Tăng cường hệ miễn dịch chống lão hóa được không?
Bài viết được viết bởi Chuyên gia Trần Thị Hiền: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Các cơ quan, hệ thống trong cơ thể của con người đều chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác, lão hoá và hệ miễn dịch cũng vậy. Khi con người bắt đầu bước vào độ tuổi lão hoá thì hệ miễn dịch cũng bị suy yếu hơn. Vậy tăng cường hệ miễn dịch chống lão hóa ở người lớn tuổi được không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
1. Tăng cường hệ miễn dịch chống lão hóa được không?
Lão hóa là quá trình tất yếu của con người và việc tăng cường hệ miễn dịch không thể chống lại quá trình lão hóa được. Tuy nhiên, thật may mắn vì dù ở bất cứ độ tuổi nào thì hệ miễn dịch cũng có thể hoạt động khá tốt để đảm bảo cơ thể tránh khỏi tác nhân gây bệnh hay nguy cơ nhiễm trùng quá cao.
Dù hệ miễn dịch ít bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa nhưng khi cơ thể già đi thì chức năng hệ miễn dịch cũng suy yếu dần theo thời gian. Một ví dụ điển hình là người cao tuổi thường hay bị ốm hơn bởi sự phối hợp hoạt động giữa các tế bào của hệ thống miễn dịch trong cơ thể kém đi. Hay họ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi cơ thể sau mỗi lần ốm bởi cơ thể tạo ra ít tế bào bạch cầu hơn làm kéo dài quá trình hồi phục.
Thời điểm hệ miễn dịch suy yếu của mỗi độ tuổi cũng khác nhau, bởi vậy không thể nhận biết được khi nào tình trạng này sẽ xảy ra. Và mặc dù nền y học thế giới rất phát triển nhưng con người cũng chưa tìm ra được phương pháp nào cho biết hệ miễn dịch đang bắt đầu suy yếu.
Vì vậy, dù không có cách nào chống lại được quá trình lão hóa, nhưng bằng các phương pháp khoa học, người lớn tuổi có thể hạn chế được các tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật, làm chậm quá trình lão hóa.
Cách tăng cường hệ miễn dịch mùa đông
Sau đây là 11 cách tăng cường hệ miễn dịch chống lão hóa cho người lớn tuổi mà bạn có thể tham khảo và thực hiện nếu thấy phù hợp với bản thân và gia đình của mình nhé!
2. 11+ cách tăng cường hệ miễn dịch cho người lớn tuổi
Để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại và mầm bệnh, người lớn tuổi có thể áp dụng một số cách dưới đây:
2.1. Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng
Từ độ tuổi trung niên trở đi (45 – 65 tuổi) khả năng hấp thu thức ăn, các chất dinh dưỡng bị giảm. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống là cực kỳ quan trọng giúp cho:
- Cơ thể cũng như hệ miễn dịch của bạn được hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
- Duy trì được cân nặng cân đối, khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nên được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: protein, lipid, tinh bột, rau củ cung cấp vitamin và khoáng chất, lợi khuẩn đường ruột hay các chất chống oxy hoá… Trong đó các dưỡng chất quan trọng giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa như:
- Sữa non: cung cấp nguồn kháng thể IgG, IgA, Lactoferrin dồi dào tăng cường miễn dịch cho người cao tuổi, giúp cơ – xương – khớp khỏe mạnh, bảo vệ tim mạch đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa và dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.
- Vitamin A, B, C, E: Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách tham gia hỗ trợ sản xuất các tế bào trong hàng hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng, chống oxy hóa… Bạn có thể bổ sung các thực phẩm chứa các vitamin vào bữa ăn như: hoa quả, ngũ cốc, đậu nành, các loại rau…
- Kẽm: Giúp tăng cường miễn dịch, giảm stress, cân bằng nội tiết tố, phòng loãng xương và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người cao tuổi. Bạn có thể bổ sung Kẽm với các thực phẩm như: các loại thịt có màu đỏ, hàu, sò, các loại đậu… Nên phối hợp thêm với vitamin A, C, B6 để tăng khả năng hấp thu kẽm.
- Selen: Là nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến thành phần hệ miễn dịch, quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Khoáng chất này có thể được bổ sung bằng các thực phẩm như: thịt bò, tôm cua cá, lòng đỏ trứng….
- Sắt: thiếu Sắt gây giảm sút trí tuệ, thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, khó thở… ở người cao tuổi. Cần bổ sung những thực phẩm giàu Sắt như: thịt bò, thịt lớn, cá hồi, củ dền…
- Prebiotics và Probiotics: Trong đó Prebiotic là chất xơ tự nhiên giúp ngăn ngừa táo bón, giúp tăng nhu động ruột. Probiotic là lợi khuẩn đường ruột có lợi cho hệ tiêu hóa. Kết hợp đồng thời chất xơ và lợi khuẩn giúp tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tăng khả năng miễn dịch và ngăn ngừa táo bón. Cặp đôi dưỡng chất này thường có trong: sữa chua, phô mai, bơ…
Ăn những gì để tăng cường hệ miễn dịch?
2.2. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ
Người lớn tuổi là nhóm đối tượng rất dễ bị mắc bệnh vì hệ miễn dịch suy yếu do tuổi tác, dẫn đến khả năng chống lại tác nhân gây hại kém. Bên cạnh đó, người lớn tuổi cũng thường mắc các bệnh mạn tính đi kèm như: tim mạch, tiểu đường, gan, thận… khiến hệ miễn dịch của họ càng yếu hơn.
Vì vậy, việc tiêm phòng vaccine giúp người lớn tuổi rất quan trọng. Bởi có nhiều người chưa từng được tiêm phòng hay tiêm phòng đầy đủ khiến hệ miễn dịch suy yếu, các kháng thể bị giảm theo thời gian. Do đó, việc tiêm vaccine nhắc lại giúp hệ miễn dịch được đánh thức, tạo được miễn dịch chủ động, sản sinh kháng thể chống lại được nhiều bệnh tật nguy hiểm gây biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong cao hơn ở đối tượng này.
Người lớn tuổi nên tham gia tiêm chủng đủ liều, đúng lịch một số vacxin như sau:
- Cúm
- Viêm phổi do Phế cầu
- Thuỷ đậu
- Sởi – Quai bị – Rubella
- Ho gà – uốn ván – bạch hầu
- Viêm màng não do não mô cầu khuẩn…
Đồng thời trước khi đi tiêm chủng cần lưu ý:
- Nếu trường hợp người lớn tuổi có bệnh mạn tính đi kèm, nên báo với bác sĩ ngay về tình trạng sức khỏe của mình để bác sĩ cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích xem xét có tiêm chủng hay không
- Báo với bác sĩ một số loại thuốc hay vaccine mà bạn đang dùng hoặc tiêm gần đây, một số thức ăn bệnh nhân bị dị ứng để được tư vấn kịp thời, chính xác
Mặc dù việc tiêm phòng vaccine ở người lớn tuổi có thể đáp ứng kém, không đạt hiệu quả cao nhưng vẫn giúp giảm tình trạng bệnh và nguy cơ tử vong. Vì vậy, bạn nên tiêm phòng vaccine đầy đủ các mũi và đúng lịch.
2.3. Kiểm soát cân nặng hợp lý
Một trong những cách tăng cường hệ miễn dịch chống lão hóa, bảo vệ sức khỏe ở người cao tuổi là kiểm soát cân nặng. Người cao tuổi thường dễ tăng cân do sự tích tụ của các mô mỡ bên dưới da và xung quanh các cơ quan, đồng thời quá trình chuyển hoá và thải trừ các chất cũng diễn ra chậm hơn.
Việc tăng cân, thừa cân kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng lipid máu, viêm nhiễm, đột quỵ… Làm tăng thêm các nguy cơ tác động xấu đến cơ thể khi hệ thống miễn dịch đang suy giảm.
Vì vậy, để kiểm soát cân nặng hợp lý bạn cần phải tăng cường các hoạt động thể chất kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học cụ thể như sau:
- Tăng cường ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi: bổ sung chất xơ, các vitamin giúp giảm cân, tăng cường chống oxy hóa trong cơ thể và cân bằng hệ khuẩn đường ruột.
- Không nên ăn nhiều đồ chiên rán và đồ chế biến sẵn, thay bằng thực phẩm tươi sống hoặc luộc, hấp để giữ được giá trị dinh dưỡng cao.
- Bổ sung các chất béo lành mạnh: dầu ô liu, omega 3 trong cá hồi, hạt chia giúp chống viêm, chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
- Bổ sung các thực phẩm lên men giúp phát triển lợi khuẩn đường ruột: sữa chua, phô mai, men vi sinh…
Các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
2.4. Thường xuyên tập thể dục
Việc tập thể dục thường xuyên là một phương pháp rất đơn giản, dễ thực hiện mà đem lại hiệu quả cao giúp người lớn tuổi duy trì và tăng cường sức khỏe tim mạch, huyết áp và kiểm soát trọng lượng cơ thể… Bởi người lớn tuổi xương khớp bắt đầu yếu đi, lười vận động làm cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, sức đề kháng cũng yếu đi.
Một số nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của việc thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường khả năng miễn dịch như:
- Giúp thải trừ vi khuẩn ra khỏi phổi và đường hô hấp làm giảm nguy cơ cảm lạnh, cúm…
- Các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn để chống lại bệnh tật.
- Thân nhiệt sau khi tập thể dục tăng nhanh giúp ngăn vi khuẩn phát triển
- Chậm giải phóng hormone căng thẳng, tăng cường giải phóng hormone Endorphin giúp giảm căng thẳng, giảm đau và ngủ ngon hơn.
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nên tránh tập thể dục nặng trong thời gian kéo dài có thể gây ức chế miễn dịch. Vì vậy, người lớn tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng với nhiều hình thức khác nhau như:
- Chạy bộ: tăng sản sinh hormon endorphin giúp cải thiện tâm trạng, tăng tuần hoàn máu, bạn nên chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Tập yoga: tăng cường thể lực, nuôi dưỡng tinh thần và thư giãn đầu óc, nên tập trong khoảng 10 – 15 phút
- Ngoài ra, bạn cũng có thể đạp xe, chơi gôn, tập dưỡng sinh… ít nhất 150 phút mỗi tuần.
2.5. Thư giãn & hạn chế căng thẳng
Tình trạng căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như: tim mạch, hen suyễn, loét dạ dày, tiểu đường… Bởi khi căng thẳng cơ thể tiết ra lượng lớn hormone Cortisol và Adrenalin làm tăng huyết áp, tăng đường huyết… Vì vậy, hệ thống miễn dịch cũng cũng bị suy yếu, khả năng chống lại các kháng nguyên chống cũng giảm nên cơ thể dễ bị ảnh hưởng.
Vì vậy, để giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lão hóa, người lớn tuổi có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ: giúp giảm căng thẳng, ngủ ngon và sâu hơn.
- Nghe nhạc: làm giảm căng thẳng, tiếp thêm năng lượng tích cực, nên nghe những bản nhạc giao hưởng hoặc bài hát sôi động…
- Đọc sách: rèn khả năng tư duy, phân tích và tập trung, làm giảm căng thẳng.
- Ngồi thiền, tập yoga: giúp cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, tinh thần thư thái, trẻ hóa não bộ
- Mát xa: Giúp đả thông kinh mạch, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng, lo âu.
- Tinh dầu thiên nhiên: mùi hương dễ chịu, thoải mái, giúp người lớn tuổi ngủ ngon và sâu hơn…
Nếu những biện pháp trên không thể giúp bạn cải thiện được tình trạng stress, bạn có thể tìm đến bác sĩ Tâm lý để được tư vấn, hỗ trợ.
2.6. Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Đặc biệt ở người cao tuổi rất dễ mất ngủ về đêm, ngủ quá ít hoặc ngủ không ngon đều gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Bởi thiếu ngủ khiến cơ thể luôn mệt mỏi, căng thẳng, gây tăng tiết adrenalin, noradrenalin là những hormone gây cảm xúc tiêu cực, làm ức chế khả năng hoạt động của c tế bào lympho T. Đây là tế bào miễn dịch giúp tăng khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây hại, do đó làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể.
Vì vậy, cần phải đảm bảo thời gian ngủ tối thiểu mỗi đêm ở người lớn tuổi khoảng 7 giờ và 8 giờ mỗi ngày. Hạn chế thức quá khuya, nên ngủ sớm trước 11 giờ đêm là tốt nhất. Ngoài ra, để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người lớn tuổi hay người trung niên, bạn nên lưu ý như sau:
- Không gian phòng ngủ thông thoáng, mát mẻ, tránh tiếng ồn từ động vật hay các thiết bị điện tử.
- Tránh để điều hòa nhiệt độ quá thấp hoặc quạt thổi trực tiếp vào mặt sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khoảng một giờ vì ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này có thể gây hại cho mắt hoặc ảnh hưởng đến nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể.
- Tập thể dục thường xuyên để nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…
2.7. Uống đủ nước mỗi ngày
Nước có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể, đặc biệt với hệ miễn dịch cơ thể bởi:
- Nước giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể, cung cấp đủ oxy để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động giúp hệ miễn dịch tăng cường.
- Nước giúp tế bào nhận các chất dinh dưỡng đồng thời thải trừ các độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy thiếu nước sẽ khiến độc tố tích tụ lại làm hệ thống miễn dịch suy yếu.
Vì vậy, bạn cần uống đủ nước mỗi ngày khoảng 1,5 – 2,5 lít nước tùy theo thời tiết cũng như nhu cầu của mỗi người.
Lưu ý:
- Nước trái cây tuy tốt cho sức khỏe, nhưng không nên uống thay nước lọc hoàn toàn bởi hàm lượng đường cao dễ gây tiểu đường ở người cao tuổi.
- Uống nước thành ngụm nhỏ, chia thành nhiều lần, đừng chỉ uống nước khi cảm thấy khát
- Người lớn tuổi nên uống nước đều đặn vào buổi sáng và chiều, tránh uống nhiều vào buổi tối vì có thể gây tiểu đêm làm mất ngủ, ảnh hưởng sức khỏe.
- Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích gây ức chế chức năng của bạch cầu làm giảm sức đề kháng.
2.8. Bỏ hút thuốc và tránh xa khói thuốc
Khói thuốc lá chứa hơn 4000 chất độc hóa học, trong đó có 43 chất là nguyên nhân gây ung thư như: nicotine, hắc ín… Người cao tuổi rất dễ bị mắc bệnh do khói thuốc lá, làm các đáp ứng miễn dịch bị suy yếu, dẫn đến nguy cơ mắc phải các bệnh như:
- Ung thư: điển hình là ung thư phổi, vòm họng, phế quản…
- Tim mạch, huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
- Bệnh đường hô hấp: COPD, hen phế quản, viêm phế quản…
Thuốc lá chính là liều thuốc độc phá hoại sức khỏe của bạn, vì vậy cần tuyệt đối tránh xa thuốc lá và từ bỏ hút thuốc lá ngay từ hôm nay.
2.9. Cần hạn chế uống rượu
Rượu bia và những chất kích thích gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là với người cao tuổi hệ có thống miễn dịch đang bị suy yếu. Rượu gây tổn thương lên các hệ cơ quan: gan, não, làm suy giảm chức năng của bạch cầu, tế bào lympho T. Do đó, làm giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể nên dễ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm hay mãn tính: tim mạch, huyết áp, tiểu đường, thận…
2.10. Hạn chế phơi nhiễm trước tác nhân gây bệnh
Người cao tuổi là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh bởi hệ thống miễn dịch bắt đầu suy giảm dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, cảm lạnh… Đồng thời, hệ miễn dịch bị lão hóa cũng dễ mắc các bệnh mạn tính của tuổi già. Vì vậy, người cao tuổi nên cố gắng hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm bằng cách:
- Hạn chế tiếp xúc với người đang bệnh: Đặc biệt là những bệnh liên quan đến virus, vi khuẩn, dễ lây qua đường hô hấp và tiêu hoá. Hệ miễn dịch vốn đang suy yếu ở người lớn tuổi khiến cơ thể khó thể chống chọi được.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ hệ miễn dịch:
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Tránh virus, vi khuẩn từ nước bọt bắn vào khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lây qua đường hô hấp
- Hạn chế tập trung những nơi đông người: Có thể xuất hiện nhiều mầm bệnh, sức đề kháng của người cao tuổi suy yếu nên rất dễ mắc bệnh.
2.11. Bổ sung 2 ly sữa ColosCare mỗi ngày
Ngoài những biện pháp nêu trên, để bổ sung dưỡng chất tăng cường miễn dịch nhanh chóng, hiệu quả thì người lớn tuổi nên bổ sung 2 ly sữa sữa non ColosCare mỗi ngày vào chế độ ăn uống của mình.
ColosCare là sản phẩm sữa tăng sức đề kháng của Nutricare – thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học hàng đầu Việt Nam. Nutricare được thành lập bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu. Vì vậy, các sản phẩm luôn đem đến chất lượng dinh dưỡng tối ưu, an toàn và hiệu quả với từng đối tượng và lứa tuổi khác nhau.
Hiểu được tâm lý và bệnh lý ở người cao tuổi và người trung niên, Nutricare đã cho ra mắt 2 dòng sản phẩm sữa non ColosCare IgG24h và sữa ColosCare Adult.
Sữa non ColosCare IgG 24h là dòng sản phẩm sữa non dành cho cả gia đình, trong đó có cả người lớn tuổi, nổi bật với các ưu điểm vượt trội như:
- 100% sữa non Colostrum được nhập khẩu từ Mỹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Kháng thể Immunoglobulin G (IgG), IgA tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.
- Hệ 5 enzyme (Alpha Amylase, Protease, Lactase, Cellulase, Lipase) cùng với Kẽm và Lysine giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, kiểm soát cân nặng ổn định, tránh tình trạng thiếu chất.
Sữa ColosCare Adult: dòng sản phẩm chuyên biệt giúp tăng sức đề kháng ở người cao tuổi và người trung niên với công thức đột phá:
- Sữa non Colostrum IgG 1200+mg: Giúp tăng sức đề kháng tự nhiên để tiêu diệt virus.
- Lactoferrin & Probiotic: Ngăn cản vi khuẩn và vi rút gây bệnh tấn công hệ tiêu hóa.
- Beta Glucan: Kích thích hoạt động hệ miễn dịch tự nhiên và chức năng đường hô hấp.
Nếu bạn đọc muốn biết thêm thông tin sản phẩm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe hệ miễn dịch, hãy truy cập vào hoặc liên hệ hotline 18006011 để được hỗ trợ kịp thời.
Sự lão hóa ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, hệ miễn dịch cũng bị suy yếu một phần. Dù tăng cường miễn dịch không thể chống lại quá trình lão hóa được nhưng bằng những biện pháp khoa học có thể giúp tăng cường miễn dịch khỏe mạnh, tránh những tác nhân gây hại và làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hy vọng với 11+ cách tăng cường hệ miễn dịch chống lão hoá, bạn sẽ có những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Quá trình đào tạo và công tác
2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng
- 2014 – 2018: Cử nhân dinh dưỡng tai Đại học Y Hà Nội
- 2019 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
Công trình nghiên cứu
- Kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình tại xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh năm 2018
- Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 3-5 tuổi tại một số xã, thị trấn thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2016
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *