Người già bị tiểu đường nên ăn gì? TOP 6 sai lầm thường gặp

4.9/5 - (8 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Người già bị tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết và tránh xảy ra biến chứng? Trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho người già tiểu đường, cần tránh những sai lầm dưới đây để đem lại hiệu quả điều trị tốt cho bệnh nhân. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu ngay bạn nhé!

1. 6 sai lầm thường gặp trong thực đơn của người già tiểu đường

Trong quá trình xây dựng thực đơn, chế độ ăn uống cho người cao tuổi bị bệnh tiểu đường thường mắc phải một số sai lầm như:

1.1. Kiêng tuyệt đối tinh bột, thức ăn ngọt

Quan niệm

Trả lời việc người già bị tiểu đường nên ăn gì đã có quan niệm cho rằng trong chế độ ăn cần cắt bỏ hoàn toàn tinh bột và thức ăn ngọt để không bị tăng đường huyết. Tuy nhiên, việc cắt hoàn toàn thực phẩm chứa tinh bột và đường ra khỏi chế độ ăn hàng ngày có thể khiến người già bị tiểu đường bị hạ đường huyết.

Thực tế

Tinh bột là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp duy trì hoạt động sống của cơ thể. Tỷ lệ bột đường sử dụng mỗi ngày cho người già bị tiểu đường chỉ chiếm 50-60% tổng năng lượng (người bình thường là 65%).

Giải pháp

Thay vì kiêng hoàn toàn, nên sử dụng tinh bột ở lượng vừa phải theo khuyến cáo cho người cao tuổi bị tiểu đường. Ngoài ra, nên chọn các loại thực phẩm ít gây tăng đường huyết nhanh sau ăn.

Một số thực phẩm chứa tinh bột có chỉ số GI thấp, người già tiểu đường có thể đưa vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như:

Thực phẩm chứa tinh bột Chỉ số GI Liều lượng mỗi ngày
Bánh mì đen 49 3-4 lát bánh mì đen (tương đương 80-100g)
Yến mạch 53 50g yến mạch mỗi ngày
Đậu nành 14 2-3 ly
Thực phẩm chứa carbs
Người cao tuổi tiểu đường vẫn cần bổ sung tinh bột hàng ngày

1.2. Ăn nhiều thịt đỏ

Quan niệm

Người cao tuổi bị tiểu đường cho rằng sử dụng nhiều thịt đỏ sẽ tốt cho cơ thể. Nhưng thực tế, dù thịt đỏ đem lại một số tác dụng nổi bật như: tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch… Nhưng sử dụng nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Thực tế

Nếu ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt cừu…) sẽ làm ức chế sản sinh insulin gây bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, lượng natri dồi dào trong thịt đỏ (83mg/ 100g thịt bò) cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp và gây kháng insulin.

Giải pháp

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi tiểu đường, không nên sử dụng quá nhiều thịt đỏ và cũng không được cắt bỏ hoàn toàn. Vì vậy, nên phối hợp thực đơn xen kẽ giữa thịt đỏ và thịt trắng (thịt gà, thịt lợn) trong chế độ ăn hàng ngày.

1.3. Chế độ ăn loại bỏ chất béo

Quan niệm

Người già bị tiểu đường ăn gì? Thì với quan điểm “ăn nhiều chất béo gây ra bệnh tiểu đường và làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn”, nhiều người cao tuổi bị tiểu đường đã loại bỏ chất béo khỏi chế độ ăn hàng ngày. Cụ thể, chế độ ăn nhiều chất béo gây thừa cân, béo phì, kháng insulin, rối loạn đường huyết và đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường.

Thực tế

Quan điểm này chỉ đúng 1 nửa. Thực tế, nguyên nhân gây ra tình trạng trên đến từ chất béo xấu hay còn gọi là chất béo bão hòa. Vì vậy, thay vì sử dụng chất béo xấu (thịt mỡ, da gia cầm…), nên bổ sung chất béo tốt (chất béo không bão hòa) vào thực đơn hàng ngày. Chất béo tốt Omega 3, Omega 6 góp phần tăng cường sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi bệnh tiểu đường.

Giải pháp

Một số thực phẩm chứa chất béo tốt như:

Thực phẩm  Hàm lượng chất béo (100g) Liều lượng
Quả óc chó
  • Omega 3:  9079mg
  • Omega 6:  38092g
Tối đa 10 quả óc chó/ngày
Cá thu
  • Omega 3:  2670mg
  • Omega 6:  219mg
2-3 bữa cá thu/tuần
Hạt lanh
  • Omega 3:  570mg
  • Omega 6:  148mg
50g hạt lanh mỗi ngày
Chất béo tốt
Chất béo tốt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi tiểu đường

1.4. Nhầm tưởng về các thực phẩm không đường

Quan niệm

Nhiều người già tiểu đường cho rằng thực phẩm không đường như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây… sẽ không làm tăng đường huyết. Vì vậy, thường sử dụng quá liều lượng khuyến cáo với thực phẩm thuộc nhóm này.

Thực tế

Nhiều thực phẩm được gọi là không đường nhưng thành phần vẫn chứa khá nhiều tinh bột, thậm chí một số chế phẩm còn được bổ sung thêm cả các loại siro dạng đường glucose, maltose… với tốc độ làm tăng đường máu tương đương so với đường trắng. Đây là nguyên nhân làm tăng đường máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe người cao tuổi tiểu đường nếu diễn ra đều đặn hàng ngày.

Giải pháp

Để giải quyết vấn đề trên, khi lựa chọn thực phẩm sử dụng cho người cao tuổi tiểu đường, cần đọc kỹ về thành phần cũng như hàm lượng tinh bột, các loại đường có trong thực phẩm. Ngoài ra, chỉ nên sử dụng liều lượng hạn chế để tránh các tác dụng không mong muốn.

1.5. Chỉ ăn rau xanh, không ăn thịt

Quan niệm

Người già được khuyến khích bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế ăn thịt. Vì thế, nhiều người già đặc biệt là người bị tiểu đường quan niệm: loại bỏ hoàn toàn thịt để tránh bệnh tật và tăng cường ăn rau/trái cây. Tuy nhiên, quan điểm này không đúng hoàn toàn

Thực tế

Nếu chỉ bổ sung rau xanh, không ăn thịt, sẽ dẫn tới tình trạng giảm sức đề kháng cũng như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trên người cao tuổi tiểu đường.

Giải pháp

Trên thực tế, người cao tuổi tiểu đường vẫn cần bổ sung đạm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nhưng chỉ nên bổ sung đạm với lượng 0,8g/kg/ngày

Một số nguồn protein nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:

Thực phẩm  Hàm lượng protein (100g) Liều lượng
Trứng gà
  • Năng lượng: 166 kcal
  • Protein: 14.8g
3- 4 quả/ mỗi tuần
Ức Gà
  • Năng lượng: 165 calo
  • Protein:31g
150- 200g/ ngày
Thịt bò
  • Năng lượng: 182 kcal
  • Protein: 21.5g
300- 500g/ mỗi tuần
Các loại rau củ
Thực đơn chỉ ăn rau không ăn thịt là quan điểm sai lầm với bệnh nhân tiểu đường

1.6. Bỏ bữa

Quan niệm

Trả lời tham vấn “Người già bị tiểu đường ăn gì?” thì có quan điểm cho rằng ăn ít, cơ thể nạp ít năng lượng, ít đường, sẽ giúp kiểm soát đường huyết. Nhiều người già thường xuyên chỉ ăn một ít, bỏ dở bữa ăn hoặc thậm bỏ bữa.

Thực tế

Việc này không chỉ làm hạ đường huyết mà còn khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Giải pháp

Người bị tiểu đường cần kiểm soát năng lượng sử dụng mỗi ngày, tuy nhiên, việc bỏ bữa là cách làm sai lầm. Thay vào đó cần duy trì ăn đủ bữa trên ngày nhưng kết hợp thêm việc kiểm soát năng lượng nạp vào cơ thể trong mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp duy trì năng lượng hoạt động cho cơ thể cà ngày và cũng không làm tăng đường huyết quá mức.

Có thể bạn quan tâm:

Người già mệt mỏi chán ăn?

2. Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp cho người già tiểu đường

Với câu hỏi “Người già bị tiểu đường ăn gì?” thì để lựa chọn thực phẩm phù hợp khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già tiểu đường, cần tuân thủ một số nguyên tắc như:

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm protein, lipid, glucid, vitamin và các chất khoáng.
  • Bổ sung đầy đủ đủ nước hàng ngày.
  • Kiểm soát thực phẩm mỗi bữa ăn để không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và hạ đường máu sau xa bữa ăn.
  • Xây dựng, tiến hành và duy trì thói quen vận động hàng ngày.
  • Đảm bảo cân nặng trong ngưỡng khuyến cáo cho phép.
Kiểm soát đường huyết
Chế độ dinh dưỡng giúp người cao tuổi tiểu đường kiểm soát và duy trì đường huyết

Ngoài ra, để phân phối thực phẩm hợp lý cho mỗi ngày cần đảm bảo cung cấp tỷ lệ năng lượng yêu cầu:

  • Glucid: Chiếm 50 – 60% tổng năng lượng.
  • Protein : Chiếm 15 – 20% tổng năng lượng.
  • Lipid: Với người cao tuổi bình thường, chiếm 20 – 30% tổng năng lượng. Với người cao tuổi béo phì chỉ nên duy trì dưới 30 %.
  • Acid béo no: Chiếm 10%.
  • Acid béo không no đơn: Chiếm 10% .
  • Acid béo không no đa: Chiếm 10%.
  • Cholesterol: < 300 mg/ngày.
  • Chất xơ: 20 – 35 g/ngày.

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao người già ăn ít?

3. Thực đơn tham khảo cho người già bị tiểu đường

Thực đơn tham khảo cho người cao tuổi tiểu đường:

Giờ ăn Món ăn
7 giờ Bún mọc:

Búng 185g, thịt lợn nạc 40g, dọc mùng 40g, hành lá 5g

Nước dùng (muối 1g/100ml)

11 giờ Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) (2 lưng bát con cơm)

Tôm biển chiên: Tôm biển: 70g, dầu ăn 10ml

Thịt băm rim: Thịt nạc vai 20g

Cải bắp luộc: Cải bắp 200g

Canh bí xanh: Bí xanh 50g

Quýt chín: 150g (1 quả)

15 giờ Lê: 150g
18 giờ Cơm gạo tẻ: 200g (gạo 100g) (2 lưng bát con cơm)

Cá trắm kho tương: Cá trắm 70g, dầu ăn 3ml

Đậu phụ trần: Đậu phụ 30g (nửa bìa)

Su su xào: Su su 200g

Canh mồng tơi: Mồng tơi 50g

Xoài chín: 75g (1 miếng)

Giá trị dinh dưỡng Năng lượng: 1645 Kcal

Protein: 68.3g

Glucid: 254.2g

Lipid: 37.1g

Calci: 478mg

Sắt: 12.9mg

Kẽm: 8.6mg

Chất xơ: 18.2g

Natri: 255mg

Kali: 1864mg

Cholesterol: 146mg

Ghi chú Muốn < 4.5g/ ngày

Bên cạnh việc cung cấp, duy trì dinh dưỡng hàng ngày thông qua thực phẩm, người cao tuổi bị tiểu đường có thể sử dụng kết hợp thêm sữa dành riêng cho người tiểu đường để tăng cường sức khỏe. Glucare Gold là sản phẩm sữa dành riêng cho người tiểu đường với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Công thức Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm giúp cân bằng đường huyết, với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng.
  • 56 dưỡng chất, Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm các biến chứng lên tim mạch và phòng ngừa đột quỵ với Omega 3,6,9 và hệ antioxidant
  • Lactium đã được chứng minh lâm sàng cải thiện giấc ngủ ngon.
sữa Glucare Gold
Glucare Gold – sản phẩm sữa dành riêng cho người tiểu đường

Có thể bạn quan tâm:

Người già biếng ăn

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với việc duy trì và kiểm soát đường huyết cho người cao tuổi tiểu đường. Vì vậy để xác định được “Người già bị tiểu đường nên ăn gì”, bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng theo nguyên tắc khuyến cáo, cần tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia y tế để tối ưu hóa thực đơn theo tình trạng sức khỏe từng bệnh nhân. Nếu bạn còn câu hỏi, vui lòng liên hệ trực tiếp hotline: 18006011 hoặc truy cập Glucare Gold- Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để nhận được sự tư vấn sớm nhất – tận tâm nhất.

 

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4.9/5 - (8 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4.9/5 - (8 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *