Suy nhược cơ thể uống gì giúp nhanh hồi phục và giảm mệt mỏi?
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Suy nhược cơ thể uống gì hay nên uống gì để nhanh hồi phục và giảm thiểu cảm giác mệt mỏi là điều mà rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Những loại Vitamin, sữa hay các loại nước ép trái cây được coi là “thần dược” vực dậy sức khỏe cho cho những người bị suy nhược. Hãy theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết.
Nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể | Thức uống phù hợp cho người suy nhược cơ thể |
Căng thẳng | Uống nước ép cam, trà xanh |
Ăn kiêng | Nước khoáng, nước ép cà chua, măng tây, đậu hà lan, sữa. |
Thuốc, bao gồm một số thuốc điều trị trầm cảm | Nước ép rau, củ, quả, trà xanh |
Các vấn đề về giấc ngủ | Sữa, nước ép rau, củ, quả |
1. Người suy nhược cơ thể nên uống Vitamin
Khi đặt câu hỏi suy nhược cơ thể uống gì thì Vitamin tổng hợp thường chứa nhiều khoáng chất và Vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, với những người bị suy nhược thì sử dụng các loại Vitamin tổng hợp này không chỉ bổ sung năng lượng mà còn giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn để nhanh hồi phục sức khỏe. Những loại Vitamin tốt cho sức khỏe của người suy nhược cơ thể:
Vitamin | Tác dụng | Liều lượng |
Vitamin C |
|
95 mg/ngày |
Vitamin B
(Nhóm vitamin B gồm B1, B2, B3, B6, B9, B12…) |
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và sự chuyển hóa năng lượng của các tế bào:
|
Người suy nhược cơ thể có thể uống bổ sung một số Vitamin trong nhóm Vitamin B sau:
|
Vitamin D |
|
600 IU/ngày |
Vitamin E |
|
15 mg/ngày |
2. Sữa cho người suy nhược cơ thể
Sữa là thực phẩm tốt trả lời cho câu hỏi suy nhược cơ thể uống gì và cũng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời.
- Sữa cung cấp dồi dào các dưỡng chất thiết yếu như: khoáng chất canxi, kali, kẽm, Vitamin B, C, D và các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa… Từ đó, chỉ với 1 cốc sữa đã mang lại cho người dùng nguồn dinh dưỡng cần thiết và thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.
- Thích hợp để sử dụng cho người có thể trạng mệt mỏi, kém ăn: sữa là thực phẩm dạng lỏng, kết hợp cùng mùi vị thơm ngon. Khi bổ sung sữa đúng cách, người bệnh có thể duy trì cân nặng phù hợp, ngủ ngon và hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa cho người bị suy nhược cơ thể, nhưng Nutricare Gold vẫn luôn là sản phẩm uy tín hàng đầu được các bác sĩ khuyên dùng. Nutricare Gold mang lại nhiều lợi ích để phục hồi sức khỏe nhanh và xua tan triệu chứng mệt mỏi cho người dùng:
- 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey Mỹ, giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe nhanh cho người bệnh.
- Lactium được chứng minh lâm sàng giúp ngủ ngon, kết hợp cùng Magie & Vitamin B6 giảm căng thẳng, giảm tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể.
- Giàu chất xơ hòa tan FOS giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón.
- Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, có tác dụng trung hòa các gốc tự do cho cơ thể để ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
- Canxi, Glucosamin và HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe, làm tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp, phục hồi nhanh sức khỏe sau ốm.
Chính vì vậy, Nutricare Gold xứng đáng là người bạn đồng hành tin cậy cho những người thể trạng yếu, thường xuyên mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
3. Các loại nước ép trái cây/rau củ
Ngoài Vitamin và sữa thì các loại nước ép trái cây/rau củ cũng rất phù hợp khi đặt câu hỏi suy nhược cơ thể nên uống gì. Các loại nước ép thường được khuyên dùng như:
Nước ép cam, táo, ổi, kiwi
Người suy nhược cơ thể nên uống gì thì các loại quả giàu Vitamin C là một đáp án tốt. Loại Vitamin này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình oxy hóa, để ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Đồng thời, Vitamin C còn thúc đẩy cơ thể hấp thu dưỡng chất. Từ đó, nâng cao sức khỏe tổng thể và hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể. Cụ thể:
Nước ép cam |
|
Nước ép ổi |
|
Nước ép kiwi |
|
Lượng dùng: Tùy thuộc vào từng loại quả, lượng phù hợp khoảng 3 cốc nhỏ mỗi ngày. Nên uống nước ép sau khi ăn khoảng 30 – 45 phút.
Lưu ý: Những người đang có bệnh về dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy thì không nên sử dụng các loại nước ép này. Các chất hữu cơ trong loại quả này sẽ gia tăng axit dạ dày và làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Với những người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế uống nước ép quả với đường để tránh đường huyết tăng.
Nước ép cà chua, đậu hà lan, rau xanh…
Các loại nước ép này đều được làm từ rau, củ có chứa nhiều Vitamin B. Đây là loại Vitamin có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cung cấp năng lượng để giảm bớt tình trạng mệt mỏi ở người bị suy nhược. Cụ thể:
Nước ép cà chua |
|
Nước ép rau xanh (măng tây) |
|
Nước ép đậu hà lan |
|
Lượng dùng: 250 ml/ngày. Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ để hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng trong nước ép và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Lưu ý: Với những người bị bệnh tiểu đường thì cần hạn chế nước ép rau củ, bởi loại nước ép này ít chất xơ và protein. Trong khi đó, 2 hợp chất này có hiệu quả rất lớn trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra, trong nước ép rau, củ còn có thể chứa axit oxalic hay oxalate có thể gây sỏi thận hoặc thậm chí là suy thận. Vì vậy, những người bị suy thận cũng nên lưu ý trước khi sử dụng.
Top 7 loại thức uống bồi bổ cơ thể được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng |
4. Nước khoáng
Trong nước khoáng chứa nhiều các khoáng chất thiết yếu như: canxi, magie, natri. Những dưỡng chất này đều quan trọng và cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bị suy nhược cơ thể.
Magie | Thúc đẩy quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể để tạo ra năng lượng nhiều hơn. |
Canxi | Giúp phát triển hệ thống xương khỏe mạnh, giúp người bệnh bớt đi cảm giác đau yếu. |
Natri | Giúp cơ thể tránh bị mất nước dẫn đến mệt mỏi. |
Vì vậy, nước khoáng cũng là một trong những thức uống tốt để người bị suy nhược cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái hơn.
Lượng dùng: 1.5 – 2 lít/ngày.
Lưu ý: Không nên uống nhiều nước khoáng trong khi ăn vì dễ gây tức bụng, đau bụng, đau dạ dày. Ngoài ra, không nên uống nước khoáng trước khi ngủ vì dễ gây hại cho thận. Không nên đun nước khoáng nhiều lần hay sử dụng để nấu ăn vì khoáng chất trong nước khoáng sẽ dễ sinh ra cặn ở nhiệt độ cao, không tốt cho sức khỏe.
5. Trà xanh
Người suy nhược cơ thể có thêm một loại nước uống tốt cho sức khỏe nữa là trà xanh. Trong trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa như flavonoid, polyphenols, catechin có tác dụng giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi để người bị suy nhược sớm lấy lại năng lượng.
Cùng với hàm lượng caffeine cao mang lại nhiều lợi ích tích cực cho hệ thần kinh, giúp duy trì tỉnh táo, lấy lại tâm trạng tốt. Từ đó, người bệnh sẽ giảm được stress, thoải mái, hưng phấn và bớt mệt mỏi.
Lượng dùng: 2-3 cốc/ngày.
Lưu ý: Không nên uống nước trà xanh vào tối hay chiều tối vì có thể khiến người bệnh suy nhược bị mất ngủ. Đồng thời, người bệnh không nên uống trà xanh lúc đói vì có thể khiến cơ thể cảm thấy cồn cào hay bị say. Và cũng không nên uống trà xanh sau khi ăn vì nó có thể cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể. Thời điểm phù hợp là uống trà xanh sau khi ăn 30 phút.
Như vậy, bạn đọc chắc hẳn đã có câu trả lời cho thắc mắc suy nhược cơ thể uống gì qua bài viết trên. Vitamin, sữa và các loại nước ép giàu dinh dưỡng rất phù hợp để bổ sung cho người bị suy nhược cơ thể. Đó là những thức uống cung cấp nhiều dưỡng chất bổ sung năng lượng cho cơ thể, vực dậy sức khỏe nhanh chóng. Đồng thời, các bạn đừng quên bổ sung sữa Nutricare Gold mỗi ngày để góp phần giúp người bị suy nhược xua tan mệt mỏi, tăng cường sức khỏe hiệu quả. Nếu vẫn còn những băn khoăn cần giải đáp các bạn hãy liên hệ tới số hotline: 18006011 hoặc truy cập vào Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được chúng tôi tư vấn, giải đáp chi tiết! |
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *