9+ Loại trà cải thiện giấc ngủ dân gian

5/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Không ít người lo lắng rằng uống trà có thể gây mất ngủ. Trên thực tế, các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh nhiều loại trà cải thiện giấc ngủ rất tốt. Theo thống kê, có tới 50% những người trên 50 tuổi bị mất ngủ với các biểu hiện như khó ngủ, khó ngủ đủ và ngon giấc. Trả lời câu hỏi “Uống gì để cải thiện giấc ngủ cho người già?” thì các loại trà thảo dược góp phần cải thiện giấc ngủ hiệu quả và an toàn. Cùng Nutricare tìm hiểu các loại trà giúp an thần, ngủ ngon ngay sau đây nhé!

1. Các loại trà giúp cải thiện giấc ngủ

1.1. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là một trong những loại trà cải thiện giấc ngủ tốt do có mùi thơm nhẹ, dễ chịu giúp giảm căng thẳng, an thần. Trong hoa cúc chứa chất chống oxy hoá Apigenin. Chất này có công dụng làm giảm căng thẳng, lo âu, giúp cơ thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và giúp ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Một nghiên cứu đã chứng minh với những người uống 2 tách trà hoa/ ngày (tương đương 270mg trà) trong vòng 28 ngày có thể giảm 1/3 thời gian bị mất ngủ về đêm, đồng thời cũng nhanh chìm vào giấc ngủ hơn 15 phút so với người không dùng trà. (1)

Nguyên liệu: 10 g hoa cúc khô.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch hoa cúc khô.
  • Bước 2: Cho hoa cúc vào ấm trà và đổ một ít nước ấm vào để tráng trà, lắc đều và bỏ phần nước tráng đi.
  • Bước 3: Thêm 200 – 300 ml nước 85°C vào hãm trà trong khoảng 5 – 6 phút là dùng được. Có thể thêm vài sợi cam thảo hoặc mật ong để tăng hiệu quả của trà.

Lưu ý:

  • Nên uống trà hoa cúc sau khi ăn đồ dầu mỡ, đồ ăn mặn hoặc tập luyện thể dục.
  • Bà bầu bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn không nên uống trà hoa cúc.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc là thức uống thảo mộc chữa mất ngủ an toàn cho bà bầu

1.2. Trà tim sen

Tim sen hay liên tâm được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền và là một loại trà cải thiện giấc ngủ tốt. Alcaloid Nuciferin và Nelumbin có trong tim sen có tác dụng dưỡng tâm, an thần. Bên cạnh đó, tâm sen có tính lạnh nên giúp hạ hoả, điều hoà khí huyết nên có thể làm giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị mất ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

Nguyên liệu: 3 – 5 g tim sen.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Sao vàng tim sen để loại tính hàn và giảm bớt độc tính của dược liệu.
  • Bước 2: Tim sen vừa sao vàng đem đi rửa sạch. Sau đó hãm tim sen với khoảng 1 lít nước sôi trong 15 phút cho ngấm vào nước là dùng được. Có thể cho thêm đường phèn giảm bớt vị đắng của trà.

Lưu ý:

  • Không dùng tim sen ẩm mốc để pha trà.
  • Tim sen có hàm lượng alcaloid cao và dược lực mạnh, có khả năng gây độc tính trên tim. Vì vậy, người già không nên uống trà tim sen kéo dài trong nhiều tháng và người bệnh tim không nên uống.
Tâm sen
Tâm sen từ lâu đã được dùng để trị mất ngủ

1.3. Trà hoa oải hương – hỗ trợ thư giãn hiệu quả

Hoa oải hương là loại thảo mộc có hương thơm nhẹ nhàng, giúp thư giãn tốt và là một trong những loại trà cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Dùng hoa oải hương pha trà uống còn giúp kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, giúp não bộ tăng cường hoạt động và giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Theo một nghiên cứu tại Iran cho thấy:  những người lớn tuổi uống trà hoa oải hương giúp giảm 2 triệu chứng chính gây ra mất ngủ là trầm cảm vào lo lắng. (2

Không chỉ với người già, đây cũng là loại trà cải thiện giấc ngủ cho phụ nữ sau sinh. Công dụng này được chứng minh ở một nghiên cứu nhỏ: uống 200ml trà hoa oải hương (tương đương với 1 tách) mỗi ngày trong 2 tuần sẽ giúp phụ nữ sau sinh ít mệt mỏi hơn nhóm còn lại (3)

Nguyên liệu: 4 thìa cà phê hoa oải hương khô.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đun sôi khoảng 350 ml nước.
  • Bước 2: Thêm 4 thìa hoa oải hương khô vào nước vừa sôi và ngâm trong vòng 5 phút là dùng được. Có thể thêm đường hoặc mật ong để tăng hương vị.

Lưu ý: 

  • Uống trà hoa oải hương quá nhiều có thể tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, gây kích ứng và phát ban da.
  • Phụ nữ có thai không nên sử dụng do có thể gây sẩy thai.
Trà hoa oải hương
Trà hoa oải hương giúp não bộ tăng cường hoạt động và làm giảm mệt mỏi

1.2. Trà hoa hòe – thanh nhiệt

Trong Y học cổ truyền, hoa hoè có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần nên thường được dùng pha dạng trà cải thiện giấc ngủ. Hoa hòe chứa các hoạt chất Rutin, Oxymatrine và Troxerutin có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu.

Nguyên liệu:  20 – 30 g hoa hoè khô.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho hoa hoè khô vào ấm nước. Thêm 300 ml nước đun sôi vào ấm.
  • Bước 2: Hãm hoa hoè trong khoảng 3 – 5 phút cho hoa hoè ngấm nước chìm xuống là dùng được.

Ngoài ra, trà hoa hoè cũng có thể pha bằng cách cho hoa hoè vào ấm nước đun sôi trong 1 – 2 phút.

Lưu ý: 

  • Hoa hoè có tính hàn nên người tỳ vị hư hàn, thiếu máu không nên sử dụng.
  • Người bị huyết áp thấp không nên uống trà hoa hoè.
Trà hoa hoè
Trà hoa hoè có tác dụng an thần trị mất ngủ tốt

1.3. Trà nghệ

Trà nghệ – loại trà cải thiện giấc ngủ từ lâu đã được dùng để trị mất ngủ kinh niên ở người trung niên và cao tuổi. Curcumin trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa mạnh và bảo vệ các tế bào thần kinh, cải thiện chức năng não bộ. Từ đó giúp tăng chất lượng giấc ngủ rất tốt.

Ngoài ra, Curcumin còn giúp giảm các triệu chứng viêm đau do bệnh xương khớp, viêm loét dạ dày và đau ngực do bệnh mạch vành, mang đến giấc ngủ ngon hơn.

Nguyên liệu: 2 thìa tinh bột nghệ (3 – 5 g).

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Đun sôi khoảng 350 ml nước.
  • Bước 2: Cho 2 thìa tinh bột nghệ vào nước vừa đun sôi và khuấy đều tay.
  • Bước 3: Tiếp tục đun trà nghệ ở lửa vừa khoảng 5 – 10 phút, sau đó đem đi lọc bã là dùng được. Có thể cho thêm 1 ít mật ong hoặc sữa tươi vào trà nghệ để tăng hương vị.

Lưu ý:

  • Không nên uống trà nghệ trước khi phẫu thuật 2 tuần và khi đang sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Những người già mắc các bệnh như tiểu đường, loét dạ dày, sỏi mật, viêm túi mật nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà nghệ.
Trà nghệ
Trà nghệ từ lâu đã được dùng để chữa mất ngủ kinh niên cho người cao tuổi

Có thể bạn quan tâm:

1.4. Trà bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thành phần chính là Menthol và Methone có tác dụng giãn cơ và giảm đau rất tốt. Trà bạc hà giúp thư giãn, giảm căng thẳng, giảm đau nửa đầu. Đồng thời, uống trà còn góp phần làm dịu cơn đau do co thắt đường tiêu hoá, giúp giấc ngủ của mẹ bầu không bị ngắt quãng.

Nguyên liệu: 10g á bạc hà tươi hoặc 3 – 5 g lá bạc hà sấy khô.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nếu dùng lá bạc hà tươi cần rửa sạch. Đun sôi khoảng 300 ml cho nóng già.
  • Bước 2: Cho bạc hà và nước nóng vừa đun vào bình, đậy kín và ủ khoảng 7 – 10 phút cho trà ngấm là dùng được. Có thể cho thêm đường hoặc mật ong để tăng hương vị cho trà bạc hà.

Lưu ý: 

Bạc hà có tính giãn cơ nên có nguy cơ gây sảy thai hoặc sinh non, vì thế các bà bầu sau 3 tháng đầu hoặc có tiền sử sảy thai không nên sử dụng loại trà cải thiện giấc ngủ này.

Trà bạc hà
Trà bạc hà được sử dụng để chữa mất ngủ cho bà bầu trong 3 tháng đầu

1.6. Trà gừng mật ong

Kết hợp gừng và mật ong để pha trà sẽ giúp cải thiện hiệu quả giấc ngủ. Gingerol và Cineol trong gừng có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn và kích thích tuần hoàn máu. Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng lưu thông khí huyết rất tốt.

Bên cạnh đó, mật ong rất giàu Tryptophan – chất có chức năng kích thích sản sinh các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng an thần.

Nguyên liệu:

  • 1 củ gừng tươi.
  • Mật ong nguyên chất 5 – 7 thìa nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Bước 2: Cho gừng vừa thái vào cốc chứa 200 ml nước nóng và hãm trong 15 – 20 phút.
  • Bước 3: Cho thêm 5 – 7 thìa mật ong vào cốc và khuấy đều là dùng được. Có thể gia giảm lượng mật ong sao cho vừa khẩu vị.

Lưu ý:

  • Chỉ nên uống tối đa 3 ly trà gừng mật ong một ngày để tránh đầy bụng và khó tiêu.
  • Bà  bầu bị nóng trong hoặc tăng huyết áp không được uống.
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế loại thức uống này.
Trà gừng mật ong
Trà gừng mật ong là phương pháp dân gian chữa mất ngủ phổ biến cho bà bầu

Tìm hiểu thêm:

5+ Loại thực phẩm dinh dưỡng cho người già nên bổ sung hằng ngày

1.8. Trà hoa nhài – mang đến sự thư thái

Thân thuộc nhất trong các loại trà cải thiện giấc ngủ, trà hoa nhài có mùi thơm nhẹ nhàng, là loại trà giúp thư giãn phổ biến. Không giống các loại trà phía trên không chứa Cafein, trà hoa nhài chứa một lượng Cafein tác dụng kích thích giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh làm giảm stress, lo âu, cải thiện tâm trạng, ngoài ra còn giảm đau đầu, căng cơ rất tốt.

Nguyên liệu: 5 g hoa nhài khô.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho trà vào ấm và tráng 1 lần bằng nước sôi trong 30 giây.
  • Bước 2: Cho thêm khoảng 200 ml nước sôi vào hãm trong 5 – 10 phút cho ngấm là có thể dùng được.

Lưu ý:

  • Khi dùng hết trà, có thể thêm nước sôi vào và dùng tiếp 2 – 3 lần nữa.
  • Không nên uống trà qua đêm và uống trà trong thời gian dài.
  • Phụ nữ mang thai, người cao huyết áp và mất ngủ không nên uống trà hoa nhài.
Trà hoa nhài
Trà hoa nhài có mùi thơm nhẹ nhàng giúp thư thái tốt

1.9. Trà cây nữ lang – giảm kích thích, căng thẳng

Trà cây nữ lang chứa Axit Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates có tác dụng hỗ trợ giảm ức chế thần kinh, giảm kích thích, căng thẳng và là một loại trà cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Ngoài ra, trà cây nữ lang cũng giúp hỗ trợ điều trị hậu quả của stress là bệnh lý viêm loét dạ dày.

Nguyên liệu: 2 – 3 g rễ cây nữ lang khô.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Đun khoảng 350 ml nước sôi.
  • Bước 2: Thêm một muỗng cà phê (2 – 3 g) rễ cây nữ lang khô vào nước vừa đun và hãm tầm 5 – 10 phút là dùng được.

Lưu ý: 

  • Nên ngừng sử dụng trà nữ lang ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Trà cây nữ lang
Trà cây nữ lang có tác dụng an thần và giúp ngủ ngon hiệu quả

2. Bị mất ngủ không nên uống loại trà nào?

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, khi lựa chọn trà để uống bạn cũng nên tránh các loại trà sau đây:

  • Trà xanh quá đậm: Trà xanh chứa lượng Caffeine lớn gây kích thích thần kinh trung ương, tăng tỉnh táo và cản trở giấc ngủ. Trà xanh càng đậm thì lượng Caffeine càng cao, nếu sử dụng có thể gây mất ngủ kéo dài.
  • Trà đen: Tương tự như trà xanh, trà đen cũng chứa Cafein với hàm lượng còn lớn hơn nên càng gây khó ngủ hơn.
  • Trà sữa: Trà sữa thường pha từ các loại hồng trà, trà ô long. Các loại trà này cũng chứa nhiều Caffein gây khó ngủ. Bên cạnh đó, lượng đường và các loại kem béo động vật lớn dễ gây đầy bụng, khó tiêu và cũng dẫn đến mất ngủ.
Trà sữa
Uống trà sữa sẽ gây mất ngủ nặng hơn

3. Hướng dẫn uống trà hỗ trợ điều trị mất ngủ đúng cách

Để phát huy tác dụng an thần, trị mất ngủ của các loại trà cải thiện giấc ngủ và giảm các tác hại không mong muốn khi sử dụng không đúng cách, bạn cần chú ý những vấn đề sau khi sử dụng trà:

Liều lượng: uống 1 cốc 200 ml/ngày trước khi đi ngủ hoặc 2 – 3 cốc cho cả ngày.

Thời gian: Uống ban ngày hoặc ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.

Lưu ý:

  • Vài ngụm trà hoa cúc, trà gừng, trà bạc hà sẽ giúp trẻ em dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi, tránh tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống trà.
  • Bắt đầu với lượng thấp và tăng dần tùy theo phản ứng của cơ thể: Bắt đầu với lượng thấp sẽ giúp cơ thể thích nghi dần với tác dụng của trà và phòng ngừa các tác hại tiềm ẩn.
  • Uống lúc trà ấm: Uống lúc ấm sẽ giúp hấp thu dưỡng chất trong trà tốt hơn và tăng cường lưu thông khí huyết.
  • Không pha trà quá đặc: Pha trà quá đặc sẽ khiến cơ thể hấp thu quá nhiều dưỡng chất và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt với các chất có dược tính mạnh như Rutin hay Cafein.
  • Không uống khi đói: Uống trà khi đói khiến Axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Chọn loại trà phù hợp với cơ địa: Mỗi loại trà có một công dụng khác nhau và phù hợp tùy theo cơ địa của mỗi người. Vì vậy khi uống trà nên theo dõi hiệu quả và thay đổi loại trà sao cho phù hợp nhất.
  • Sơ chế sạch nguyên liệu, tự tay pha trà: Quá trình pha trà không đảm bảo vệ sinh và sai cách có thể không mang lại lợi ích mà còn gây tác dụng phụ.
  • Kết hợp với chế độ sống lành mạnh: Một chế độ sống lành mạnh bao gồm việc ăn uống, tập luyện khoa học sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả hơn bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào.
  • Thận trọng khi đang dùng thuốc Tây y: Một số loại trà có thể tương tác với các thuốc điều trị gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá. Vì vậy, cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc.

Đặc biệt: Những trường hợp mất ngủ nặng và kéo dài gây suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn và nhận điều trị hợp lý.

Trà cải thiện giấc ngủ
Uống trà lúc ấm sẽ giúp hấp thu tối đa dưỡng chất và phát huy tác dụng tốt nhất

Trên đây là những thông tin được các chuyên gia Nutricare chia sẻ về chủ đề “Trà cải thiện giấc ngủ”. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể lựa chọn loại trà phù hợp để có giấc ngủ ngon và cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.

Ngoài các loại trà dân gian trên đây, sữa dinh dưỡng Nutricare Gold chính là thức uống cải thiện giấc ngủ lý tưởng. Thành phần sữa bổ sung đạm quý Lactium (50mg/100g), hàm lượng Magie, Vitamin B6 cao (96mg và 1677µg trong 100g)… giúp người dùng cải thiện sức khỏe, có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Nutricaregold
Sữa Nutricare Gold hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giúp người dùng ngủ ngon giấc hơn

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi gì xin liên hệ ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được giải đáp và hỗ trợ chi tiết nhé!

 

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

5/5 - (2 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
5/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *