện tập mức độ cao hơn để kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần
Stress làm giảm tác dụng của Insulin, gây tăng đường huyết, tăng huyết áp và nhiều rối loạn nội tiết khác làm thúc đẩy bệnh tiểu đường. Đồng thời, stress cũng là căn nguyên của trầm cảm và nhiều rối loạn tâm thần – yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.
Do đó, giảm stress là một trong những biện pháp phòng ngừa tiểu đường quan trọng. Tập thể dục thường xuyên, tập thiền và dành thời gian cho bạn bè, gia đình là những cách giúp thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả. Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ và ngon giấc sẽ giúp giảm căng thẳng, lo âu hiệu quả và hỗ trợ kiểm soát cân nặng rất tốt. Để cải thiện giấc ngủ, bạn cần tuân theo nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng và các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
Chế độ ăn uống và vận động phù hợp cũng sẽ giúp tăng chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Tuy nhiên, cần chú ý không nên ngủ quá nhiều (hơn 8,5 tiếng mỗi đêm) do có thể làm tăng đường huyết và gây mệt mỏi khi thức giấc.
Có thể bạn quan tâm:
- 11+ Dấu hiệu biến chứng tiểu đường cần được phát hiện sớm
- [GIẢI ĐÁP] Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Hiện nay, y học vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường. Bởi vậy, bất kỳ ai cũng cần nắm rõ những biểu hiện của bệnh tiểu đường nói trên để theo dõi sức khoẻ và có kế hoạch phòng ngừa từ sớm, giúp hạn chế tối đa nguy cơ tiến triển bệnh.
Nếu bạn có câu hỏi gì về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ ngay với Nutricare qua hotline 18006011 hoặc fanpage Glucare Gold – dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để được giải đáp ngay lập tức nhé!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *