Dinh dưỡng hồi phục sức khỏe | 5 nguyên tắc cần nằm lòng
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Sau những cơn ốm, mọi người thường có xu hướng lựa chọn các chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa rõ nguyên tắc và cách thực hiện của các chế độ này là như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay với Nutricare trong bài viết sau đây nhé!
1. Nguyên tắc dinh dưỡng phục hồi sức khỏe
Xây dựng được một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy, người bệnh. Các chế độ này sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Tuy nhiên, tất cả đều tuân theo một nguyên tắc chung như sau:
1.1. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Dù có chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khỏe như thế nào thì một thực đơn cơ bản giúp bồi bổ, phục hồi cơ thể luôn cần có đủ 4 nhóm chất cơ bản: chất bột đường – chất đạm – chất béo – Vitamin và chất khoáng.
Chất dinh dưỡng | Thực phẩm | Tỷ lệ |
Chất bột đường (Glucid) | Các loại gạo, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, củ, sắn,… | 55 – 65% |
Đạm (Protein) | Các loại thịt như thịt heo, bò, gà, vịt, cá và thuỷ hải sản, các loại đậu, đỗ,… | 13 – 20% |
Chất béo (Lipid) | Các loại mỡ động vật, dầu thực vật, bơ, các loại hạt nhiều dầu như mè, hướng dương, bí đỏ, hạt lanh,… | 20 – 25% |
Vitamin và Khoáng chất | Rau xanh, trái cây, trứng, sữa, các loại đậu, nội tạng động vật, thịt, cá,… | Hàm lượng khuyến nghị của mỗi loại vi chất |
Dựa vào bảng trên, có thể lấy ví dụ như sau: một người có nhu cầu năng lượng là 2500 kcal, với tỷ lệ các thực phẩm cơ bản Protein – Lipid – Glucid là 15:20:65 thì cần ăn:
- 350 kcal từ 93.75g Protein.
- 500 kcal từ 56g Lipid.
- 1650 kcal từ 406.25g Glucid.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, cân bằng đủ các nhóm thực phẩm với tỷ lệ hợp lý sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và nhanh hồi phục một cách toàn diện nhất.
1.2. Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn
Khi phối hợp các loại thực phẩm, 4 nhóm chất dinh dưỡng phục hồi sức khỏe cơ bản vẫn cần được đảm bảo đủ và đúng tỷ lệ khuyến cáo. Đặc biệt chú ý với 2 nhóm chất đạm và chất béo:
- Đối với chất đạm: Tỷ lệ đạm động vật – thực vật được khuyến cáo là 1:4 hoặc 3:7 với người lớn và 1:1 hoặc 7:3 đối với trẻ em.
- Đối với chất béo: Tỷ lệ mỡ động vật – dầu thực vật được khuyến cáo là 1:2 hoặc 1:3. Với những người mắc các bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch hoặc lipid máu cao thì không nên dùng mỡ động vật mà nên sử dụng dầu thực vật và dầu cá.
1.3. Ăn nhiều rau và trái cây
Rau và trái cây là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, Vitamin và khoáng chất. Không chỉ hỗ trợ trao đổi chất và chuyển hoá của cơ thể, các Vitamin và khoáng chất còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm và nâng cao sức khoẻ toàn diện cho người bệnh. Chất xơ giúp tiêu hoá tốt hơn, hạn chế hấp thu Cholesterol và tình trạng táo bón hiệu quả.
Liều lượng: Theo khuyến nghị từ Viện Dinh dưỡng, mỗi ngày nên ăn 480 – 560g rau xanh và trái cây (lượng rau: 240 – 320g, lượng trái cây: 240g).
Các loại rau trái tốt cho quá trình hồi phục cơ thể bao gồm:
- Rau củ: Cải xanh, cà rốt, súp lơ, ớt chuông, bí ngô, hành tây, củ dền,…
- Trái cây: Chuối, cam, bưởi, táo, lê, nho, dưa hấu, bơ, dâu tây,…
1.4. Ăn thức ăn lỏng
Không chỉ cần lựa chọn các loại thực phẩm mà lựa chọn cách chế biến chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng cho việc bổ sung dinh dưỡng phục hồi sức khỏe sau ốm.
- Các món ăn chế biến dạng lỏng, mềm, thái nhỏ và hầm kỹ là tốt nhất do giúp người ốm dễ ăn, tăng cảm giác ngon miệng, đồng thời dễ tiêu hoá và dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
- Các dạng thức ăn như cháo, súp hoặc canh sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng chủ yếu trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục.
- Các món luộc, hấp cũng được khuyến khích thay cho các món chiên, rán, nướng khó tiêu.
1.5. Tăng cường bổ sung nước
Sau ốm, đặc biệt là cảm lạnh, cảm cúm, người bệnh thường bị mất nước và điện giải do sốt, nôn, tiêu chảy, nhiễm trùng. Vì vậy, việc bù lại lượng nước đã mất là rất quan trọng để cơ thể mau phục hồi.
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh, người mới ốm dậy nên uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thông thường, người bệnh có thể lựa chọn các loại nước khác như sữa, nước trái cây, nước rau củ ép,… Các loại nước này sẽ giúp người bệnh ngon miệng hơn và bổ sung được các dưỡng chất khác như điện giải, Protein, Vitamin, khoáng chất,…
Suy nhược cơ thể cần bổ sung gì? Gợi ý các chất bồi bổ cơ thể suy nhược
2. Ăn gì giúp phục hồi sức khỏe?
Dinh dưỡng phục hồi sức khỏe khoa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khoẻ. Để xây dựng thực đơn khoa học và hợp lý nhất, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm như sau:
2.1. Thực phẩm giàu Protein cung cấp năng lượng
Protein hay chất đạm là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng phục hồi sức khỏe chính cần bổ sung của người bệnh. Chất này đóng vai trò quan trọng cho sự phục hồi sức khoẻ sau ốm:
- Protein là thành phần cấu trúc tế bào, các enzym trong cơ thể và điều hoà các hoạt động trao đổi chất. Do vậy giúp giảm suy nhược, mệt mỏi và củng cố sức khoẻ cơ bắp.
- Protein cung cấp năng lượng tương đương với tinh bột nên bù đắp năng lượng hiệu quả, giúp tăng cường chuyển hóa và giảm mệt mỏi.
- Protein thúc đẩy hình thành các tế bào miễn dịch và chất trung gian hoá học, từ đó củng cố hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,…
Bảng thực phẩm giàu Protein:
Tên thực phẩm | Hàm lượng Protein (g/100g) | Liều lượng |
Thịt thăn bò | 22.7 | 300 – 500g/tuần |
Tôm | 20.1 | 100g/ngày |
Sữa chua Hy Lạp | 9 | 2 cốc/ngày |
Đậu nành | 38.6 | 70g/ngày |
Cá hồi | 20 | 250g/tuần |
Có thể bạn quan tâm:
Người mới ốm dậy nên ăn gì? |
2.2. Thức ăn giàu chất béo lành mạnh tốt cho tuần hoàn máu
Chất béo cũng là nhóm dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ ăn phục hồi sức khoẻ nhờ vai trò quan trọng của nó:
- Nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng hiệu quả, duy trì hoạt động của tế bào và điều giữ ấm cho cơ thể.
- Hỗ trợ hấp thụ các Vitamin tan trong dầu như A, E, D, K, do đó hỗ trợ củng cố hệ miễn dịch, giúp mắt sáng và chống lão hoá hiệu quả.
- Cung cấp các Axit Amin thiết yếu cơ thể không tự tổng hợp được như Omega-3 và Omega-6. Hai chất này giúp tăng cường chức năng não bộ, chống viêm và làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch rất tốt.
Bảng thực phẩm giàu chất béo:
Tên thực phẩm | Hàm lượng Lipid (g/100g) | Liều lượng |
Bơ | 14.7 | 1 quả/ngày |
Dầu oliu | 93.7 | 15 – 20g/ngày |
Phô mai | 28.6 | 30g/ngày |
Hạt óc chó | 65.2 | 30g/ngày |
Cá mòi | 11.4 | 250g/tuần |
Lưu ý: Nên hạn chế các loại chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá do không tốt cho sức khoẻ và dễ khiến người bệnh khó tiêu, chướng bụng. Thay vào đó, tiêu thụ chất béo lành mạnh sẽ hạn chế được Cholesterol xấu và giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
2.3. Trái cây, rau củ giàu chất xơ, Vitamin, khoáng chất
Trái cây, rau củ là nguồn bổ sung chất xơ, Vitamin và khoáng chất phong phú nhất, giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe và thúc đẩy quá trình phục hồi sau ốm. Cụ thể:
- Vitamin A, C, E cùng các khoáng chất Kẽm và Selen có vai trò thúc đẩy tổng hợp và hoạt hóa kháng thể, chống oxy hóa tế bào từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
- Vitamin B giúp kích thích ăn uống, giảm mệt mỏi và cải thiện chức năng hệ thần kinh cho người bệnh.
- Canxi và Vitamin D giúp củng cố sức khoẻ xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương, thoái hoá khớp.
- Sắt, Vitamin B9, B12 là nguyên liệu của quá trình tạo hồng cầu, giúp tăng tạo máu vận chuyển oxy hỗ trợ mọi hoạt động của cơ thể, đảm bảo cho quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả hơn.
- Chất xơ có tác dụng phát triển lợi khuẩn đường ruột nên giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng phục hồi sức khỏe. Đồng thời chất xơ còn giúp giảm nguy cơ táo bón ở người bệnh.
- Magie, Kali, Natri,.. giúp điều hoà huyết áp, cân bằng điện giải và giúp người bệnh thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Bảng các trái cây, rau củ giàu dưỡng chất:
Tên thực phẩm | Chất xơ (g/100g) | Vitamin (mg/100g) | Khoáng chất (mg/100g) | Liều lượng |
Chuối | 1.7 | 13.4 | 386 | 2 quả/ngày |
Cam | 2 | 60 | 252.2 | 2 quả/ngày |
Bưởi | 1.6 | 32.4 | 184.2 | 70 – 140g/ngày |
Rau bina | 1.6 | 35.4 | 770 | 100g/ngày |
Bông cải xanh | 2.4 | 474 | 93.2 | 76g/ngày |
Ớt chuông | 1.2 | 143.6 | 260 | 1 – 2 quả/ngày |
Táo | 2 | 0.192 | 114.9 | 1 – 2 quả/ngày |
Có thể bạn quan tâm:
Thức uống bồi bổ cơ thể |
2.4. Thức ăn chứa Prebiotics và Probiotics hỗ trợ tiêu hóa
Prebiotics và Probiotics là những lợi khuẩn trên đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của hệ men vi sinh này đối với sức khoẻ. Những lợi ích tiêu biểu chúng mang lại cho người bệnh:
- Những lợi khuẩn này ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại đường ruột giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy, chống táo bón cho người bệnh.
- Chúng còn giúp tăng cường sức khoẻ đường ruột, cân bằng hấp thu chất dinh dưỡng và nâng cao đề kháng của cơ thể.
Bảng thực phẩm chứa Prebiotics và Probiotics:
Tên thực phẩm | Hàm lượng lợi khuẩn (tỷ con/g) | Liều lượng |
Sữa chua | 0.1 | 2 – 3 hộp |
Kefir | 1 – 10 | 200 – 400ml/ngày |
2.5. Thực phẩm giàu Kẽm, Selen tăng cường đề kháng
Kẽm là nguyên tố vi lượng tham gia nhiều chuyển hoá quan trọng của cơ thể và cũng là một nguồn dinh dưỡng phục hồi sức khỏe:
- Kích thích phát triển các đại thực bào, Lympho B, Lympho T. Đây là những tế bào miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng, chữa lành vết thương nhanh chóng.
- Làm chậm quá trình oxy hóa tế bào, tham gia vào quá trình hấp thu và chuyển hóa Magie, Canxi, Đồng,… cùng nhiều Enzym trong cơ thể. Từ đó giúp tăng cường quá trình hồi phục cơ thể toàn diện.
Selen hỗ trợ quá trình hồi phục nhờ là chất chống oxy hóa mạnh và hoạt hóa một số Enzym trong hệ miễn dịch nên giúp tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng và chống viêm hiệu quả.
Bảng các thực phẩm giàu Kẽm và Selen:
Tên thực phẩm | Hàm lượng Kẽm (mg/100g) | Hàm lượng Selen
(mcg/100g) |
Liều lượng |
Hàu | 16.6 | 77 | Tối đa 6 – 8 con/ngày |
Sữa | 0.42 | 1.9 | Tối đa 3 ly sữa/ngày |
Trứng | 1.24 | 31.1 | 3 – 4 quả/tuần |
Ngũ cốc nguyên hạt | 3.59 | 9.5 | 85 – 170g/ ngày |
Có thể bạn quan tâm:
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm, người bệnh cũng cần lưu ý:
- Ưu tiên thực phẩm tươi để đảm bảo hương vị thơm ngon và tránh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa người bệnh.
- Nên ăn cơm nhà nấu để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn bên ngoài.
- Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa mỗi ngày. Việc này giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, duy trì năng lượng suốt ngày dài.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn từ thức ăn do hệ miễn dịch của người bệnh chưa phục hồi hoàn toàn.
Đặc biệt, những người bệnh, người mới ốm dậy có thể lựa chọn bổ sung sản phẩm sữa dinh dưỡng Nutricare Gold để cải thiện sức khỏe nhanh chóng và toàn diện hơn. Sữa cung cấp 56 dưỡng chất với đạm thực vật và đạm Whey từ Mỹ, giúp bổ sung năng lượng, phục hồi sức khỏe. Sữa còn hỗ trợ tăng cường miễn dịch và cải thiện chức năng xương khớp nhờ hệ Antioxidants và nhóm chất Canxi, Glucosamin, HMB.
Ngoài ra, sữa giàu chất béo tốt Omega-3,6,9 giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Chất xơ hoà tan FOS hỗ trợ chức năng tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón hiệu quả cho người bệnh.
3. Kiêng ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe?
Bên cạnh các nhóm thực phẩm nên sử dụng để hồi phục sức khỏe nhanh chóng, người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm sau:
Thực phẩm | Tác hại |
Đồ uống có cồn | Làm gia tăng cảm giác mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, làm chậm quá trình hồi phục cơ thể và có thể tương tác với thuốc điều trị. |
Đồ uống chứa Caffein | Kích thích hệ thần kinh gây mất ngủ, ức chế hấp thu nhiều chất dinh dưỡng làm chậm thời gian phục hồi. |
Bánh kẹo, đồ ngọt | Chứa thành phần là đường nhân tạo khiến đường máu tăng nhanh và làm tăng nguy cơ phát triển các mầm bệnh gây hại |
Đồ ăn cay | Ăn quá cay gây tổn thương dạ dày, ăn không ngon miệng,… gây cản trở quá trình hồi phục. |
Rau sống | Rau sống khó đảm bảo vệ sinh và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt khi cơ thể đang trong quá trình hồi phục còn ốm yếu. |
Thực phẩm ướp nhiều muối | Khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chống lại virus của hệ miễn dịch. |
Trên đây là hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về dinh dưỡng phục hồi sức khỏe. Hy vọng những nguyên tắc trên sẽ giúp bạn hiểu rõ phương pháp bồi bổ tốt nhất cho người bệnh. Từ đó giúp bạn có thể chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng phù hợp, giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Nutricare Gold để tham khảo một trong những sản phẩm tốt nhất cho việc bổ trợ sức khỏe. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.
Gọi ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khoẻ để được tư vấn chi tiết về dinh dưỡng bồi bổ sức khỏe cho người bệnh nhé.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *