4+ Nhóm thức ăn cho người suy thận tiểu đường hỗ trợ làm chậm tiến triển bệnh

4.4/5 - (5 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Bệnh tiểu đường có biến chứng suy thận là một tình trạng chuyển biến xấu. Bên cạnh tuân thủ điều trị, thì việc bổ sung, lựa chọn thức ăn cho người suy thận tiểu đường cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đến diễn biến bệnh. Vậy người suy thận tiểu đường nên và không nên ăn thực phẩm nào để tốt nhất cho sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu một số hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết sau.

1. Người tiểu đường suy thận nên ăn gì

Dưới đây là nhóm thực phẩm cung cấp một số dưỡng chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho người suy thận tiểu đường.

1.1. Chất xơ

Đối với người suy thận tiểu đường, chất xơ giúp cải thiện sức khỏe người bệnh thông qua việc kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ làm giảm độc tố chuyển hoá trong máu như Acid uric, Creatinin,…

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, người suy thận tiểu đường nên bổ sung khoảng 20 – 30g chất xơ/ ngày.

Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ, tuy nhiên trong các thực phẩm này cũng có chứa hàm lượng Kali khá cao. Người bệnh cần lưu ý nên tránh các loại rau có chứa nhiều Kali, vì đây là chất dễ bị tích tụ ở người suy thận gây ra yếu cơ, tê bì, giảm sức co bóp cơ tim,…

Do đó một số loại rau ít Kali được khuyên sử dụng ở người suy thận tiểu đường bao gồm:

Thực phẩm Hàm lượng chất xơ/ 100g Liều lượng/ 1 bữa
Súp lơ 2g 70g
Cà tím 3g 70g
Măng tây 2.1g 70g
Bắp cải 2.5g 70g
Đậu Hà Lan 5g 70g
Cải bó xôi 2.2g 140g
Su su 1.7g 70g
Chất xơ là dưỡng chất tốt cho sức khỏe người suy thận
Chất xơ là dưỡng chất tốt cho sức khỏe người suy thận tiểu đường

1.2. Chất đạm

Chất đạm (Protein) là một dưỡng chất quan trọng trong xây dựng khối cơ bắp, tạo năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu hấp thu quá nhiều Protein sẽ làm tăng Ure và Creatinin máu gây độc cho cơ thể, khiến thận phải làm việc nhiều hơn, tình trạng bệnh thận chuyển biến xấu hơn. Do đó người suy thận tiểu đường nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để biết được lượng Protein nên bổ sung phù hợp.

Thông thường lượng Protein bổ sung cho người bệnh nên giảm xuống còn 0.6 – 0.8g/ kg cân nặng/ ngày.

Một số thực phẩm chứa chất đạm tốt cho người bệnh:

Thực phẩm Hàm lượng chất đạm/ 100g Liều lượng/ 1 bữa
Trứng 13g 1 quả
Cá hồi 20g 30g
Cá ngừ 29g 30g
Thịt bò 26g 30g
Thịt lợn nạc 27g 30g
Thịt gà 27g 30g
Tôm 24g 6 con
Bổ sung vừa đủ lượng đạm
Bổ sung vừa đủ lượng đạm giúp tăng cường sức khỏe mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh

1.3. Chất bột

Chất bột đường là dưỡng chất cần thiết để tạo thành năng lượng cho cơ thể. Người bệnh không nên kiêng hoàn toàn mà nên bổ sung một lượng phù hợp ở mức 60 – 65% tổng năng lượng của cơ thể.

Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn nhóm thực phẩm chứa chất bột đường có chỉ số đường huyết thấp (GI < 55). Nhóm thực phẩm này sẽ ít gây ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu nhất.

Một số gợi ý về thực phẩm nhóm bột đường cho người bệnh suy thận tiểu đường:

Thực phẩm Hàm lượng chất bột/ 100g Liều lượng/ 1 bữa
Bánh mì nguyên cám 41g 1 lát
Gạo lứt 23g 70g
Bánh bao chay 14.2g 1 bánh nhỏ
Yến mạch 12g 30g
Lúa mạch 73g 30g
Thực phẩm chứa Carbohydrate phức tạp
Thực phẩm chứa Carbohydrate phức tạp tốt hơn đối với người suy thận tiểu đường

1.4. Chất béo không bão hoà

Chất béo là thành phần cần thiết cho sự hình thành một số Hormone, quá trình tạo các tế bào khỏe mạnh, giữ ấm, cung cấp năng lượng hoạt động,… Do đó chất béo rất cần thiết cho cơ thể, nhưng người suy thận tiểu đường cần quản lý loại chất béo và lượng chất nạp vào mỗi ngày.

Người bệnh nên hạn chế chất béo ở mức 25 – 35% tổng lượng Calo/ ngày. Chất béo bão hòa có xu hướng lắng đọng trong mạch máu gây tăng nguy cơ xơ vữa, ngược lại chất béo không bão hòa được coi là lành mạnh khi tiêu thụ vừa phải. Do đó nên ưu tiên thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa như mỡ động vật, da gia cầm,…

Thực phẩm Hàm lượng chất béo/ 100g
Bơ thực vật 81g
Dầu oliu 100g
Dầu hạt lanh 100g
Nên lựa chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Nên lựa chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa cho người suy thận tiểu đường

Có thể bạn quan tâm: Chế Độ Ăn Uống Với Bệnh Thận Ở Bệnh Nhân Tiểu Đường

2. Người suy thận tiểu đường hạn chế ăn gì

Thận là cơ quan quan trọng trong quá trình lọc và bài tiết, do đó nếu hoạt động của thận suy giảm thì một số chất sẽ không được lọc và đào thải. Do đó, người suy thận tiểu đường cần hạn chế một số hoạt chất sau để tránh gây tích tụ lại trong cơ thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu.

2.1. Muối

Thành phần của muối đa phần là natri clorua, trong đó, natri đóng vai trò cần bằng chất lỏng trong cơ thể. Chính vì thế, chế độ ăn nhiều muối sẽ tăng giữ nước, làm mất cân bằng dịch thể. Lượng lớn dịch thể bị giữ lại sẽ làm tăng huyết áp, tạo áp lực lên thận và có thể gây ra tình trạng phù. Vì vậy người suy thận tiểu đường cần hạn chế tối đa lượng muối ăn vào mỗi ngày.

Tùy theo tình trạng, lượng Natri phù hợp cho người bệnh trong khoảng từ 1 – 2g/ ngày.

Một số thực phẩm chứa nhiều muối mà người bệnh nên tránh xa:

  • Thịt chế biến như thịt hun khói, thịt nguội, thịt ướp muối,… Các loại thực phẩm này có chứa lượng Natri rất cao, 85g thịt chế biến có tới 1.43g Natri (khoảng 62% lượng Natri cho phép trong ngày)
  • Thực phẩm đóng gói: Có thể kể tới mì tôm, đồ hộp, pizza, khoai tây chiên,… lượng muối trong đó có thể chiếm khoảng 25% tổng lượng Natri được cho phép tiêu thụ. Không chỉ vậy các thực phẩm này còn có chứa nhiều Carbohydrate, không tốt cho người tiểu đường.
Người suy thận tiểu đường nên tránh ăn thịt chế biến
Người suy thận tiểu đường nên tránh ăn thịt chế biến do có hàm lượng muối cao

2.2. Kali

Ở người suy thận, khả năng đào thải Kali suy giảm. Lượng Kali tồn đọng lại trong cơ thể có thể gây yếu cơ, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim và nặng hơn nữa là ngừng tim.

Theo khuyến cáo, người suy thận tiểu đường nên ăn chế độ hạn chế Kali, ít hơn 3000mg Kali/ ngày.

Thực phẩm chứa nhiều Kali mà người bệnh nên hạn chế:

  • Trái cây giàu Kali: Chuối, bơ, kiwi, cam, mơ,… đây là các loại quả chứa lượng Kali cao. 1 quả này có thể cung cấp tới 50% lượng Kali khuyến cáo cho người bệnh.
  • Hoa quả sấy: Các loại trái cây được sấy khô sẽ có hàm lượng Kali và Carbohydrate cao hơn nhiều so với trái cây tươi. Do đó đây là loại thực phẩm không tốt cho người suy thận tiểu đường.
  • Một số loại rau giàu Kali: Rau bina, củ cải đường, củ cải,… là các loại rau có chứa lượng lớn Kali, khoảng 30g rau chứa 136 – 290g Kali.
Người bệnh không nên ăn hoa quả sấy khô
Người bệnh không nên ăn hoa quả sấy khô do hàm lượng Kali và Carbs cao

2.3. Photpho

Nếu chế độ ăn không được kiểm soát, lượng Photpho dư thừa, tích lũy khiến bệnh thận càng nặng hơn. Không chỉ vậy, nồng độ Photpho trong máu cao sẽ gây xơ vữa mạch máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, xương khớp.

Người suy thận tiểu đường chỉ nên tiêu thụ lượng Photpho trong khoảng 300 – 600mg/ ngày.

Thực phẩm chứa nhiều Photpho không tốt cho người bệnh:

  • Soda, nước ngọt có màu: Các loại nước này có thể chứa 90 – 180mg Photpho/ 355mL. Đặc biệt, khác với Photpho liên kết với Protein trong thực phẩm, Photpho trong nước ở dạng muối nên rất dễ hấp thu và làm tăng nhanh nồng độ. Vì vậy, người bệnh không nên sử dụng các loại đồ uống này.
  • Phô mai, sữa: Đây là một số thực phẩm có chứa nhiều Photpho, người bệnh nên hạn chế hoặc sử dụng với lượng vừa đủ để tránh tổng lượng Photpho tăng quá cao.
Người suy thận tiểu đường cần hạn chế uống nước ngọt có màu
Người suy thận tiểu đường cần hạn chế uống nước ngọt có màu

Có thể bạn quan tâm:

3. Mẫu thực đơn cho người suy thận tiểu đường

Để không gây nặng thêm biến chứng suy thận tiểu đường, người bệnh cần tuân theo một chế độ ăn nghiêm chỉnh và khắt khe. Tuy nhiên, người bệnh có thể gia tăng cảm giác thèm ăn bằng việc kết hợp đa dạng các loại thực phẩm trong phạm vi cho phép. Dưới đây là mẫu thực đơn để người bệnh suy thận tiểu đường tham khảo:

Mẫu thực đơn 1:

Thời điểm Thực phẩm Liều lượng
Sáng Bánh mì nướng

Bơ đậu phộng

Trứng

1 lát

1 thìa nhỏ

1 quả

Bữa phụ Nho

Hạt óc chó

12 quả

30g

Trưa Cơm trắng

Salad ức gà ít muối

Sốt mayonnaise

Táo

1 bát con

60g

1 thìa cà phê

½ quả

Bữa phụ Bánh quy không muối 7 miếng
Tối Cơm trắng

Thịt nạc heo nướng

Súp lơ

Táo

1 bát con

90g

70g

½ quả

Mẫu thực đơn 2:

Thời điểm Thực phẩm Liều lượng
Sáng Bún

Cá rô phi rán

Rau cải

220g

30g

200g

Bữa phụ Táo ½ quả
Trưa Cơm trắng

Thịt nạc luộc

Su su xào

Dầu đậu nành

1 bát con

80g

200g

2 thìa cà phê

Bữa phụ Sữa chua không đường

Hạnh nhân

1 hộp

5 – 7 hạt

Tối Cơm gạo lứt

Tôm rang

Bí luộc

Vừng lạc

1 bát con

50g

200g

15g

Bên cạnh đó, để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch và phòng ngừa các biến chứng, người tiểu đường thêm sữa Glucare Gold trong thực đơn hàng ngày của mình.

Glucare Gold – sản phẩm dinh dưỡng của Nutricare có chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng cùng hệ bột đường Glucare hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) giúp ổn định đường huyết sau uống. Đạm Whey dễ hấp thu cùng với 56 dưỡng chất hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra sữa còn chứa Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, giúp giảm biến chứng tim mạch, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.

Sữa Glucare Gold
Glucare Gold – Sản phẩm dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

Thức ăn cho người suy thận tiểu đường cần được kiểm soát nghiêm ngặt, điều này sẽ giúp hỗ trợ làm chậm tiến triển bệnh và nâng cao sức khỏe người bệnh. Bạn nên tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng được chế độ ăn với loại thực phẩm và liều lượng phù hợp nhất với tình trạng người bệnh. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Glucare Gold để tham khảo một trong những sản phẩm tốt nhất cho việc bổ trợ sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.

 

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4.4/5 - (5 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4.4/5 - (5 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment