Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Ăn thế nào cho đúng?

4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Thịt bò là một thực phẩm ngon và bổ dưỡng trong chế độ ăn uống của nhiều người. Tuy nhiên, có nhiều thắc mắc liệu bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không do chế độ ăn uống cần kiêng khem nghiêm ngặt. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời cụ thể và sử dụng thực phẩm này hợp lý, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

1. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?

Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò nếu sử dụng đúng liều lượng, vì đây là loại thịt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Thịt bò chứa một lượng đạm (protein) dồi dào và các khoáng chất, vitamin thiết yếu để nâng cao sức khỏe người bệnh tiểu đường. Đồng thời, lượng axit linoleic (CLA) còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường diễn ra thuận lợi và giảm cholesterol xấu trong máu để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường vẫn cần hạn chế lượng thịt bò ăn thường xuyên mỗi ngày bởi nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh:

  • Trong thịt bò có nhiều đạm và các chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa. Nếu ăn thường xuyên, người bệnh sẽ có nguy cơ tăng cân, béo phì. Theo một nghiên cứu tại Phần Lan trên 2.300 người trong 19 năm cho thấy những người ăn nhiều protein động vật thì khả năng mắc tiểu đường cao hơn 35% người bình thường.
  • Đồng thời, ăn nhiều thịt đỏ như thịt bò còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như tim mạch. Bởi hàm lượng đạm và chất béo cao sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch.
  • Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều natri. Nếu ăn nhiều thịt bò, hàm lượng natri dư thừa sẽ làm cơ thể giữ nước trong máu để pha loãng natri. Điều này làm cho thể tích máu tăng lên, gây áp lực cho mạch máu, khiến huyết áp cao và kháng insulin. Từ đó, khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.
Giải quyết vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?
Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò nhưng cần sử dụng với lượng vừa phải

2. Cách ăn thịt bò an toàn cho người tiểu đường

Sau khi giải quyết vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không thì tiếp theo việc đưa thịt bò vào chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh tiểu đường thì cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Về lượng ăn, Theo chuyên gia dinh dưỡng Meredith Nguyễn của Trung tâm Y tế Methodist Charlton (Dallas, Mỹ), chỉ nên sử dụng khoảng 18 ounce (khoảng 508g) mỗi tuần. Và lượng này cần chia thành 4-5 bữa, tương đương với khoảng 100g mỗi bữa.
  • Khi chế biến thịt bò thì hầm là giải pháp tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. Cần hạn chế nướng ở nhiệt độ cao vì có thể làm tăng hàm lượng chất đạm và chất béo bão hòa gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Khi ăn nên chế biến với phần thịt mỏng hơn và chỉ ăn phần nạc. Bởi nếu ăn phần thịt bò chứa mỡ sẽ làm tăng chất béo có thể khiến bạn tăng cân.
  • Nên ăn kèm thịt bò với rau xanh để tăng hàm lượng chất xơ và các vitamin để điều hòa lượng đường trong máu tốt hơn.
  • Khi ăn thịt bò thì nên ăn vào các bữa trong ngày và hạn chế ăn buổi tối. Vì trong thịt bò rất giàu sắt, khi ăn vào bữa tối sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều gây “mệt mỏi” và có thể làm tăng đường huyết đột ngột.
  • An toàn nhất là người bệnh tiểu đường nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn thịt bò lành mạnh, phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của mình.
Thịt bò kèm rau xanh phù hợp với sức khỏe người bệnh
Nên ăn thịt bò kèm rau xanh để tăng hàm lượng chất xơ, kiểm soát đường huyết tốt hơn

Có thể bạn quan tâm:

3. Cách lựa chọn thịt bò cho người tiểu đường

Mỗi phần thịt bò khác nhau sẽ có hàm lượng dinh dưỡng riêng. Và để tốt cho người bệnh tiểu đường thì cần lựa chọn thịt bò như sau:

  • Cần chọn phần thịt nạc để giảm lượng chất béo bão hòa. Phần thịt bò lý tưởng dành cho người bệnh tiểu đường là thịt thăn hoặc bắp.
  • Nếu lựa chọn loại thịt xay thì cần tìm những sản phẩm trên nhãn mác ghi rõ hàm lượng nạc từ 95% trở lên.
  • Khi chọn thịt bò, tốt nhất là nên chọn những loại thịt từ bò ăn cỏ. Vì bò được nuôi theo phương pháp này sẽ tạo ra phần thịt có thành phần chất béo lành mạnh hơn. Thịt sẽ có nhiều axit béo omega-3 (loại axit béo tốt) có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra nhiều insulin, tăng độ nhạy của hormone này để kiểm soát đường huyết. Đồng thời, omega-3 còn mang lại hiệu quả trong việc điều hòa mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, ngăn ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh tiểu đường.
Thịt bò thăn chứa nhiều nạc
Thịt bò thăn chứa nhiều nạc mang lại chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh tiểu đường

4. Khi nào người tiểu đường nên kiêng thịt bò

Mặc dù biết câu trả lời cho việc “Bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không?” là người tiểu đường có thể ăn thịt bò, nhưng với những đối tượng sau thì cần tránh. Cụ thể:

  • Người tiểu đường bị gout: Thịt bò là loại thịt đỏ chứa lượng protein cao, có thể làm tăng axit uric trong máu – là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout và khiến tình trạng bệnh gout tồi tệ hơn.
  • Người tiểu đường kèm bệnh sỏi thận: Lượng protein trong thịt bò rất cao. Khi ăn thịt bò, hàm lượng protein máu tăng cao làm tăng oxalate trong nước tiểu (nhân tố hình thành sỏi).
  • Người tiểu đường có kèm mỡ máu: Trong thịt bò nhiều chất đạm và chất béo khiến cho mỡ máu tăng cao. Từ đó, người bệnh tiểu đường ăn thịt bò sẽ tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Người tiểu đường bị huyết áp cao: Hàm lượng natri trong thịt bò khá nhiều, việc tiêu hóa thịt bò khiến cơ thể bị giữ nước trong máu nhằm pha loãng natri. Tình trạng này làm thể tích máu tăng và gây áp lực nên mạch máu. Từ đó, bệnh huyết áp cao sẽ khó kiểm soát hơn.

Tìm hiểu thêm thông tin bị tiểu đường ăn kiêng những gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.

Thịt bò không tốt cho người bị Gout
Thịt bò là một trong những thực phẩm không nên có trong thực đơn của người tiểu đường bị gout

5. Những loại thịt khác tốt cho tiểu đường

Những loại thịt sau đây sẽ thay thế thịt bò và là lựa chọn lành mạnh hơn cho bệnh tiểu đường.

Thịt cá

Trong thịt cá chứa một lượng lớn Omega-3 giúp làm giảm cholesterol trong máu và cải thiện độ nhạy của insulin. Từ đó, mang lại tác dụng kiểm soát đường huyết tốt, tăng cường sức khỏe của hệ tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường khi ăn cá nên chọn những loại cá biển vì giàu hàm lượng Omega-3 hơn. Đồng thời, nên lựa chọn những phương pháp lành mạnh với bệnh tiểu đường như luộc, hấp và hạn chế chiên, rán, nướng để giảm bớt lượng dầu mỡ hấp thu.

Thịt cá hồi tốt cho người bệnh tiểu đường
Thịt cá hồi tốt cho người bệnh tiểu đường hơn là thịt bò

Thịt gia cầm như: thịt gà, thịt ngan… chứa lượng chất đạm lành mạnh lớn, người bệnh tiểu đường ăn sẽ tốt hơn là thịt bò. Ngoài ra, trong thịt gia cầm còn có lượng chất béo không bão hoà rất có lợi cho hệ tim mạch. Cùng với vitamin B6 giúp ức chế chất béo được lưu trữ để giúp người bệnh giảm cân hiệu quả.

Lưu ý, khi chế biến cần hạn chế ăn mặn, nên bỏ da khi ăn và phần thịt ức gà được coi là lý tưởng nhất cho người bệnh tiểu đường.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC THỊT GÀ KHÔNG?

Thịt gà là lựa chọn hoàn hảo để thay thế thịt bò
Thịt gà – một trong những lựa chọn hoàn hảo để thay thế thịt bò

6. Tiểu đường thai kỳ có ăn được thịt bò không?

Thịt bò chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, gồm protein dồi dào, các vitamin và khoáng chất thiết yếu rất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu. Vì vậy, với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có ăn được thịt bò.

Tuy nhiên, thịt bò lại có hàm lượng đạm, chất béo cao. Nên nếu mẹ bầu ăn nhiều thịt bò có thể khiến cân nặng khó kiểm soát. Vì vậy, cần sử dụng loại thịt này với khẩu phần phù hợp. Và nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để xây dựng một chế độ ăn khoa học, lành mạnh với thịt bò.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn thịt bò
Với các mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn thịt bò nhưng cần dùng với một lượng phù hợp với thể trạng và tình hình bệnh

Ngoài việc sử dụng thịt bò với liều lượng phù hợp, người bị tiểu đường có thể bổ sung thêm sữa Glucare Gold – sản phẩm sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường. 

Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bên cạnh đó, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon.  

sữa Glucare Gold
Glucare Gold là sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường

Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp cụ thể thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò không? Đây là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại cung cấp nhiều đạm, chất béo nên người bệnh tiểu đường cần sử dụng với hàm lượng vừa phải và cách chế biến, lựa chọn thịt phù hợp.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011, truy cập vào fanpage Glucare Gold hoặc webstie Glucare Gold để được giải đáp tận tình!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4.5/5 - (2 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4.5/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *