Cải thiện những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở người ung thư

5/5 - (1 vote)

Ngoài suy sụp tinh thần thì rối loạn tiêu hóa là một trong những tình trạng hay gặp ở người ung thư. Tình trạng trên nếu kéo dài sẽ gây ra sụt cân, suy mòn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng trên, bạn đọc hãy cùng Nutricare tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

 width=

Vấn đề tiêu hóa thường gặp ở người bệnh ung thư là gì?

Tình trạng suy nhược của người bệnh kèm theo rối loạn tiêu hóa gây nhiều ảnh hưởng, làm giảm đáp ứng điều trị bệnh, chậm hồi phục, tăng các tổn thương và nguy cơ nhiễm trùng. Những rối loạn tiêu hóa thường gặp đó là:

 width=

  • Chán ăn, không muốn ăn: một trong những triệu chứng đi kèm khi cơ thể thấy mệt mỏi, chán nản.
  • Thay đổi khẩu vị, cảm quan với thực phẩm.
  • Cảm giác đầy bụng, khó tiêu do giảm men tiêu hóa, tăng tiết dịch nhầy hoặc do thời gian làm rỗng dạ dày chậm lại.
  • Buồn nôn, nôn, ói, tiêu chảy sau quá trình hóa, xạ trị.
  • Đau nhiễm trùng miệng, vùng hầu họng làm người bệnh khó nuốt.

Hậu quả kéo dài của các tình trạng trên chính là sụt cân, người bệnh thường chỉ chú trọng vào quá trình điều trị mà quên mất việc bổ sung dinh dưỡng là quan trọng.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ cần sụt 5% cân nặng trong 6 tháng sẽ làm giảm 1/3 thời gian sống của người bệnh. Do vậy, cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cho người bệnh, phục hồi cân nặng là rất quan trọng, giúp tăng hiệu quả của quá trình điều trị.

Cải thiện các vấn đề tiêu hóa như nào?

Người bệnh và người nhà bệnh nhân cần chú trọng bổ sung dinh dưỡng bằng cách.

  • Chia nhỏ bữa ăn: ăn thêm các bữa phụ xen kẽ bữa chính để đảm bảo ăn đủ nhu cầu năng lượng hằng ngày. Số bữa ăn có thể bổ sung là 8 – 10 bữa/ngày. Bữa sáng thường bệnh nhân sẽ dễ ăn hơn nên tăng năng lượng khẩu phần trong bữa này.
  • Bổ sung hoa quả, rau có màu xanh đậm giúp bổ sung Vitamin và khoáng chất thiếu hụt, ngoài ra còn cung cấp hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện tình trạng táo bón hay gặp ở người bệnh, đặc biệt bệnh nhân ung thư.
  • Tránh đồ ăn cay mặn, dầu mỡ, nặng mùi hoặc vị đậm để không ảnh hưởng đến khẩu vị của người bệnh.
  • Sử dụng trái cây có vị thanh chua như: cam, quýt, bưởi… (trừ những người có tổn thương viêm loét dạ dày, hầu họng) giúp cải thiện vị giác, ăn ngon hơn, đặc biệt giảm tình trạng đắng miệng hay gặp.
  • Hạn chế thức ăn thô cứng, đồ chiên nướng … chế biến một cách đơn giản, nấu mềm hoặc cắt nhỏ, nghiền nhuyễn tránh gây tổn thương nặng thêm cho thành dạ dày.
  • Các thực phẩm sử dụng cho người bệnh phải đảm bảo vệ sinh an toàn. Các thực phẩm lựa chọn phải tươi mới nhất cơ thể, hạn chế thực phẩm đóng hộp, chế biến, bảo quản lâu ngày.
  • Người bệnh nên uống nhiều nước giúp tăng quá trình trao đổi chất, cùng với đó tăng quá trình đào thải các chất dư thừa, độc tố ra ngoài cơ thể,

Leanmax Hope – Dinh dưỡng cho người ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa

 width=

Leanmax Hope là sản phẩm đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia về dinh dưỡng y học, chuyên biệt cho người bệnh ung thư giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, mang đến cho người bệnh nhiều công dụng như:

  • Với công thức đặc biệt bổ sung tinh chất Curcumin từ nghệ, giúp nhanh lành vết thương, kháng viêm, giúp giảm những tổn thương, viêm loét dạ dày do quá trình hóa, xạ trị từ đó giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn.
  • Bổ sung giàu chất xơ FOS kết hợp với Nucleotides giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tái tạo hệ vi nhung mao đường ruột, chống tình trạng táo bón hay gặp ở bệnh nhân ung thư. Sản phẩm được tách đường Lactose không gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cho bệnh nhân khi sử dụng.
  • Đặc biệt hơn nữa, Leanmax Hope được đa số người bệnh ưa thích sử dụng vì hương vị thơm ngon, đậm đà và dễ uống, kích thích vị giác.
  • Sản phẩm cũng bổ sung nguồn dinh dưỡng cao năng lượng, giàu protein, đầy đủ Vitamin và khoáng chất giúp bệnh nhân tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa giúp bệnh nhân ung thư hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, phục hồi dinh dưỡng và tăng đáp ứng điều trị từ đấy nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Đăng ký nhận mẫu thử tại đây! 

Nguồn tham khảo:

1, Viện nghiên cứu phòng chống ung thư.

2, Bộ môn dinh dưỡng – An toàn thực phẩm, Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

 

5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment