Sau phẫu thuật tim nên ăn gì và không nên ăn gì? Người bệnh cần GHI NHỚ
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Sau phẫu thuật tim nên ăn gì và không nên ăn gì? Chế độ ăn phù hợp không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, mà còn đảm bảo sự phục hồi và tái tạo tim mạch tốt nhất, đồng thời giúp hệ thống tuần hoàn hoạt động một cách hiệu quả. Vì vậy, bạn hãy lưu ý đến thực phẩm dưới đây để bổ sung cho người bệnh sau phẫu thuật tim đúng cách.
1. Nguyên tắc bổ sung cho người bệnh sau phẫu thuật tim
Để tạo điều kiện tối ưu cho tim và cơ thể hồi phục một cách tối đa, bạn cần chú ý những nguyên tắc dinh dưỡng sau:
Chế độ dinh dưỡng:
- Bổ sung đủ lượng đạm: Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi, tái tạo các mô và cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Cần bổ sung khoảng 12 – 14% trên tổng năng lượng.
- Tăng cường chất xơ: Bổ sung khoảng 20 – 25g chất xơ/ ngày. Lượng chất này này giúp tăng cường tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và bệnh trực tràng, đồng thời hỗ trợ kiểm soát cân nặng và nguy cơ béo phì.
- Cung cấp Vitamin và khoáng chất: Đây là thành phần thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình lành mạnh, phục hồi mô và duy trì chức năng tim mạch. Người bệnh có thể bổ sung đa dạng các loại rau củ, quả để tăng cường các Vitamin và khoáng chất như Vitamin A, C, B, Magie, Kẽm,…
- Hạn chế lượng chất béo: Bổ sung khoảng 15 – 20% tổng năng lượng. Ưu chất béo không bão hòa (omega 3, EPA,…) nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp duy trì cân nặng, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và cải thiện chức năng tim mạch.
Chế độ ăn:
- Chia nhỏ bữa ăn: Nên chia thành 5 – 6 bữa/ ngày. Chế độ này sẽ giúp cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể người bệnh. Ngoài ra, chia nhỏ bữa ăn còn hỗ kiểm soát cân nặng và tránh quá tải tiêu hóa.
- Không nên ăn quá no trong 1 bữa: Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn và giảm gánh nặng cho tim.
- Bổ sung đa dạng thực phẩm: Đảm bảo sự đa dạng trong thực đơn hàng ngày giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trong giai đoạn phục hồi.
- Cách chế biến: Nên chế biến luộc, hấp để giảm thiểu lượng chất béo và cholesterol xấu, đồng thời giữ được hàm lượng lượng dinh dưỡng cao trong thực phẩm tốt cho người sau phẫu thuật tim.
Có thể bạn quan tâm: Sau phẫu thuật nên ăn quả gì? Top 5 nhóm trái cây giúp sức khỏe hồi phục nhanh
2. Thực phẩm nên bổ sung cho người bệnh sau phẫu thuật tim
Việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp sau phẫu thuật tim có thể hỗ trợ quá trình phục hồi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, bao gồm mức độ cholesterol cao, huyết áp cao,…
2.1. Thực phẩm chứa chất đạm
Chất đạm cung cấp các Acid amin cần thiết cho quá trình xây dựng, sửa chữa và tái tạo mô cơ và mô liên kết. Ngoài ra, chất đạm còn là nguyên liệu cho việc sản xuất các Enzyme cần thiết cho quá trình sinh hóa, trao đổi chất giúp phục hồi sau phẫu thuật tim.
Do đó, đây là thành phần quan trọng giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày, tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo tế bào, sửa chữa tổn thương và xây dựng mô mới.
Bổ sung khoảng 60g Protein trên tổng lượng thức ăn một ngày. Một số thực phẩm nên bổ sung:
Thực phẩm | Hàm lượng Protein/ 100g |
Cá ngừ | 29g |
Cá hồi | 20g |
Ức gà | 31g |
Đậu nành | 36g |
Sữa hạnh nhân | 0.66g |
2.2. Thực phẩm giàu Omega – 3
Omega 3 (đặc biệt là Acid béo Omega 3 EPA và DHA) là loại chất béo có khả năng giảm mức Cholesterol xấu (LDL), giảm Triglyceride, ổn định huyết áp và nhịp tim. Không chỉ vậy Omega 3 có tác động chống viêm, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm sau phẫu thuật tim.
Theo hầu hết các khuyến nghị, người trưởng thành có thể bổ sung khoảng 250 – 500mg EPA và DHA mỗi ngày.
Vì vậy nên bổ sung các thực phẩm có chứa Omega 3 sau phẫu thuật tim như:
Thực phẩm | Hàm lượng Omega 3/ 100g |
Cá thu | 5.1g |
Cá hồi | 2.26g |
Hàu | 672mg |
Hạt chia | 17.5g |
Quả óc chó | 9g |
2.3. Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có khả năng làm giảm tình trạng táo bón do ít vận động, nằm lâu sau phẫu thuật. Nhờ cơ chế ít bị hấp thu khi qua đường tiêu hóa, làm tăng khối lượng phân và kích thích nhu động ruột co bóp.
Có thể bổ sung khoảng 20 – 25g chất xơ/ ngày. Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người sau phẫu thuật tim:
Thực phẩm | Hàm lượng chất xơ/ 100g |
Bột yến mạch | 1.7g |
Táo | 2.4g |
Cà rốt | 2.8g |
Đậu Hà Lan | 5g |
Đậu lăng | 8g |
2.4. Ưu tiên thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Chất béo là nguồn năng lượng thiết yếu cho hệ tim mạch và cơ thể. Không chỉ vậy chất béo còn hỗ trợ hấp thu Vitamin tan trong dầu như Vitamin A, D, E, K giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật.
Tuy nhiên bạn cần chú ý lựa chọn loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa để hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch.
Lượng chất béo có thể bổ sung khoảng 15 – 20% tổng năng lượng (trong đó chất béo bão hòa < 8% tổng năng lượng). Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa mà người bệnh nên lựa chọn:
Thực phẩm | Hàm lượng chất béo/ 100g |
Dầu ô liu | 100g |
Dầu đậu nành | 100g |
Dầu vừng | 100g |
Cá hồi | 13g |
Cá ngừ | 0.6g |
Ngoài ra, để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau phẫu thuật, người bệnh có thể sử dụng sữa Nutricare Gold. Đây là một giải pháp toàn diện giúp cung cấp:
- 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey Mỹ, giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe nhanh cho người bệnh.
- Canxi, Glucosamin và HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe, làm tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp. Glucosamin đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm đau khớp.
- Lactium được chứng minh lâm sàng giúp ngủ ngon, kết hợp cùng Magie & Vitamin B6 giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ ngon.
- Giàu chất xơ hòa tan FOS giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt cho người sau phẫu thuật.
- Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch & phòng ngừa đột quỵ.
Có thể bạn quan tâm:
- 5 Nhóm dinh dưỡng giúp mẹ bồi bổ cơ thể sau sinh nhanh chóng và hiệu quả
- Sau phẫu thuật bao lâu thì được ăn? Dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật
3. Sau phẫu thuật tim nên kiêng ăn gì?
Những thực phẩm dưới đây có nguy cơ làm tăng thời gian lành vết mổ, không tốt cho tim mạch sau phẫu thuật, vậy nên người bệnh cần hạn chế:
3.1. Thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa
Cholesterol trong máu cao là nguy cơ hình thành mảng bám, tạo cục máu đông,… gây cản trở lưu thông máu, tắc mạch, nhồi máu cơ tim cùng nhiều bệnh tim mạch khác. Vì vậy, người sau phẫu thuật cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa để tránh làm tăng Cholesterol trong máu.
Những thực phẩm giàu Cholesterol và chất béo bão hòa bạn cần hạn chế gồm:
- Các sản phẩm từ động vật: Thịt mỡ, da gia cầm, nội tạng, mỡ động vật, lòng đỏ trứng,…
- Thực phẩm chế biến có dầu: Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên, rán ngập dầu.
3.2. Thực phẩm chứa nhiều muối
Chế độ ăn chứa nhiều muối sẽ làm tăng tích giữ nước trong cơ thể để giữ cân bằng điện giải. Dấn đến làm thể tích tuần hoàn tăng lên tạo gánh nặng cho tim, tăng áp lực van tim. Vì vậy tốt nhất người bệnh sau phẫu thuật tim cần hạn chế ăn muối và thực phẩm chứa nhiều muối. Tổng lượng muối có thể bổ sung mỗi ngày trong khoảng dưới 2g muối.
Người bệnh sau phẫu thuật tim nên hạn chế lượng muối bằng cách:
- Hạn chế đồ đóng hộp: Thịt xông khói, dăm bông, thịt đóng hộp, mì tôm, các gói sốt, nước dùng,…
- Hạn chế đồ muối chua: Dưa muối, cà muối, kim chi,…
- Hạn chế gia vị: Giảm bớt lượng muối khi nấu ăn, hạn chế hoặc không dùng nước mắm chấm, muối chấm trong các bữa ăn hàng ngày.
3.3. Thực phẩm giàu Vitamin K
Vitamin K là một chất có tham gia quá trình đông máu của cơ thể. Bên cạnh đó, thành phần này còn thể tác động đến hiệu quả của một số thuốc chống đông mà người bệnh phải sử dụng sau phẫu thuật tim. Do đó, khi lượng Vitamin K trong cơ thể thay đổi có thể ảnh hưởng nhiều đến quá trình đông máu và phục hồi của người bệnh.
Người bệnh nên hạn chế bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin K theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Một số thực phẩm giàu Vitamin K mà người bệnh nên hạn chế:
- Nước sốt mayonnaise
- Một số loại rau: giá đỗ, đậu tương, rau diếp, cải bắp, hành tươi, mù tạc, rau mùi tây, rau chân vịt, củ cải, cải xoong.
3.4. Carbohydrate
Một số loại Carbohydrate như đường, ngũ cốc tinh chế có khả năng góp phần làm tăng Triglyceride trong máu. Điều này sẽ gây bất lợi cho tim mạch bởi làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch, tăng Lipid máu, tăng tỷ lệ Cholesterol xấu. Từ đó có thể dẫn đến nhiều yếu tố mắc các bệnh về tim mạch khác, không tốt cho người sau phẫu thuật tim.
Mặc dù không có khuyến nghị cụ thể cho người bệnh sau phẫu thuật tim, nhưng thông thường có thể bổ sung khoảng 225 – 270g Carbohydrate/ngày.
Nhưng để đảm bảo sức khỏe cho người sau phẫu thuật, nên ưu tiên các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, lúa mạch, ngô, đậu, đỗ, củ cải và các loại rau. Thực phẩm nên không nên bổ sung quá nhiều:
- Bánh ngọt, bánh rán, bánh quy,…
- Bún, phở, bánh mì trắng,…
3.5. Thức uống có chứa cồn, chất kích thích
Cà phê, rượu, bia,… là loại đồ uống mà người bệnh sau phẫu thuật tim nên tránh xa. Bởi thức uống này có tác động gây tăng huyết áp, tăng áp lực lên hệ tim mạch, tăng nguy cơ tương tác với thuốc sử dụng sau phẫu thuật tim. Ngoài ra cà phê còn kích thích tăng nhịp tim gây nhịp tim nhanh không có lợi cho người bệnh.
Do đó, người sau phẫu thuật tim nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và hạn chế uống đồ uống có cồn và chất kích thích.
Tìm hiểu thêm:
- Sau phẫu thuật nên ăn gì? 12+ gợi ý cho người sau phẫu thuật
- Các món ăn bồi bổ sau phẫu thuật ngon miệng, dễ ăn cho từng giai đoạn hồi phục
Trên đây là hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng cho câu hỏi “Sau phẫu thuật tim nên ăn gì?” Bạn hãy thảo luận thêm với bác sĩ để xác định được phạm vi tiêu thụ cụ thể của người bệnh để đảm bảo tình trạng phục hồi tốt nhất. Bạn có thể nhắn tin đến fanpage Nutricare hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được tư vấn trực tiếp về dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *