20+ Thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ “dễ kiếm, dễ chế biến”
Bài viết được viết bởi Chuyên gia Trần Thị Hiền: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ một cách tự nhiên và lành tính nhất. Vậy nên, duy trì một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé khỏe mạnh và ít ốm vặt hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu 20+ loại thực phẩm tăng cường miễn dịch hàng đầu tốt nhất cho trẻ mẹ nên biết!
Có thể bạn quan tâm:
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng
- Tăng cường hệ miễn dịch chống lão hóa
- 11+ Cách tăng cường hệ miễn dịch mùa đông hiệu quả
1. Bông cải xanh
Bông cải xanh là nguồn cung cấp các dưỡng chất giúp nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch như vitamin C, A và E. Bên cạnh đó, bông cải xanh cũng chứa nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa của trẻ.
- Vitamin C: có vai trò tạo interferon – protein, sản xuất các tế bào miễn dịch giúp chống lại các tác nhân lạ gây hại cho cơ thể, từ đó, tăng sức đề kháng cơ thể bé.
- Vitamin A: Giúp bảo vệ tính toàn vẹn của biểu mô, niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc hô hấp và tiêu hóa. Khi thiếu vitamin A, biểu mô sẽ bị tổn thương, cơ thể mất đi lớp bảo vệ làm cho các vi khuẩn, virus dễ xâm nhập vào cơ thể.
- Vitamin E: Là chất chống oxy hóa rất mạnh, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Nhờ đó, nâng cao được sức mạnh của hệ thống miễn dịch.
Cách cho trẻ ăn:
Bông cải xanh sẽ giữ nguyên được dưỡng chất khi ăn sống, tuy nhiên, cách này sẽ khiến trẻ khó ăn. Mẹ có thể thử nấu nấu cháo, nấu súp bông cải xanh hoặc làm sinh tố kết hợp với các loại hoa quả khác để bé dễ ăn hơn.
Mẹ có thể cho bé ăn khi bé ăn trong thời kỳ ăn dặm (khoảng 8 – 10 tháng tuổi) và bắt đầu cho bé ăn khoảng 50g/ngày, tuần 2 bữa.
2. Rau chân vịt
Trong rau chân vịt là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, có chứa đa dạng các loại vitamin A, E, C và K cùng với kẽm, selen, folate và sắt. Mặc dù tác động vào hệ miễn dịch theo các cơ chế khác nhau nhưng đều giúp tăng cường đề kháng, thúc đẩy sự trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hoá và phòng chống nhiều loại bệnh ở trẻ.
Cách cho trẻ ăn:
Các dưỡng chất trong rau bina sẽ được giữ nguyên vẹn khi làm sinh tố. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo món cháo cải bó xôi với thịt bò, thịt lợn, tôm, trứng… tùy theo sở thích của bé.
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, mẹ nên bắt đầu thêm cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm của bé từ tuần ăn dặm thứ 8. Mẹ nên cho bé ăn từ 2- 3 bữa trong tuần để bé có thể cải thiện sức đề kháng.
3. Cà rốt
Cà rốt chứa nguồn vitamin A và chất chống oxy hóa dồi dào, có tác dụng chống lại nhiễm trùng, viêm nhiễm và tổn thương tế bào của trẻ.
Beta – carotene trong cà rốt có tác dụng tạo dựng lớp màng bảo vệ (niêm mạc biểu mô) của cơ thể. Qua đó, giúp trẻ phòng ngừa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, góp phần nâng cao đề kháng cho trẻ.
Cách cho trẻ ăn:
Đối với trẻ nhỏ mới tập ăn dặm, mẹ nên nghiền nhỏ hay nấu súp, cháo để trẻ dễ ăn. Đối với các bé lớn hơn, mẹ có thể thử làm bánh cà rốt như một món ăn nhẹ, nếu trẻ uống được sinh tố, mẹ có thể xay cà rốt sống với các loại quả khác sẽ giúp dưỡng chất được giữ nhiều nhất.
Mẹ có thể cho trẻ mới tập ăn khoảng ⅓ củ cà rốt cỡ vừa (khoảng 30g/ ngày), rồi tăng dần thêm nếu trẻ thích. Mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2 bữa, tránh bổ sung quá nhiều vitamin A gây bệnh vàng da.
4. Bí ngô
Bí ngô là thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, C, E và các khoáng chất như kali, canxi, folate và chất xơ. Đây đều là những chất góp phần cải thiện sức khỏe miễn dịch của bé, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, tăng sản xuất tế bào bạch cầu giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, lượng chất xơ hòa tan trong bí ngô giúp bé tiêu hóa tốt hơn, nhờ đó dưỡng chất được hấp thu tối đa.
Cách cho trẻ ăn:
Có rất nhiều cách chế biến bí ngô mẹ có thể thử như súp bí ngô, bánh bí ngô, snack bí ngô… Hay đơn giản hơn, mẹ có thể nghiền bí ngô trộn lẫn cơm cho bé ở độ tuổi tập đi.
Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé ngay khi bé tập ăn dặm, khoảng 4 – 5 miếng nhỏ mỗi bữa ăn.
5. Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều beta-carotene, được chứng minh có tác dụng làm tăng số lượng tế bào bạch cầu và tăng hoạt động thực bào tiêu diệt “kẻ thù” của bạch cầu. Ngoài ra, khoai lang cũng cung cấp vitamin C – dưỡng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Cách cho trẻ ăn:
Mẹ có thể tham khảo một vài cách chế biến tuyệt vời với khoai lang cho bé như bánh khoai lang nướng xốp, súp khoai lang, khoai lang lắc phô mai….
Khi chế biến mẹ cần lưu ý khoai lang phải nấu nhừ và chín kỹ bằng cách luộc, hấp, nướng… trước khi làm các món ăn cho bé. Một bữa bé có thể ăn được khoảng nửa củ nhỏ, 1 tuần cho bé ăn 2 – 3 bữa là hợp lý.
6. Nấm
Nấm là thực phẩm chứa lượng lớn thành phần kẽm. Kẽm là khoáng chất có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus rất mạnh mẽ, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ rất hiệu quả
Cách cho trẻ ăn: Mẹ có thể chế biến nấm thành các món cà ri, mì ống, soup nấm… hay tuyệt vời hơn là snack nấm cho bé nhấm nháp vào buổi tối.
Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn nhiều và phải tìm hiểu kỹ các loại nấm để tránh gây ngộ độc, dị ứng. Nên bắt đầu cho trẻ ăn nấm khi trẻ được khoảng 11 – 12 tháng để đảm bảo an toàn.
7. Đậu lăng
Đậu lăng cung cấp một nguồn sắt dồi dào, có tác dụng tham gia sản xuất máu cho cơ thể. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào nhiều enzym xúc tác cho quá trình phân giải bên trong tế bào. Thiếu hụt sắt làm giảm sức đề kháng, tăng khả năng nhiễm khuẩn và kéo theo thiếu protein để cung cấp năng lượng cho trẻ.
Cách cho trẻ ăn: Hầu hết trẻ sẽ không thích ăn đậu lăng, vậy nên mẹ có thể thêm các loại rau củ có màu sắc bắt mắt khác như cà rốt, cà chua, củ dền để kích thích vị giác của bé.
Nên cho bé ăn đậu lăng khi bắt đầu ăn dặm, mỗi bữa khoảng 2 – 3 thìa nhỏ đậu lăng chín sẽ cung cấp thêm sắt cho bé.
8. Yến mạch
Yến mạch là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ chứa beta glucans, một thành phần của chất xơ giúp kích hoạt các tế bào bạch cầu tiêu diệt các tác nhân lạ. Giúp cơ thể trẻ chống lại vi khuẩn, vi rút và những các tác nhân gây bệnh khác.
Cách cho bé ăn :
Thêm yến mạch vào chế độ ăn của trẻ bằng cách ăn kèm với táo, bơ hạnh nhân việt quất hoặc dừa sợi. Ngoài ra, bánh yến mạch nướng quế táo cũng là một món ngon được các bé yêu thích.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi chưa ăn được nhiều, một ngày mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng ⅓ chén bột yến mạch kèm với các loại thực phẩm khác.
9. Quả hạch
Quả hạch chứa nhiều vitamin E và Mangan, đây là cặp đôi dưỡng chất thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ hiệu quả, cả hai đều tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu tự nhiên – tiêu diệt các yếu tố gây hại cho cơ thể. Đồng thời, quả hach cũng chứa các chất chống oxy hóa và các acid béo omega rất tốt cho sức khỏe đề kháng của trẻ.
Cách cho trẻ ăn:
Sự đa dạng trong cách chế biến là yếu tố giúp trẻ kích thích ăn ngon miệng hơn. Đối với các bé dưới 1 tuổi, mẹ nên ngâm trước sau đó xay nhuyễn trước khi cho bé ăn. Khi trẻ lớn hơn, mẹ có thể thử món chè hạnh nhân, cháo hạnh nhân, hay bánh hạnh nhân ăn nguyên hạt. Tuy nhiên, cần chú ý khi cho trẻ ăn các loại hạt này do có thể gây dị ứng.
10. Quả mọng
Quả mọng rất giàu vitamin C, có tác dụng nuôi dưỡng tế bào để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong quả mọng sẽ ngăn chặn các gốc tự do ảnh hưởng đến tế bào của cơ thể, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại được các tác nhân gây hại. Ngoài ra, quả mọng rất giàu chất xơ giúp trẻ ngăn ngừa táo bón và có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.
Cách ăn:
Các loại quả mọng như dâu tây, dâu tằm, việt quất, mâm xôi… có thể chế biến thành các món bánh cùng bột yến mạch. Hoặc mẹ có thể cho bé ăn kèm cùng sữa chua để tốt cho tiêu hoá.
Lưu ý, mỗi ngày mẹ nên cho ăn 3- 4 trái dâu tây là đủ đối với bé khoảng 1 tuổi.
11. Đu đủ
Trong đu đủ chứa rất nhiều kali, folat, vitamin giúp nâng cao đề kháng cơ thể. Đu đủ giàu vitamin C – là vitamin có lợi cho hệ thống miễn dịch và chống oxy hóa mạnh mẽ. Thêm vào đó, đu đủ còn là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin A tốt cho mắt và sức đề kháng của trẻ.
Cách cho trẻ ăn:
Xay nhuyễn ở dạng sinh tố hay cắt miếng nhỏ để phù hợp với độ tuổi bé. Dùng 2 miếng dọc quả đu đủ, khoảng 40-50 g/ ngày cho trẻ tầm 1 tuổi là thích hợp.
12. Quả có múi
Quả có múi như cam, quýt, chanh, bưởi… rất giàu vitamin C, có tác dụng hỗ trợ để chữa cảm lạnh và cảm cúm thông thường. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng sản sinh bạch cầu, chống lại các tác nhân gây bệnh và là thực phẩm tăng cường đề kháng hiệu quả cho trẻ.
Cách ăn:
Mẹ nên cho trẻ từ 1 tuổi trở lên ăn các loại quả có múi để tránh các axit tác động đến đường ruột. Nếu trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể ép lấy nước cho bé, lưu ý chỉ nên dùng từ 100ml – 150ml mỗi ngày. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ có thể để trẻ tự ăn nguyên múi của quả. Ngoài ra, mẹ còn có thể chế biến thành bánh, salad… để thay đổi khẩu vị cho trẻ.
13. Tỏi
Tỏi là gia vị quen thuộc của mọi gia đình. Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin là kháng sinh tự nhiên, giúp chống lại nhiễm khuẩn, tăng miễn dịch. Đây là một trong các biện pháp trị cảm lạnh thông thường hiệu quả. Ngoài ra, tỏi kích thích sản sinh các kháng thể từ các tế bào miễn dịch, nhờ đó tăng miễn dịch cho trẻ.
Cách cho trẻ ăn:
Cho thêm từ 1-2 nhánh tỏi vào thức ăn cho trẻ ăn. Không nên lạm dụng tỏi, do tỏi có mùi rất mạnh và vị cay khiến trẻ khó chịu và bỏ ăn. Đối với trẻ dưới 6 tháng, mẹ ép nước tỏi pha loãng để uống hay nhỏ mũi để chữa cảm lạnh, sổ mũi, ho hay sốt…
14. Nghệ
Trong nghệ chứa hoạt chất có tên là curcumin, đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch một cách tự nhiên. Nghệ giúp chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm…
Cách cho trẻ ăn: Chỉ cần thêm ½ thìa cà phê bột nghệ vào thức ăn của bé khi nấu hoặc cũng có thể pha vào sữa nóng cho bé uống để chữa cảm lạnh, cảm cúm.
15. Cá hồi
Cá hồi rất giàu acid béo omega, giúp cải thiện sức khỏe não bộ và tim mạch của trẻ. Ngoài ra, cá hồi còn giúp giảm viêm, tăng khả năng bảo vệ phổi khỏi cảm lạnh và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bên cạnh đó, các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, các axit béo omega còn có thể tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch của trẻ thông qua việc tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch.
Cách cho trẻ ăn:
Với cá hồi, mẹ có thể chế biến được kha khá các món ăn hấp dẫn cho bé như như súp cá hồi với măng tây, cháo cá hồi cùng với củ dền, khoai môn, bí đỏ hay cá hồi áp chảo… Bổ sung cá hồi trong thực đơn của bé 1 lần/ tuần, mỗi bữa ăn khoảng 30g là đủ.
16. Gà
Thịt gà là một thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ giàu protein, góp phần cung cấp năng lượng cho trẻ và xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn. Thịt gà rất hữu ích trong việc giảm tất cả các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh hay sốt thông thường.
Cách cho trẻ ăn:
Mẹ có thể chế biến thịt gà thành cháo, cà ri, súp, bánh mì hoặc thậm chí là ở dạng nướng tùy theo khẩu vị và độ tuổi của bé.
17. Trứng
Khi một người thiếu vitamin D, họ sẽ dễ bị ốm hơn do vitamin D có vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng và vi khuẩn gây bệnh. Trứng là một trong những thực phẩm giàu vitamin D. Bên cạnh đó, trứng cũng chứa một số chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch khác, chẳng hạn như vitamin B và selen.
Cách ăn trứng cho bé:
Bạn có thể cho trẻ ăn trứng luộc chín, tán nhuyễn hoặc cắt nhỏ, sau đó trộn với thức ăn thông thường hoặc ăn không đều được. Tuy nhiên, một số bé có thể bị dị ứng với lòng đỏ/ lòng trắng, vì vậy, chỉ cho trẻ ăn trứng khi đã được ít nhất 1 tuổi.
18. Pho mai
Phô mai chứa hàm lượng kẽm khá cao, giúp cho cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại nhiễm trùng. Đây là loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ rất hiệu quả.
Cách cho trẻ ăn: Phô mai có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau bao gồm khoai tây nướng phủ phô mai, bánh mì sandwich… Trẻ em cũng thường thích mì ý và súp kem phô mai nên mẹ có thể thử thêm phô mai vào.
19. Sữa chua
Trong sữa chua có chứa Probiotics – một loại men vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ, giảm nguy cơ bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai và tiêu chảy. Tuy nhiên, để có được hiệu quả tốt thì nên sử dụng sữa chua không đường.
Cách cho trẻ ăn:
Sữa chua có thể ăn bình thường, ăn kèm với trái cây, yến mạch hoặc làm sinh tố hay salad trộn với rau củ… đều rất tốt cho trẻ.
Đối với trẻ từ 6 – 8 tháng, chỉ nên ăn ½ – 1 hộp sữa chua loại không đường mỗi ngày. Trẻ từ 1 tuổi có thể sử dụng 1 – 2 hộp loại có đường hoặc ít đường mỗi ngày để tránh quá nhiều axit trong dạ dày.
20. Sữa
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, cung cấp lượng lớn kháng thể tự nhiên nhằm tăng sức đề kháng. Do đó, hãy cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong từ 6 tháng đầu đến 24 tháng bởi đây là khoảng thời gian bé hoàn thiện chức năng hệ miễn dịch.
Khi bé đã lớn hơn, mẹ có thể bổ sung các loại sữa tươi hoặc sữa công thức để cung cấp thêm nhiều khoáng chất và vitamin cho trẻ. Hiện nay, trên thị trường đã có các loại sữa công thức với hàm lượng lớn sữa non và dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho trẻ. Điển hình như sản phẩm sữa bột ColosCare và sữa non ColosCare IgG24h từ thương hiệu Nutricare.
Sữa bột ColosCare với thành phần giàu kháng thể IgG, bảo vệ cơ thể trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, HMO 2’LF giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn, Beta – Glucan cùng Kẽm, vitamin A, C, E và Selen hỗ trợ tăng hoạt động hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe hô hấp của trẻ.
Sữa non ColosCare IgG24h với kháng thể IgG, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cơ thể của trẻ. Ngoài ra, Kẽm, Lysine, hệ 5 Enzym (Alpha-Amylase, Protease, Lactase, Cellulase, Lipase) và chất xơ hòa tan hỗ trợ tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng và tiêu hoá tốt hơn.
Thông qua bài viết trên, các mẹ hẳn đã nắm được những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tốt nhất. Tuy nhiên, việc bổ sung dưỡng chất qua thực phẩm có hàm lượng khá nhỏ, dễ khiến trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vậy nên, bổ sung sữa là cách nhanh chóng, hiệu quả nhất mẹ có thể tham khảo.
Nếu mẹ có nhu cầu mua sữa non ColosCare hay còn thắc mắc gì về sản phẩm, vui lòng liên hệ tới số: 1800.60.11 hoặc truy cập vào để được tư vấn chi tiết.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *