Sau phẫu thuật nên ăn gì? 12+ gợi ý cho người sau phẫu thuật
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Văn Hoan.
Sau phẫu thuật nên ăn gì là vấn đề bệnh nhân và người chăm sóc cần đặc biệt lưu ý, bởi chế độ dinh dưỡng lúc này đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự hồi phục của người bệnh. Một thực đơn hợp lý có thể giúp chữa bệnh và phục hồi và tránh các biến chứng khó chịu. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin cho bạn về những thực phẩm nên ăn và nên kiêng để quá trình chữa lành vết thương diễn ra thuận lợi và suôn sẻ.
Dưới đây là bảng tổng hợp nhanh chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân theo các giai đoạn sau phẫu thuật:
Thời gian sau mổ | Chế độ dinh dưỡng |
Giai đoạn đầu (1-2 ngày sau mổ) | Bù nước, bù điện giải để đảm bảo lượng calo nuôi dưỡng cơ thể. |
Giai đoạn giữa (3-5 ngày sau mổ) |
|
Giai đoạn hồi phục | Sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm để nạp đủ các dưỡng chất cần thiết. |
1. Ăn: chất lỏng trong suốt
Sau phẫu thuật, cơ thể của bệnh nhân thường sẽ mệt mỏi, trướng hơi dẫn đến liệt ruột. Vì thế, trước khi có thể ăn uống bình thường bạn cần đảm bảo hệ tiêu hóa của bạn đang hoạt động tốt. Chế độ dinh dưỡng từ ăn lỏng sang ăn rắn nên được thực hiện tuần tự theo thời gian. Trong thời 1-2 ngày sau phẫu thuật, các thức ăn dạng lỏng sẽ cung cấp cho người bệnh nguồn dinh dưỡng tốt nhất mà không lo ảnh hưởng đến đường ruột. Như vậy, trả lời việc sau phẫu thuật ăn gì thì cụ thể:
- Trong vòng 24 – 48h sau phẫu thuật: Bạn nên uống nước lọc ở nhiệt độ phòng. Liều lượng là 8 lần/ ngày, mỗi lần tối đa nửa cốc nước. Mỗi ngày người bệnh nên cung cấp đủ ít nhất 1,5 lít nước cho cơ thể.
- Trong 3 – 7 ngày sau: Bạn có thể sử dụng các thức ăn lỏng như sữa cho người sau phẫu thuật, sữa chua không đường, sữa đậu nành. Bệnh nhân có thể bổ sung 2 hộp sữa chua và dùng khoảng 2 ly (500ml) sữa mỗi ngày.
Bạn lưu ý:
- Không nên uống nước quá nhanh, uống chậm từ từ cho đến khi uống nước không có cảm giác buồn nôn.
- Là một nguồn protein tốt cho thể, tuy nhiên sữa và các sản phẩm từ sữa lại có nguy cơ gây táo bón cho người bệnh, do đó hãy sử dụng ở liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng. Những loại sữa năng lượng cao (1 ml = 1 Kcal) và chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa là sản phẩm bạn nên ưu tiên lựa chọn.
2. Tránh: Đồ uống có cồn
Khi đặt câu hỏi người sau phẫu thuật nên ăn uống gì thì đồ uống có cồn như rượu bia có thể coi là “khắc tinh” của những bệnh nhân sau phẫu thuật. Cụ thể:
- Rượu không thể kết hợp với thuốc giảm đau: vì nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và làm chậm nhịp thở đến mức nguy hiểm.
- Rượu có thể gây mất nước: bởi hoạt động của loại đồ uống này trong cơ thể tương tự như một loại thuốc lợi tiểu. Trong khi đó, thời điểm sau phẫu thuật, cơ thể cần được cung cấp đủ nước để chữa lành.
- Rượu bia có khả năng hạn chế sự tái tạo da của vết thương sau mổ.
3. Ăn: thực phẩm giàu chất xơ ngăn ngừa táo bón
Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường gặp triệu chứng táo bón. Ngay cả những phẫu thuật không liên quan đến ổ bụng cũng có thể gây táo bón vì thuốc gây mê, thuốc giảm đau và tình trạng thiếu vận động sau khi phẫu thuật. Cho dù không bị táo bón, thì bệnh nhân ăn sau phẫu thuật cũng nên nạp đủ chất xơ để ngăn ngừa trường hợp này.
Liều lượng: Theo viện y học, mỗi ngày người trưởng thành cần cung cấp cho cơ thể khoảng 15g chất xơ.
Các thực phẩm giàu chất xơ:
Tên thực phẩm | Hàm lượng chất xơ | Liều lượng |
Bánh mì nguyên hạt | 3g chất xơ cho mỗi lát bánh mì | Nên ăn tối đa 12-16 lát/ngày |
Ngũ cốc nguyên hạt (Ngô, yến mạch, gạo lứt,…) |
|
|
Lưu ý khi bổ sung chất xơ: Khi hoạt động trong cơ thể, chất xơ sẽ hút khá nhiều nước trong ruột, do đó hãy đảm bảo bạn uống đủ nước.
4. Tránh: thịt đỏ, phô mai gây táo bón
Như đã đề cập ở trên, người bệnh sau phẫu thuật rất dễ bị táo bón, do đó bên cạnh việc bổ sung chất xơ, bạn nên tránh những thực phẩm có thể gây táo bón như thịt đỏ và phô mai.
- Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu): Loại thực phẩm này chứa nhiều protein nhưng lại chứa ít chất xơ, gây khó tiêu. Đồng thời, chúng cũng chứa lượng chất béo cao hơn và cơ thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa.
- Phô mai: Phomai không chứa chất xơ, nên bệnh nhân có thể sẽ bị táo bón khi tiêu thụ quá nhiều.
5. Ăn: Thực phẩm chứa protein nạc giảm nhiễm trùng
Khi tìm hiểu người sau phẫu thuật nên ăn gì thì không thể bỏ qua là những thực phẩm chứa protein. Thực phẩm chứa protein giúp sửa chữa các mô tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng, nhờ đó tốc độ hồi phục của cơ thể bệnh nhân được cải thiện đáng kể và chữa lành vết thương sau phẫu thuật.
Liều lượng: Với những thực phẩm giàu protein, bạn nên dùng 120-150g/ngày và mức calo tương ứng từ 2500 – 3000 Kcal/ngày. Các bữa ăn trong ngày nên được chia nhỏ thành 5-6 bữa để bệnh nhân hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Thực phẩm chứa protein nạc:
Tên thực phẩm | Hàm lượng protein (trong 100g thực phẩm) | Liều lượng |
Thịt lợn | 27g | Nên ăn 2 lần/tuần, mỗi lần khẩu phần khoảng 100-150g |
Quả hạch | 17,8g | Khoảng 10 hạt/ngày |
Đậu hũ | 8g | Mỗi tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần khoảng 100g |
Cây họ đậu (đậu lăng) | 17,9g | Có thể ăn khoảng 60g mỗi ngày |
6. Ăn: Sữa chua phục hồi sức khỏe đường ruột
Sau khi phẫu thuật, hầu hết bệnh nhân đều phải sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, kháng sinh cũng làm xáo trộn sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột. Lúc này, sữa chua chứa vi khuẩn lành mạnh có thể hỗ trợ phục hồi sức khỏe đường ruột cho người bệnh. Sữa chua là thực phẩm dễ dung nạp, không có khả năng gây buồn nôn hoặc nôn sau khi phẫu thuật. Trong sữa chua cũng có kẽm và protein – hai chất dinh dưỡng thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo các tế bào giúp vết thương nhanh lành. Sữa chua chính xác là đáp án tốt cho việc ăn gì sau phẫu thuật.
Liều lượng: tối đa 2 hộp sữa chua/ngày.
Lưu ý khi sử dụng: Bạn nên sử dụng sữa chua sau khi ăn 1-2 tiếng, tránh ăn sữa chua khi đang đói vì lúc này các thành phần có lợi sẽ bị tiêu hủy bởi tính axit có trong dạ dày.
7. Tránh: Hải sản và đồ nếp có thể gây dị ứng
Theo kinh nghiệm dân gian, khi chọn lựa các món ăn bồi bổ sau phẫu thuật người bệnh sau phẫu thuật nên kiêng các món ăn làm từ gạo nếp và hải sản
- Gạo nếp có tính nóng, làm cho vết thương có nguy cơ sưng hơn bình thường và mưng mủ, gây cản trở quá trình phục hồi của cơ thể.
- Hải sản như tôm, cá biển,… cũng có thể gây dị ứng, ngứa ngáy và khó chịu ở vết mổ. Người sau phẫu thuật tốt nhất cũng nên tránh các thực phẩm này.
8. Ăn: Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh (dầu oliu, dầu dừa, bơ) giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Hơn nữa, chất béo lành mạnh cho phép bạn hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng bạn nhận được từ tất cả các nhóm thực phẩm khác, đặc biệt là từ trái cây và rau quả.
Các thực phẩm có chứa nhiều chất béo lành mạnh:
- Dầu oliu: Trong dầu oliu chứa khoảng 73% chất béo không bão hòa, bạn có thể sử dụng để nấu ăn hoặc làm các món salad.
- Dầu dừa: Khoảng 90% axit béo trong chúng đã bão hòa – là nguồn cung cấp chất béo tốt cho cơ thể.
- Quả bơ: Bơ chứa khoảng 77% chất béo không bão hòa.
9. Tránh: Thực phẩm chế biến nhiều
Thực phẩm đã qua chế biến nhiều là điều các bệnh nhân cần kiêng ăn sau phẫu thuật. Chúng chứa rất ít vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để chữa lành vết mổ. Không những thế, thực phẩm chế biến nhiều thường chứa ít chất xơ, có thể gây táo bón cho người bệnh. Đồng thời, các loại đồ ăn này thường chứa nhiều đường kính, đường hóa học – những chất dễ tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập vết mổ, do đó chúng có thể thúc đẩy quá trình viêm nhiễm nơi vết thương.
Các loại thực phẩm chế biến nhiều:
- Đồ có đường: Bánh quy, bánh ngọt, kẹo, kem,…
- Thức ăn nhanh: khoai tây chiên, xúc xích, hamburger,…
10. Ăn: Thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Sau phẫu thuật nên ăn gì? – Các vitamin và khoáng chất là dưỡng chất không thể thiếu trong thực đơn của người bệnh sau phẫu thuật, giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức đề kháng. Những vitamin và khoáng chất bệnh nhân nên bổ sung bao gồm:
Vitamin và khoáng chất | Tác dụng | Tên thực phẩm |
Vitamin A | Tăng sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm khuẩn | Cà rốt, ớt chuông đỏ, khoai lang, đu đủ,… |
Vitamin C | – Tăng tốc độ chữa lành của cơ thể
– Giảm nguy cơ nhiễm trùng |
Bông cải xanh, khoai tây, kiwi, dâu tây, trái cây có múi |
Canxi | Hỗ trợ vết thương sau mổ chóng lành | Sữa, cá mòi, đậu phụ, ngũ cốc, hạnh nhân,… |
Sắt | Giúp vết thương mổ nhanh chóng được cải thiện và phục hồi | Rau bina, đậu lăng, hạt bí ngô, bông cải xanh,… |
Kẽm | Đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết thương cho bệnh nhân | Sữa, hàu, đậu lăng, hạt điều,… |
Lưu ý: Việc nạp nhiều rau và hoa quả có thể gây đầy hơi, từ đó bệnh nhân phải trung tiện nhiều. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy có áp lực dạ dày hoặc đau quặn bụng do lượng hơi nhiều, cần giảm lượng trái cây và rau củ nạp vào đồng thời sử dụng thuốc giảm khí.
11. Tránh thực phẩm để lại sẹo lồi, làm đổi màu da vết thương
Hiện nay, chưa có thông tin chính thức nào cho thấy các thực phẩm có thể để lại sẹo lồi. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian bạn nên tránh các thực phẩm sau:
- Rau muống: Loại thực phẩm này có thể gây ra sẹo lồi do khả năng làm đầy vết thương sau mổ và kích thích lên da non nhanh hơn.
- Trứng: ăn trứng khiến vết mổ khi lành sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh, gây loang lổ, mất thẩm mỹ.
- Thịt gà: vết thương có thể bị ngứa, lâu lành, tạo sẹo lồi
- Thịt bò: Vết mổ sẽ trở nên đậm màu hơn, có khả năng hình thành sẹo lồi, sẹo thâm nếu bạn ăn nhiều thịt bò sau khi trải qua phẫu thuật.
12. Ăn: Thực phẩm chứa nhiều Calo
Người bệnh sau phẫu thuật thường cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, thiếu cảm giác thèm ăn. Do đó, những thực phẩm giàu calo là giải pháp trong trường hợp này, bởi người bệnh vẫn có thể cung cấp đủ calo cần thiết cho cơ thể mặc dù ăn ít.
Thực phẩm chứa nhiều Calo:
- Sữa nguyên chất: Thay vì những loại sữa/kem đã tách chất béo, bạn hãy ưu tiên những sử dụng các sản phẩm sữa/kem chuyên chất vì chúng chứa lượng calo cao hơn rất nhiều. Ví dụ một ly sữa nguyên chất chứa khoảng 150 Kcal, trong khi đó con số này với một ly sữa tách béo chỉ có 90Kcal mà thôi.
- Nước trái cây, nước cam nên được bổ sung vào thực đơn và bệnh nhân cần uống bất cứ khi nào có thể.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra khoảng 6-7 bữa để người bệnh không bị chán ăn, đồng thời cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và năng lượng tốt hơn.
- Trước khi đi ngủ, hãy thêm 1 bữa ăn nhẹ.
Ngoài các loại thực phẩm nên ăn, bệnh nhân sau khi phẫu thuật có thể lựa chọn dùng sữa Nutricare Gold để bồi bổ cơ thể. Sản phẩm với 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tế bào miễn dịch giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi, đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe nhanh chóng. Bên cạnh đó, sữa Nutricare Gold giàu chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cùng hàm lượng Canxi, Glucosamin và HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe và Lactium đã được chứng minh lâm sàng giúp ngủ ngon hơn.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “sau phẫu thuật nên ăn gì”. Trong suốt thời gian hồi phục, người bệnh nên chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, chất béo lành mạnh, protein nạc, giàu vitamin và khoáng chất để bồi bổ và hồi phục cơ thể. Bên cạnh đó nên tránh những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến vết mổ như rượu, đồ nếp, rau muống,… Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật, hãy liên hệ tới hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare được tư vấn chi tiết.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *