Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không? Ăn bao nhiêu là đủ?
Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không là thắc mắc của rất nhiều người đang trong quá trình điều trị căn bệnh này. Cụ thể, người bệnh ung thư tuyến giáp vẫn có thể ăn được trứng nhưng cần có lưu ý khi sử dụng. Cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời chi tiết nhất bạn nhé.
1. Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không?
Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra do những bất thường của tế bào tuyến giáp phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Bệnh chủ yếu xảy ra với những người không cung cấp đủ lượng I-ốt.
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Phó trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng số 2, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết “I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh quá trình phát triển hệ thần kinh, hệ sinh dục, duy trì năng lượng cơ thể…” [1]. Do đó, khi thiếu I-ốt sẽ dẫn đến thiếu hormone tuyến giáp, gây rối loạn và có thể dẫn tới ung thư tuyến giáp.
Vì vậy, người bị ung thư tuyến giáp cần bổ sung I-ốt trong chế độ ăn hàng ngày. Trong đó, trứng là một loại thực phẩm chứa nhiều I-ốt trong lòng đỏ và có nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: selen, protein… Do đó, người bị ung thư tuyến giáp có thể ăn trứng để bổ sung I-ốt hỗ trợ điều trị bệnh và giúp tăng cường các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân uống/điều trị I-ốt phóng xạ cần kiêng hoặc ăn ít I-ốt (tối đa 500mg/ ngày) trước khi thực hiện điều trị. Bởi quá nhiều I-ốt trong cơ thể trong quá trình điều trị/ uống I-ốt phóng xạ có thể khiến cơ thể sử dụng lượng I-ốt đó thay vì I-ốt phóng xạ. Điều này làm giảm hiệu quả chữa trị bệnh.
Do đó, không nên ăn lòng đỏ trứng gà trước khi thực hiện điều trị/uống I-ốt phóng xạ. Tuy nhiên, trong thời gian này người bệnh vẫn có thể ăn lòng trắng trứng vì không chứa I-ốt.
Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:
2. Dinh dưỡng của trứng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp
Đối với những người bệnh ung thư tuyến giáp không trong giai đoạn uống/ điều trị I-ốt phóng xạ, ăn trứng sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tốt. Trong trứng chứa nhiều I-ốt tự nhiên, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- I-ốt: Chất này có nhiều trong lòng đỏ. I-ốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp hormon. Trong một quả trứng chứa 24mg i-ốt, tương đương với 16% nhu cầu hàng ngày.
- Selen: Là chất đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho quá trình chuyển hóa I-ốt. Đồng thời còn có chức năng như một loại enzyme góp phần tạo ra các hormon tuyến giáp thay thế cho các vùng tuyến giáp bị cắt bỏ. Trong trứng chứa hàm lượng selen là: 40.2-14.9 mcg/100g.
- Protein: Đây là dưỡng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và giúp bệnh nhân tuyến giáp nhanh phục hồi sau điều trị, phẫu thuật. Trứng cung cấp lượng protein lớn để giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Trong trứng gà nhỏ (38g) chứa khoảng 4,9g protein, trứng gà vừa (44g) lượng protein là khoảng 5,7g.
- Lecithin: Đây là loại chất béo quý có trong trứng. Nguồn chất béo này giúp bệnh nhân ngăn ngừa tích lũy và đào thải cholesterol thừa ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, Lecithin giúp màng tế bào hoạt động tốt, khỏe mạnh để hỗ trợ tích cực việc điều trị ung thư tuyến giáp.
- Vitamin: Trong trứng khá giàu vitamin A, B6, B8, E, K… đều là những dưỡng chất tốt và cần thiết cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Các vitamin có tác dụng hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể và giúp cơ thể chống lại những tác động của tế bào ung thư. Đồng thời, vitamin B8 (biotin) còn giúp tăng cường năng lượng để người bệnh bớt cảm giác mệt mỏi trong thời gian điều trị bệnh.
- Canxi: Trong 100g lòng đỏ trứng có chứa 134mg canxi, còn lòng trắng thì chứa ít canxi hơn, 100mg lòng trắng chứa 19mg canxi. Sau khi phẫu thuật tuyến giáp người bệnh cần bổ sung canxi để đảm bảo sức khỏe và tăng cường hoạt động thay thế hormone tuyến giáp. Và trứng là thực phẩm tốt để bổ sung lượng canxi cần thiết cho người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh tuyến giáp không nên ăn quá 3 quả trứng/ngày. Ăn quá nhiều có thể khiến cholesterol và axit béo bão hoà tăng vượt mức an toàn, gây béo phì và không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để ăn trứng với lượng phù hợp cho từng giai đoạn điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Người nhân xơ tuyến giáp nên ăn gì?
3. Một số thực phẩm khác mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn
Ngoài việc tìm hiểu ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không, người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm sau:
Rau lá xanh:
Các loại rau này giàu magie, khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tuyến giáp. Các loại rau lá xanh tốt cho người ung thư tuyến giáp như: rau diếp cá, rau bina…
Các loại hạt:
Các hạt như: hạt điều, hạnh nhân, hạt bí… là nguồn thực phẩm rất giàu magie vô cùng tốt cho tuyến giáp. Đồng thời các loại hạt còn cung cấp một lượng protein, vitamin E, B giúp hỗ trợ hoạt động tuyến giáp.
Hải sản:
Trong các loại hải sản như: tôm, cua, cá… chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như: i-ốt, kẽm, canxi, omega-3… Đây là những vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh hoạt động ổn định.
Hoa quả:
Trong các loại quả như: cà chua, cherry, bí đao, việt quất… chứa các chất oxy hóa mạnh, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u tuyến giáp, giúp đẩy lùi các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Việc bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cũng như góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả bệnh nhân nên tìm hiểu về những thực phẩm phù hợp hay cần bổ sung trong thực đơn của mình.
Tham khảo bài viết:
- 7+ Thực phẩm tốt trả lời cho câu hỏi “Phình tuyến giáp nên ăn gì?
- Nhân xơ tuyến giáp kiêng ăn gì? Gợi ý 8 thực phẩm
Sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho tuyến giáp:
Việc bổ sung dinh dưỡng qua thực phẩm thường lành tính nhưng chỉ có 1 hàm lượng rất nhỏ. Đối với những người bệnh tuyến giáp bị suy nhược cơ thể, có hệ tiêu hóa kém, chán ăn và hay mệt mỏi… sẽ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Chính vì vậy, sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân tuyến giáp sẽ là sản phẩm được lựa chọn là hàng đầu, giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Leanpro Thyro là sản phẩm của thương hiệu quốc gia Nutricare uy tín, ra đời nhằm hỗ trợ người bệnh ung thư tuyến giáp sau điều trị phóng xạ/ phẫu thuật… dẫn đến tình trạng suy giáp. Leanpro Thyro giúp người bệnh cân bằng hormone tuyến giáp và điều hòa canxi máu, tránh các biến chứng nguy hiểm khi điều trị bệnh.
Đồng thời, với hàm lượng I-ốt và canxi đúng theo khuyến nghị RNI cho người Việt Nam, sản phẩm sẽ giúp người bệnh sau điều trị không lo thiếu hụt dinh dưỡng và giảm tình trạng mệt mỏi.
- Canxi, Vitamin D3 hàm lượng cao cùng Magie, Phốt pho: Điều hòa canxi máu, giúp giảm nguy cơ loãng xương ở người suy giáp.
- I-ốt, Selen: Nhằm kích thích hoạt động của hormon tuyến giáp, điều hòa hormon tuyến giáp.
- Nano Curcumin và Omega 3 giàu EPA, DHA: Hỗ trợ chống viêm nhiễm, chống oxy hóa trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp.
- Chất xơ hòa tan: Sữa cung cấp chất xơ hòa tan giúp cải thiện tiêu hoá, gia tăng lợi khuẩn có lợi, hạn chế táo bón.
Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!
Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.
Qua bài viết trên, mong rằng đã giúp các bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không. Khi bổ sung trứng với lượng phù hợp sẽ mang lại những tích cực trong điều trị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm những thực phẩm dinh dưỡng khác, trong đó có sữa Leanpro Thyro để hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Leanpro Thyro, hãy liên hệ với hotline 1800.6011 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *