Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không? Những lưu ý quan trọng

4.5/5 - (4 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Tầm soát tiểu đường thai kỳ rất cần thiết để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Thông thường mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc tiểu đường vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Vậy khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không? Mẹ bầu cần lưu ý điều gì? Cùng tìm hiểu một số thông tin hữu ích cho mẹ bầu khi đi xét nghiệm tiểu đường trong bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không?

Hiện nay có 4 xét nghiệm chính được dùng để sàng lọc và chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ. Tùy theo từng xét nghiệm mà người bệnh có thể được yêu cầu phải nhịn ăn để đảm bảo kết quả đo chính xác nhất.

Tên xét nghiệm Đối tượng Thời điểm xét nghiệm Yêu cầu
Xét nghiệm đường huyết lúc đói Thai phụ không có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường Trong lần khám thai đầu Nhịn ăn 8 – 10 tiếng
Xét nghiệm dung nạp Glucose Thai phụ có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường Xét nghiệm được chỉ định để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ Nhịn ăn 8 – 10 tiếng
Xét nghiệm Glucose ngẫu nhiên Sàng lọc tiểu đường thai kỳ Tuần từ 24 đến 28 của thai kỳ Không yêu cầu nhịn ăn
Xét nghiệm HbA1c Sàng lọc tiểu đường thai kỳ Tuần từ 24 đến 28 của thai kỳ Không yêu cầu nhịn ăn

Cụ thể:

1.1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói này, mẹ bầu cần nhịn ăn trước xét nghiệm 8 – 10 tiếng. Tốt nhất nên xét nghiệm vào buổi sáng, mẹ bầu không ăn sáng trước khi xét nghiệm.

Đa phần thức ăn sẽ được chuyển hóa, hấp thu ở dạng Glucose. Khoảng thời gian ít nhất là 8 tiếng để cơ thể chuyển hóa hoàn toàn lượng thức ăn. Nếu mẹ bầu ăn trước khi xét nghiệm, khi đó đường huyết vẫn còn có ảnh hưởng từ việc tiêu hóa thức ăn, khiến kết quả xét nghiệm không chính xác.

Mẹ bầu cần nhịn ăn
Mẹ bầu cần nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm đường huyết lúc đói

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường biến chứng qua gan – DẤU HIỆU khó nhận biết cần chú ý

1.2. Xét nghiệm dung nạp Glucose

Xét nghiệm dung nạp Glucose cũng yêu cầu mẹ bầu cần nhịn ăn 8 – 10 tiếng.

Để thực hiện xét nghiệm này, người bệnh sẽ được xét nghiệm đường huyết lúc đói rồi uống 75g Glucose trong 5 phút. Sau đó, người bệnh sẽ được đo đường huyết lại sau 2 tiếng nghỉ ngơi (Thời điểm chờ xét nghiệm lại bệnh nhân cũng không được ăn).

Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá khả năng dung nạp và điều hòa lượng Glucose được hấp thu vào máu. Vì vậy người bệnh cần nhịn đói để kết quả quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thành phần làm ảnh hưởng đến đường huyết nào khác.

Có thể bạn quan tâm:

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường – Ghi nhớ để phòng tránh

1.3. Xét nghiệm Glucose ngẫu nhiên g

Mẹ bầu không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm Glucose ngẫu nhiên.

Máu sẽ được lấy từ cánh tay của thai phụ để đo đường huyết ngẫu nhiên. Tùy theo nồng độ Glucose đo được nếu ≥11.1 mmol/L cùng với các triệu chứng điểm hình của tiểu đường thì có thể kết luận đái tháo đường thai kỳ. Còn nếu kết quả đường huyết ngẫu nhiên mà <7.8mmol/L thì thai phụ sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm dung nạp Glucose để có chẩn đoán cuối cùng về tiểu đường thai kỳ.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá để xét nghiệm có kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm Glucose
Xét nghiệm Glucose ngẫu nhiên có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào

Có thể bạn quan tâm:

Biến chứng bàn chân tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa và xử trí

1.4. Xét nghiệm HbA1c

Đối với xét nghiệm HbA1c, mẹ bầu không cần phải nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.

Bởi vì kết quả của xét nghiệm HbA1c phản ánh tình trạng Glucose trong máu người bệnh trong khoảng thời gian 3 tháng qua. Xét nghiệm này không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến thức ăn, thức uống. Vì vậy, xét nghiệm HbA1c có thể được chỉ định thực hiện vào bất cứ thời gian nào trong ngày, thậm chí là ngay sau bữa ăn.

Có thể bạn quan tâm:

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Giải đáp từ chuyên gia

2. Quy trình xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm thường quy trong thời kỳ mang thai để kiểm tra, đánh giá nồng độ đường trong máu phụ nữ mang thai.

1 – Xét nghiệm 2 bước:

Đối tượng: Thai phụ chưa được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ trước đó.

Quy trình:

  • Bước 1: Mẹ bầu uống Glucose 50g rồi tiến hành đo đường huyết sau 1 giờ (trước đó mẹ bầu không cần nhịn đói). Nếu kết quả Glucose huyết tương đo được >7.8mmol/L (140 mg/dL) thì mẹ bầu cần thực hiện thêm bước 2 để có kết quả chẩn đoán chính xác.
  • Bước 2: Mẹ bầu cần quay lại để thực hiện xét nghiệm dung nạp Glucose (trước đó mẹ bầu cần nhịn ăn 8 – 10 tiếng). Mẹ bầu sẽ được xét nghiệm đường huyết lúc đói rồi uống Glucose 100g. Cứ sau mỗi 1, 2, 3 giờ bác sĩ làm xét nghiệm kiểm tra đường huyết và xác định cách mà cơ thể chuyển hóa đường để đưa ra chẩn đoán xác định.

Kết quả

Sau bước 1 nếu lượng đường huyết đo được ≤ 7.8mmol/L (140 mg/dL),ì có nghĩa là mẹ bầu không mắc tiểu đường thai kỳ.

Sau bước 2, xét nghiệm đường huyết được xem là bất thường khi chỉ số xét nghiệm đo được sau các thời điểm lần lượt là:

  • Đường huyết lúc đói: ≥ 5.3mmol/L (95mg/dL)
  • Đường huyết đo được sau 1 giờ: ≥ 10.0mmol/L (180mg/dL)
  • Đường huyết đo được sau 2 giờ: ≥ 8.6mmol/L (155mg/dL)
  • Đường huyết đo được sau 3 giờ: ≥ 7.8mmol/L (140mg/dL)

Nếu các xét nghiệm của mẹ bầu sau bước 2 thấp hơn các chỉ số trên có nghĩa là không mắc tiểu đường thai kỳ.

Thực hiện xét nghiệm sàng lọc
Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với phụ nữ có thai có nguy cơ mắc tiểu đường là rất cần thiết

2 – Xét nghiệm 1 bước:

Đối tượng: Thai phụ chưa được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ trước đó.

Quy trình

Mẹ bầu sẽ được làm xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống (trước đó cần nhịn ăn 8 – 10 tiếng). Mẹ bầu sẽ được yêu cầu uống Glucose 75g. Các thời điểm lấy máu xét nghiệm là trước khi uống Glucose, sau khi uống Glucose 1 tiếng và 2 tiếng.

Kết quả

Kết quả xét nghiệm được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ khi 1 trong 3 chỉ số dưới đây bất thường:

  • Đường huyết khi đói:  ≥ 5.1 mmol/L (92 mg/dL)
  • Đường huyết đo sau 1 giờ: ≥ 10.0 mmol/L (180 mg/dL)
  • Đường huyết đo sau 2 giờ: ≥ 8.5 mmol/L (153 mg/dL)

Nếu cả 3 chỉ số đều nhỏ hơn các giá trị trên thì mẹ bầu không mắc tiểu đường thai kỳ.

3. Lưu ý khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Kết quả xét nghiệm tiểu đường có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy mẹ bầu cần chú ý một số lời khuyên sau để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất:

  • Chế độ sinh hoạt: Những ngày trước xét nghiệm mẹ bầu nên thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống bình thường, không cần kiêng ăn, nhịn ăn,…
  • Nghỉ ngơi 30 phút trước khi làm xét nghiệm: Điều này sẽ giúp thả lỏng và ổn định trạng thái cơ thể.
  • Không ăn trong quá trình kiểm tra: Trong thời gian chờ xét nghiệm sau khi uống dung dịch đường, mẹ bầu không nên ăn bất kỳ thứ gì để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo khả năng hấp thu đường của nghiệm pháp.
  • Mang theo đồ ăn: Bởi các xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn trong thời gian khá dài, mẹ bầu có thể mang theo đồ ăn để ăn sau khi kết thúc quá trình xét nghiệm.
Thực hiện đúng hướng dẫn
Thực hiện đúng hướng dẫn để đảm bảo kết quả xét nghiệm đáng tin cậy nhất

Xem thêm: 11+ Dấu hiệu biến chứng tiểu đường cần được phát hiện sớm

4. Giải đáp một số câu hỏi về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Một số thông tin giải đáp thêm cho mẹ bầu trước khi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:

Câu 1: Tại sao cần nhịn ăn trước xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Các chất dinh dưỡng trong thức ăn và đồ uống được hấp thu vào máu và có thể làm thay đổi nồng độ đường huyết của mẹ bầu. Ví dụ, nếu mẹ bầu ăn hoặc uống trước khi thử đường huyết lúc đói, lượng đường trong máu có thể sẽ cao hơn so với khi mẹ bầu không ăn gì. Điều này sẽ làm sai lệch kết quả chẩn đoán tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu.

Câu 2: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có được uống nước không?

Mẹ bầu có thể uống vài ngụm nước nhỏ trước khi làm xét nghiệm. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều bởi điều này có thể làm giảm nồng độ đường trong máu, và gây ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm.

Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi “Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không?” Mẹ bầu hãy thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả sàng lọc phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ chính xác nhất.

Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.

sữa Glucare Gold

 

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4.5/5 - (4 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4.5/5 - (4 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment