Người bị đột quỵ nên ăn quả gì? 11+ loại quả “vàng” hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ
“Người bị đột quỵ nên ăn quả gì?” Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bổ sung dinh dưỡng cho người đột quỵ. Việc lựa chọn các loại quả phù hợp vừa cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, vừa hỗ trợ người bệnh phục hồi sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 11+ loại quả “vàng” dành cho người đột quỵ mà bạn có thể tham khảo.
1. Nguyên tắc ăn hoa quả cho người bị đột quỵ
Người đột quỵ khi ăn hoa quả nên tuân thủ các nguyên tắc sau [1]:
- Chọn các loại quả chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, axit béo có lợi cho tim mạch: Những dưỡng chất này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường tuần hoàn máu và giảm nguy cơ tái phát đột quỵ. Đặc biệt, các loại Omega 3, 6, 9 có tác dụng hỗ trợ tốt cho tim mạch.
- Ăn ít nhất 5 loại quả/ngày: Mỗi ngày nên ăn ít nhất 5 loại quả để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
- Kết hợp các loại trái cây nhiều màu sắc: Nên kết hợp các loại quả đa dạng màu sắc, bao gồm đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương và tím.
2. 11+ loại quả tốt cho sức khỏe của người bị đột quỵ
Cùng điểm qua những loại quả mà người đột quỵ nên bổ sung:
2.1. Bơ
Bơ giàu axit oleic (omega-9) – một loại chất béo không bão hòa đơn có lợi cho não bộ, giúp cải thiện chức năng nhận thức, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não [2]. Do đó, người bị đột quỵ có thể bổ sung ½ quả bơ mỗi ngày để cải thiện sức khỏe não bộ [3].
2.2. Táo
Với hàm lượng vitamin A, B, axit citric và malic cao, táo là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cải thiện tuần hoàn máu não. Ngoài ra, hàm lượng pectin cao trong táo – một loại chất xơ hòa tan, giúp giảm cholesterol, hạn chế mảng bám động mạch và tăng cường lưu lượng máu đến tim [2].
Vì vậy, ăn khoảng từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày không chỉ giúp phòng ngừa tái đột quỵ mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi cho người bệnh [4].
2.3. Cà chua
Trong cà chua có chứa lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào thần kinh và giảm thiểu di chứng sau đột quỵ. Mỗi ngày bạn có thể sử dụng từ 1 – 2 quả cà chua để làm sinh tố cho người bệnh [5].
2.4. Cam, chanh, quýt, bưởi
Các loại quả họ cam quýt đều giàu vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ chuyển hóa cholesterol và quá trình phục hồi sau đột quỵ [5].
Đặc biệt, cam còn chứa flavonoid – một nhóm chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh. Flavonoid được chứng minh là có lợi cho sức khỏe não bộ, giúp bảo vệ tế bào não và tăng cường chức năng não cho người tai biến [2].
Người bệnh có thể ăn 2 quả cam hoặc uống 1 – 2 ly mỗi ngày để hấp thu vitamin C tốt nhất cho cơ thể [6].
2.5. Việt quất
Việt quất (blueberry) giàu flavonoid – chất có tác dụng kích thích sự phát triển và truyền tín hiệu thần kinh, giúp cải thiện khả năng nhận thức cho người sau tai biến hoặc đột quỵ [7]. Người bệnh có thể ăn khoảng 128 – 150g việt quất mỗi ngày với tần suất 3 lần mỗi tuần [7].
2.6. Ổi
Ổi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, chứa đến 377mg mỗi quả, gấp 4 lần lượng vitamin C có trong cam. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp giảm nguy cơ tái đột quỵ [2]. Vì vậy, việc ăn 1 quả ổi nặng 300g mỗi ngày là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân đột quỵ [8].
2.7. Chuối
Một quả chuối cung cấp khoảng 442mg kali, đáp ứng gần 10% nhu cầu hàng ngày. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp và duy trì chức năng tim mạch khỏe mạnh [2]. Do đó, mỗi ngày 1 quả chuối là lựa chọn lý tưởng hỗ trợ người bệnh đột quỵ trong quá trình phục hồi sức khỏe [9].
2.8. Lựu
Lựu được chứng minh là có khả năng làm loãng máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông – một yếu tố góp phần gây ra đột quỵ tái phát. [2]. Việc bổ sung lựu vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ người tai biến phòng ngừa tái đột quỵ, đau tim và các bệnh tim mạch khác [10]. Về liệu lượng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nữ giới chỉ nên ăn 1 quả lựu hoặc uống 150ml nước ép lựu mỗi ngày. Nam giới có thể ăn từ 1 – 2 quả hoặc uống khoảng 200ml nước ép lựu [11].
2.9. Nho
Nho đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch nhờ khả năng giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL, đồng thời tăng mức cholesterol HDL (lipoprotein mật độ cao tốt cho tim mạch), giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ, cải thiện lưu lượng máu và chức năng nội mạc mạch máu. Những lợi ích này góp phần hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim ở người đột quỵ [12]. Về liều lượng, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên bổ sung 1,5 – 2 cốc nhỏ (tương đương khoảng 32 quả nho/cốc) vào chế độ ăn uống cân bằng [12].
2.10. Dâu tây
Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa phenolic và anthocyanin, những hợp chất này giúp bảo vệ não bộ, cải thiện chức năng mạch máu và giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ. Thêm vào đó, dâu tây còn ức chế quá trình oxy hóa cholesterol LDL, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người tai biến [2]. Khẩu phần dâu tây lý tưởng mỗi ngày là khoảng 200g, tương đương 8 quả dâu lớn [13].
2.11. Dưa hấu
Với hàm lượng lycopene cao, dưa hấu giúp cải thiện lưu lượng máu, rất có lợi cho người sau đột quỵ đang trong quá trình phục hồi chức năng vận động. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong dưa hấu còn giúp giảm tích tụ mỡ, hỗ trợ điều hòa hoạt động thần kinh và cơ bắp – những yếu tố quan trọng cho quá trình phục hồi sau đột quỵ [7].
Người bệnh đột quỵ chỉ nên ăn khoảng 300g dưa hấu hoặc uống tối đa 300ml nước ép dưa hấu trong một ngày để duy trì sức khỏe tốt nhất [14].
Bên cạnh việc bổ sung các loại quả trên, người đột quỵ nên lựa chọn sữa Nutricare Gold – sản phẩm sữa được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ. Nhờ hàm lượng Omega – 3 cao, sữa Nutricare Gold có tác dụng hạn chế sự tích tụ mảng bám trên thành mạch máu, cải thiện lưu thông máu, từ đó ngăn ngừa tái đột quỵ.
Ngoài ra, Omega 3, 6, 9 trong sữa còn giúp giảm Cholesterol xấu và điều hòa mỡ máu, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, hệ Antioxidants trong Nutricare Gold còn có tác dụng trung hòa các gốc tự do có hại, giảm sự phá hủy protein và lipid, giảm tình trạng xơ vữa động mạch, nhờ đó hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch ở người đột quỵ.
3. Cách để cải thiện tình trạng bệnh đột quỵ
Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh đột quỵ, người bệnh nên [2]:
- Hạn chế sử dụng muối: Muối là gia vị cần thận trọng vì khi vào máu sẽ gây tăng huyết áp, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Tránh bổ sung quá nhiều chất bột đường, đồ ăn dầu mỡ, chiên xào: Những thực phẩm chứa nhiều chất bột đường, đồ ăn dầu mỡ, chiên xào làm tăng mỡ máu và ảnh hưởng xấu đến tim mạch.
- Không sử dụng các chất kích thích: Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc… vì chúng gây hại cho hệ thần kinh và tuần hoàn máu.
- Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, thịt hun khói và thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản và muối, không tốt cho sức khỏe.
- Xây dựng chế độ làm việc và tập luyện phù hợp: Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày, kết hợp với sinh hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Uống thuốc đầy đủ và đúng giờ: Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh hiệu quả.
- Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ: Giữ tinh thần lạc quan giúp quá trình phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trên đây là giải đáp chi tiết cho thắc mắc “người bị đột quỵ nên ăn quả gì” với danh sách các loại quả tốt cho sức khỏe của bệnh nhân đột quỵ. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về sữa Nutricare Gold chứa hàm lượng Omega 3 cao giúp ngăn ngừa tái đột quỵ, hãy liên hệ đến số hotline 18006011 hoặc truy cập vào Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để nhận được sự tư vấn từ chuyên gia!
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *