Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch? 9+ Món ăn bổ dưỡng và ngon miệng

5/5 - (1 vote)

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Trần Thị Hiền: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 9 món ăn dinh dưỡng giúp bổ sung vi chất tăng cường hệ miễn dịch, mời bạn đọc cùng theo dõi.

ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch
Bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.

1. Những nhóm dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch

Chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý sẽ giúp bổ sung năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch. Dưới đây, là các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch bạn nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

1.1. Vitamin A

Vitamin A giúp các mô và hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của chúng ta. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A thường có trong các loài động vật như: cá biển, gan gà… và trong các loại thực vật có màu cam và đỏ.

thực phẩm chứa nhiều vitamin A
Vitamin A giúp mô và hệ miễn dịch khỏe mạnh.

1.2. Vitamin D

Là vitamin tan trong dầu, được biểu hiện trên bề mặt của các tế bào miễn dịch lympho B, và lympho T giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, vitamin D còn có các tác dụng tăng khả năng hấp thụ canxi vào máu, giúp xương chắc khỏe hơn. Có đến 80% vitamin D cơ thể tổng hợp được do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và 20% còn lại là bổ sung từ thực phẩm. Mỗi ngày bạn nên tắm nắng khoảng 30 phút và sử dụng các loại thực phẩm như: cá, lòng đỏ trứng, sữa, ngũ cốc…

Bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin D
Tắm nắng và bổ sung các thực phẩm giúp cung cấp 80% lượng vitamin D cơ thể cần.

1.3. Vitamin C

Là một chất chống oxy hóa được các tế bào miễn dịch sinh ra nhằm tiêu diệt các mầm bệnh. Vitamin C có khả năng kích thích sản xuất bạch cầu trung tính và các tế bào lympho, giúp tiêu diệt các tế bào lạ, vi khuẩn và virus xâm nhập [1]. Liều lượng khuyên dùng cho vitamin C đối với người trưởng thành là 75 – 90 mg/ngày. Hơn 90% vitamin C có mặt trong rau củ và trái cây, đặc biệt là trái cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi, kiwi…

Top 17+ loại rau củ giúp tăng sức đề kháng hiệu quả và an toàn

Vitamin C giúp tăng sức đề kháng
Vitamin C giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

1.4. Vitamin B

Là nhóm vitamin cần thiết cho quá trình nội sinh, chuyển hóa các acid amin, tạo ra các cytokine và kháng thể, tốt cho hệ miễn dịch [2]. Thiếu vitamin B9 (folate) thường kèm theo triệu chứng thiếu máu, làm giảm tổng hợp của các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, thiếu vitamin B6 (pyridoxin) cũng làm giảm chức năng miễn dịch của cả tế bào miễn dịch trung gian và dịch thể. Các thực phẩm giàu vitamin B mà bạn nên bổ sung như: cám gạo, ngũ cốc, mì, mè…

Thực phẩm bổ sung nhóm vitamin B tốt cho hệ miễn dịch.
Thực phẩm bổ sung nhóm vitamin B tốt cho hệ miễn dịch.

1.5. Vitamin E (α-tocopherol)

Là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng nhất trong việc điều chỉnh chức năng của hệ miễn dịch. Vitamin E có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa của các acid béo bão hòa, giúp bảo vệ vitamin A và màng tế bào khỏi sự oxy hóa, làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Với những người trưởng thành, mỗi ngày cần bổ sung trung bình 15 mg/ngày. Chúng ta có thể bổ sung vitamin E thông qua các thực phẩm như: dầu thực vật, đậu tương, giá đỗ và các loại rau có màu xanh…

Vitamin E làm tăng sức đề kháng.
Vitamin E chống lại quá trình oxy hóa acid béo làm tăng sức đề kháng.

1.6. Đạm (Protein)

Protein là thành phần cấu trúc giúp cấu tạo cơ thể, có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra globulin miễn dịch là các kháng thể chống lại các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, Protein còn có tác dụng sửa chữa các mô và tế bào cũ và tạo ra các tế bào mới giúp thúc đẩy các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn, cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng ta cần bổ sung protein từ các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, hải sản, các thực phẩm làm từ đậu nành, sữa… Theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng, lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày trung bình 45 – 50 gram. Không nên sử dụng quá lượng khuyến nghị, điều này dễ dẫn tới bệnh thận và béo phì do tình trạng tăng calo kéo dài.

các thực phẩm giàu protein
Các thực phẩm từ thịt, trứng, sữa, đậu nành,… rất giàu protein.

1.7. Beta Glucan

Theo một nghiên cứu của Đại học Dược Tokyo tại Nhật Bản, Beta Glucan có khả năng kích thích sự hoạt động của các đại thực bào (hệ miễn dịch tự nhiên) làm tăng sức mạnh cho hệ thống miễn dịch. Chính nhờ sự kích hoạt của hệ miễn dịch tự nhiên, beta glucan được sử dụng làm chất hỗ trợ điều trị bằng phương pháp sinh học, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Beta glucan có nhiều trong nấm men bia, vỏ lúa mạch, vỏ ngũ cốc…

Beta glucan giúp kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên.
Beta glucan có nhiều cấu trúc giúp kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên.

1.8. Sắt

Là thành phần thiết yếu cấu tạo nên hàng trăm protein và enzyme khác nhau, giúp tổng hợp ADN và tạo ra quá trình phân bào. Sắt có tác dụng kích thích sự biệt hóa và tăng sinh của tế bào lympho T, giúp tạo ra các phản ứng oxy hóa ROS tiêu diệt các mầm bệnh gây hại [3]. Mỗi ngày, với người lớn và trẻ vị thành niên có mức giới hạn tối đa 45 mg sắt (IOM, 2006). Sắt có nhiều trong các thực phẩm như: cua đồng, nấm hương, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ…

bổ sung giúp giúp tăng cường hệ miễn dịch
Sắt giúp tạo phản ứng oxy hóa ROS tiêu diệt các tế bào mầm bệnh.

1.9. Kẽm

Kẽm giúp kích thích tế bào Lympho B – tế bào bạch cầu giúp tiêu diệt yếu tố gây bệnh. Từ đó, cơ thể có thể chống lại tác nhân gây bệnh và nhiễm trùng. Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm như: tôm, hàu, thịt đỏ, sữa, các loại đậu… chúng sẽ cung cấp cho bạn 5mg kẽm mỗi ngày.

Kẽm giúp nâng cao sức đề kháng
Kẽm kích thích tế bào lympho B, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng.

1.10. Selen

Là một nguyên tố hiếm, chiếm một lượng ít trong cơ thể nhưng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Selen có tác dụng làm tăng men glutathione peroxidase (một chất chống oxy hóa mạnh), có tác dụng chống viêm, kích thích bạch cầu hoạt động làm tăng sức đề kháng. Bổ sung selen đầy đủ giúp tăng khả năng miễn dịch ở những người viêm gan C, cảm cúm và lao [4]. Mỗi ngày, cần cung cấp cho cơ thể 15 – 70 mcg Selen thông qua các thực phẩm như: hải sản, măng tây, ngũ cốc, nấm…

Selen kích thích sức đề kháng.
Selen kích thích bạch cầu hoạt động giúp tăng sức đề kháng.

1.11. Probiotics

Là lợi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích sự sản xuất các tế bào miễn dịch như: tế bào lympho T, kháng thể IgA… giúp tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, Probiotics có vai trò trong việc cân bằng các lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, giúp bạn tăng cường sức khỏe. Lợi khuẩn probiotics có nhiều trong sữa chua và các thực phẩm lên men như đậu nành natto, phomai… Bạn nên sử dụng 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày, sẽ giúp bổ sung probiotics tốt cho hệ miễn dịch.

Probiotics giúp cân bằng lợi khuẩn
Probiotics giúp cân bằng lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột.

Các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

2. Gợi ý 9+ món ngon giúp tăng cường hệ miễn dịch

Bữa ăn hợp lý và dinh dưỡng là khi được kết hợp hoàn hảo được các nhóm dinh dưỡng. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 9+ món ăn ngon giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch hiệu quả.

2.1. Súp cà rốt, gừng

Cà rốt chứa hàm lượng lớn vitamin A và hợp chất phytochemical giúp ngăn chặn các vi sinh vật có hại cho cơ thể bằng cách thúc đẩy sản sinh ra các tế bào bạch cầu, giúp nâng cao hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, gừng còn có chất men zingibain có tác dụng giảm đau họng, kháng viêm giúp ngăn ngừa cảm cúm và tăng sức đề kháng. Súp cà rốt, gừng là món ăn dinh dưỡng cho gia đình bạn trong mùa dịch bệnh.

Súp cà rốt, gừng dinh dưỡng cho gia đình
Súp cà rốt, gừng – món ăn dinh dưỡng cho gia đình trong mùa dịch bệnh.

Nguyên liệu: 1 bát gạo, 3 củ cà rốt, 1 củ gừng tươi, 2 củ hành tây, 500ml nước dùng gà, bơ, tỏi và nước cốt chanh.

Cách chế biến:

  • Bước 1 (Sơ chế nguyên liệu): Rửa sạch các nguyên liệu, cắt cà rốt thành các khoanh tròn nhỏ, hành tây thái hình hạt lựu và bào gừng thành sợi.
  • Bước 2 (Xào): Cho bơ vào nồi và làm tan chảy, tiếp theo cho tất cả cà rốt, hành tây, gừng bào sợi vào xào trong khoảng 8 phút với 1 chút muối ăn.
  • Bước 3 (Nấu súp): Cho 500ml nước dùng gà vào hỗn hợp vừa xào đun với lửa nhỏ. Khi nước dùng sôi, bạn cho thêm 1 bát nước và đun tiếp trong 40 phút.
  • Bước 4 (Xay súp): Bạn cho súp đã chín cùng với 2 muỗng nước cốt chanh vào máy xay, xay nhuyễn. Cho ra bát và bạn đã có một bát súp cà rốt gừng thơm ngon và dinh dưỡng.

Lưu ý: Trong quá trình chọn mua gừng, không nên mua những củ gừng già và quá to. Gừng già sẽ có nhiều xơ và giảm chất dinh dưỡng.

2.2. Salad bông cải xanh trộn tôm

Trong bông cải xanh chứa nhiều vitamin và các sulforaphane có tác dụng chống lại sự oxy hóa, làm chậm sự suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó, tôm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có đến 20 loại vitamin và khoáng chất khác nhau, trong đó chiếm phần lớn là acid béo omega-3. Đây là acid béo giúp kích thích khả năng sản sinh ra bạch cầu, chống lại những virus gây bệnh, cho bạn một cơ thể với hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Salad bông cải xanh trộn tôm giúp tăng cường miễn dịch.
Salad bông cải xanh trộn tôm giúp tăng cường miễn dịch.

Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch? Salad bông cải xanh trộn tôm không những giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn là món ăn thanh đạm giàu dinh dưỡng.

Nguyên liệu: 500g bông cải xanh, 10 con tôm tươi, 1 quả ớt, muối, hành tây, tỏi và sốt mayonnaise.

Cách chế biến:

  • Bước 1 (Sơ chế nguyên liệu): Bông cải xanh rửa sạch, tách nhỏ vừa ăn. Tôm bóc vỏ, rút chỉ, rửa sạch và để ráo nước. Ớt băm nhỏ (có thể bỏ nếu bạn không ăn được cay). Hành tây thái hạt lựu nhỏ.
  • Bước 2: Luộc sơ qua bông cải xanh, lửa vừa sôi là vớt ra, bỏ vào bát đá giúp rau giòn hơn. Đun sôi nước, cho tôm vào, nước sôi lại là vớt ra.
  • Bước 3: Cho tất cả nguyên liệu bao gồm tỏi băm, bông cải xanh, tôm, hành tây, mayonnaise vào và trộn đều. Cho ra đĩa và có thể thêm trứng và dùng ớt đỏ trang trí, bạn đã hoàn thành món salad bông cải xanh trộn tôm.

Lưu ý: Bạn chỉ nên luộc sơ qua bông cải xanh. Vì nhiệt độ cao khi đun lâu sẽ làm giảm hàm lượng vitamin và protein có trong rau, mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có [5]

2.3. Cá hồi nướng giấy bạc

Cá hồi là loại thực phẩm được biết đến với hương vị thơm ngon và có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như: protein, vitamin, các acid béo omega 3… giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng cường sức đề kháng.

Cá hồi giàu omega 3 tốt cho hệ miễn dịch
Cá hồi giàu omega 3 tốt cho sức khỏe của những người có sức đề kháng kém.

Nguyên liệu: 500g cá hồi phi lê, 300g bông cải xanh, gừng băm, tỏi băm, cà rốt, giấy bạc và gia vị.

Cách thực hiện:

  • Bước 1 (Sơ chế nguyên liệu): Bật trước lò nướng ở 425 độ F. Rửa sạch cá hồi và sử dụng nhíp để gắp bỏ xương dăm có trên bề mặt cá. Xếp xen kẽ cà rốt và bông cải xanh lên giữa giấy bạc và đặt miếng cá hồi lên trên (cá hồi bạn có thể cắt miếng nhỏ vừa ăn hoặc để nguyên miếng).
  • Bước 2 (Làm nước sốt): Cho hỗn hợp nước tương, giấm, tỏi, mật ong, bột bắp, gừng và dầu mè vào nồi và đun sôi. Sau khi nước đã sôi, cho lửa nhỏ và đun trong khoảng 5 – 8 phút cho hỗn hợp ở dạng sánh đặc.
  • Bước 3 (Nướng cá): Cho hỗn hợp sốt phủ kín cả 2 mặt của cá hồi và rau. Bọc giấy bạc kín cá. Cho cá vào lò nướng với nhiệt độ 200 C trong khoảng 30 phút. Sau khi lấy cá ra khỏi lò nướng, bạn có thể trang trí thêm cho món cá nướng bằng hạt mè và hành lá.

Lưu ý: Không nên bọc giấy bạc quá chặt, để rau và cá được chín đều.

Cá hồi nướng giấy bạc tăng cường hệ miễn dịch.
Cá hồi nướng giấy bạc – món ăn bổ dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

2.4. Tôm hấp nước dừa

Tôm có chứa hàm lượng selen rất dồi dào – là chất chống oxy mạnh giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa sự tổn thương của các tế bào. Bên cạnh đó, nước dừa có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, enzyme và chất xơ. Acid lauric trong nước dừa có tác dụng chống nấm và kháng khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nguyên liệu: 400g tôm, nước dừa, 2 củ hành tím, hạt nêm, xà lách, dưa chuột và cà chua.

Cách thực hiện:

  • Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Rửa sạch và vứt bỏ phần chỉ tôm. Hành tím lột vỏ và băm nhuyễn. Xà lách, cà chua, dưa chuột rửa sạch và thái vừa ăn.
  • Bước 2 (làm tôm hấp): Cho nước dừa vào đun sôi, sau đó bỏ thêm hành tím băm và nêm gia vị vừa ăn, cho tôm vào và luộc trong khoảng 2 phút. Vậy là hoàn thành. Bạn cho tôm ra đĩa và trang trí bằng cà chua, xà lách và dưa chuột cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Tôm hấp nước dừa có chứa nhiều selen
Tôm hấp nước dừa có chứa nhiều selen giúp duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.

Lưu ý: Trong vỏ tôm không có canxi mà có chứa phần lớn là hợp chất kitin – một dạng polymer rất khó tiêu hóa. Vậy nên, khi sử dụng, bạn nên bỏ phần vỏ tôm.

2.5. Gà xào ớt chuông

Trong thịt gà có các chất béo bão hòa, protein, vitamin B6 rất cần thiết để tăng sản sinh ra tế bào hồng cầu mới làm tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch. Ớt chuông có chứa nhiều vitamin B6 (pyridoxin) kích thích sự hình thành các tế bào hồng cầu, và có chứa hàm lượng vitamin C gấp 3 lần so với cam, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nguyên liệu: 400g thịt ức gà, 2 quả ớt chuông ( 1 xanh và 1 đỏ), 1 củ hành tây, tỏi và hành tím băm nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Gà rửa sạch và cắt miếng vừa ăn. Ớt chuông rửa sạch, bỏ cuống và hạt, cắt miếng vừa ăn. Hành tây và hành lá cắt khúc.
  • Bước 2 (ướp thịt gà): Ướp thịt gà với tỏi băm, hành băm, muối, tiêu trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Bước 3 (Xào thịt gà): Phi thơm tỏi băm, cho gà vào xào đến lúc gà săn lại. Tiếp theo, cho ớt chuông vào và xào với lửa lớn trong vòng 2 phút, thêm một chút nước mắm cho vừa ăn. Vậy là hoàn thành, bạn cho ra đĩa và có thể trang trí thêm bằng hành lá.
Gà xào ớt chuông giúp tăng cường sức khỏe.
Gà xào ớt chuông chứa nhiều dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe.

Lưu ý: Nên rửa sạch thịt gà bằng muối hoặc rượu và gừng cắt lát để khử sạch chất bẩn và mùi tanh.

2.6. Canh thịt bò nấu bí đỏ

Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch? Thịt bò được xem là nguồn cung cấp năng lượng protein dồi dào cho cơ thể. Trong thịt bò có chứa nhiều acid amin, creatinin, chất chống oxy hóa glutathione và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác giúp tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó, vitamin C có trong bí đỏ giúp kích thích sản xuất các collagen, làm nhanh lành các vết thương và tăng cường hệ miễn dịch.

Tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa bí đỏ và bệnh tiểu đường, liệu người bệnh tiểu đường có ăn được bí đỏ không tại đây.

Canh thịt bò nấu bí đỏ là món ăn giàu dưỡng chất, bổ sung vitamin và khoáng chất làm tăng sức mạnh cho hệ thống miễn dịch.

Canh thịt bò nấu bí đỏ đầy dinh dưỡng
Canh thịt bò nấu bí đỏ đầy dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nguyên liệu: 250g thịt thăn bò, 200g bí đỏ, 100g hạt sen, hành tím băm nhỏ, tỏi băm, hành lá, nước tương và hạt nêm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch thịt bò và cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn. Cho nước tương, hạt nêm, tỏi băm vào và bắt đầu ướp thịt bò.
  • Bước 2: Rửa sạch bí đỏ và cắt khúc vừa ăn. Hạt sen rửa sạch và loại bỏ tâm sen.
  • Bước 3: Sau khi đã ướp thịt bò được 15 phút, bạn cho dầu ăn, hành băm vào chảo và phi vàng, sau đó cho thịt bò vào và xào săn lại.
  • Bước 4: Cho thịt bò đã xào, hạt sen và 500 ml nước vào hầm trong khoảng 20 phút. Tiếp theo, cho bí đỏ, đường và hạt nêm hầm tiếp trong vòng 10 phút. Vậy là hoàn thành. Bạn có thể cho ra tô và trang trí thêm một chút hành lá.

Lưu ý: Nên chọn mua hạt sen tươi vừa thơm ngon vừa nhiều dưỡng chất.

2.7. Sinh tố việt quất và cải bó xôi

Quả việt quất có chứa hàm lượng lớn flavonoid – là một chất chống oxy hóa mạnh có tác làm giảm sự mất tế bào và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, quả việt quất cũng chứa nhiều vitamin, mangan và chất xơ. Cải bó xôi (rau bina) không những giàu vitamin C mà còn có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và beta caroten. Đây đều là những hoạt chất làm tăng khả năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch.

Nguyên liệu: 100g cải bó xôi, 2 quả chuối, 50g việt quất, hạt macca, bông cải trắng, bơ lạc và nước cốt dừa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1 (Sơ chế nguyên liệu): Rửa sạch nguyên liệu cần dùng, cải bó xôi cắt bỏ cuống, bông cải trắng cắt nhỏ, chuối bỏ vỏ và cắt thành khoanh tròn mỏng.
  • Bước 2 (Xay sinh tố): Cho tất cả nguyên liệu bao gồm chuối, bông cải trắng, cải bó xôi, việt quất, hạt macca, nước cốt dừa và bơ lạc vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.
  • Bước 3: Hoàn thành và cho ra cốc. Bạn có thể cho thêm đá bào trang trí bằng lá bạc hà.
Sinh tố việt quất và cải bó xôi tăng cường sức đề kháng
Sinh tố việt quất và cải bó xôi tăng cường sức đề kháng của bạn trong mùa dịch.

2.8. Nước ép cam và cà rốt

Cam thuộc loại trái cây có múi, có chứa rất nhiều vitamin C – được xem là chìa khóa vàng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C có khả năng kích thích sản xuất interferon (một loại protein) giúp chống lại các tác nhân gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Trong một quả cam có chứa khoảng 30 mg vitamin C bằng ⅓ lượng vitamin C cơ thể cần hàng ngày.

Bên cạnh đó, cà rốt có chứa nhiều beta caroten (tiền chất vitamin A) và vitamin B6 có tác dụng tăng sinh các tế bào bạch cầu miễn dịch và kháng thể, tốt cho hệ miễn dịch.

Nước ép cam và cà rốt
Nước ép cam và cà rốt chứa nhiều vitamin giúp tăng sức đề kháng.

Nguyên liệu: 1kg cam, 500g cà rốt, một ít đường và máy ép trái cây.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành khúc dài. Cho cà rốt vào máy ép trái cây và lấy phần nước cà rốt ép.
  • Bước 2: Cam rửa sạch, cắt đôi. Cho cam vào máy vắt cam và vắt lấy nước.
  • Bước 3: Đổ nước cà rốt ép và nước cam ép vào nhau, và cho thêm đường tùy theo độ ngọt của bạn. Vậy là hoàn thành nước ép cam cà rốt.

Lưu ý: Khi ép cam, không nên dùng lực mạnh. Điều này sẽ làm cho tinh dầu trong vỏ cam bị vỡ ra và gây đắng.

11+ loại nước hoa quả tăng sức đề kháng

2.10. Sữa chua kiwi

Sữa chua tăng cường hệ miễn dịch nhờ các lợi khuẩn và enzyme được lên men. Bên cạnh đó, ăn sữa chua còn có lợi cho hệ tiêu hoá, cân bằng đường ruột và giảm viêm hiệu quả. Trong 100g sữa chua có chứa khoảng 100 calo, 3g chất đạm, 125mg canxi và nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Kiwi chứa một lượng lớn các thành phần dinh dưỡng cần thiết như folate, kẽm, và các loại vitamin rất quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Sữa chua kiwi là sự kết hợp thanh mát, cho bạn một món ăn nhẹ hoàn hảo giúp tăng cường miễn dịch trong mùa hè.

Sữa chua kiwi giúp thúc đẩy enzym
Sữa chua kiwi giúp thúc đẩy enzym lipolysis cho hệ tiêu hóa tốt hơn.

Nguyên liệu: 2 quả kiwi, sữa đặc, 1 hộp sữa chua và đá bào.

Cách thực hiện:

  • Bước 1 (Sơ chế nguyên liệu): Kiwi rửa sạch, cắt nhỏ. Xay nhuyễn ½ quả kiwi cung với 1 thìa sữa đặc làm siro kiwi.
  • Bước 2: Dùng thìa quét một lớp mỏng siro kiwi xung quanh thành cốc. Cho sữa chua vào cốc và xếp một lớp kiwi phía trên mặt cốc. Hoặc bạn có thể xếp xen kẽ sữa chua, kiwi và siro kiwi vào cốc.
  • Bước 3: Thêm đá bào và thưởng thức.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng sữa chua kiwi sau bữa ăn, bởi các acid hữu cơ có trong kiwi sẽ thúc đẩy enzym lipolysis, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, để tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, mỗi ngày bạn có thể bổ sung thêm 2 ly sữa non ColosCare IgG24h thơm ngon cho cả gia đình. Với thành phần chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho đề kháng như:  Hàm lượng sữa non IgG 24h từ Mỹ, hỗ trợ bổ sung kẽm, lysine và hệ 5 enzym tăng khả năng tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng hơn.

Sữa non ColosCare IgG 24h hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.
Sữa non ColosCare IgG 24h hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.

Qua bài viết Ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch, chúng tôi đã cung cấp tới bạn về các nhóm chất dinh dưỡng và thực phẩm giúp bạn tăng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tập thể dục mỗi ngày để hệ miễn dịch trở nên mạnh khỏe.

Nếu bạn cần tư vấn thêm hay có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm sữa, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập vào để được giải đáp ngay lập tức nhé!

 

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chuyên gia TRẦN THỊ HIỀN

5/5 - (1 vote)

Quá trình đào tạo và công tác

2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng

  • 2014 – 2018: Cử nhân dinh dưỡng tai Đại học Y Hà Nội
  • 2019 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.

Công trình nghiên cứu

  • Kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình tại xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh năm 2018
  • Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 3-5 tuổi tại một số xã, thị trấn thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2016
5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment