Tiểu đường có ăn được thịt trâu không? Lượng ăn phù hợp
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống, kiêng khem khoa học, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Vậy tiểu đường có ăn được thịt trâu không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường có ăn được thịt trâu nhưng cần cân đối lượng phù hợp và chế biến đúng cách. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này để xây dựng chế độ ăn lành mạnh giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả.
1. Bệnh tiểu đường có ăn được thịt trâu không?
Người bệnh tiểu đường có ăn được thịt trâu nhưng cần cân đối lượng phù hợp. Bởi trong hàm lượng dinh dưỡng của thịt trâu không chứa đường [1]. Chính vì vậy, thịt trâu không ảnh hưởng quá lớn tới đường huyết sau khi ăn.
Bên cạnh đó, thịt trâu còn chứa nhiều dưỡng chất giúp người bệnh tiểu đường tăng cường sức khỏe. Sau đây là bảng dinh dưỡng của thịt trâu: [1]
Thành phần dinh dưỡng của 100g thịt trâu | |
Kalo | 97kcal |
Chất đạm | 20.4g |
Chất béo không bão hòa đơn | 1.4g |
Chất béo bão hòa đơn | 0.9g |
Đường | 0 |
Chất xơ | 0 |
Sắt | 1.61mg |
Magie | 32mg |
Kali | 297mg |
Với những dưỡng chất tốt trên, thịt trâu còn giúp người bệnh tiểu đường ngăn ngừa một số biến chứng nguy hiểm của bệnh, kiểm soát cân nặng tốt. Cụ thể:
- Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Trong thịt trâu có chứa nhiều axit béo Omega 3 có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Đồng thời, Omega-3 có thể kiểm soát huyết áp, giảm chất béo trung tính trong máu của cơ thể. [2]
- Kiểm soát cân nặng tốt: Thịt trâu chứa nhiều chất đạm protein (100g chứa 20.4g đạm). Khi bạn ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế tình trạng thèm ăn để duy trì cân nặng phù hợp.
- Giúp cân bằng huyết áp: Thịt trâu chứa nhiều kali (trong 100g thịt trâu có 297mg kali). Đây là chất dinh dưỡng và chất điện giải giúp điều hòa huyết áp và duy trì các chức năng của tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh và cơ.
2. Bệnh tiểu đường ăn thịt trâu thế nào là phù hợp?
Thịt trâu có hương vị thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thịt trâu là một trong các loại thịt đỏ nên người bệnh tiểu đường cần cân đối lượng ăn phù hợp và chế biến đúng cách:
Lượng ăn: Với thực phẩm này mỗi tuần, người bệnh tiểu đường nên ăn khoảng 300 – 500g và mỗi lần ăn từ 100 – 150g, nên ưu tiên phần thịt nạc [3].
Cách chế biến:
- Hạn chế dầu mỡ: Trong dầu mỡ chứa nhiều chất béo, có thể khiến người bệnh tiểu đường tăng cân và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Chình vì vậy, khi chế biến thịt trâu bạn nên hạn chế dầu mỡ trong món ăn.
- Nên ăn kèm nhiều rau xanh: Thành phần chất xơ trong rau xanh sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường, để người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết sau bữa ăn.
3. Những lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi ăn thịt trâu
Người bệnh tiểu đường có thể ăn được thịt trâu, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tránh kết hợp thịt trâu với các thực phẩm sau:
- Củ kiệu: Khi kết hợp thịt trâu với củ kiệu có thể khiến bạn bị đau bụng.
- Gừng: Theo Đông y thịt trâu kết hợp với gừng có thể gây hại men răng của bạn.
- Lươn: Thịt trâu và lươn là hai thực phẩm kỵ nhau và khi ăn chung có thể gây ngộ độc.
- Thịt chó: Kết hợp thịt trâu và thịt chó dễ gây độc tố, khiến bạn mắc một số triệu chứng như: đầy bụng, đầy hơi,…
- Lá hẹ: Lá hẹ được sử dụng để tăng hương vị của món ăn, nhưng không nên kết hợp với thịt trâu vì có thể làm mất dinh dưỡng trong thịt. [4]
Thời điểm thích hợp để ăn thịt trâu
Thịt trâu là một loại thịt đỏ và giàu protein, khó tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn nên ăn vào các bữa sáng và trưa. Bạn cần hạn chế ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ vì có thể gây khó ngủ, đầy hơi, khó chịu.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội) chia sẻ trên Báo Sức khoẻ và Đời sống rằng “Các loại thịt đỏ đều có đặc điểm chung là khó tiêu hóa. Đó là lý do tại sao loại thực phẩm này được coi là thực phẩm không nên ăn trước khi ngủ hoặc vào ban đêm. Bạn sẽ thấy khó ngủ hơn nếu bạn ăn thịt đỏ ngay trước khi đi ngủ”.[5]
4. Những người bệnh tiểu đường nào không nên ăn thịt trâu
Người bệnh tiểu đường có thể ăn thịt trâu, tuy nhiên, người mắc các bệnh sau nên hạn chế thịt trâu để tốt hơn cho sức khỏe.
- Người tiểu đường thai kỳ: Thịt trâu là thực phẩm có tính nóng, người tiểu đường thai kỳ không nên ăn vì có thể gây nên tình trạng đầy bụng, ợ nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe bà bầu. Bên cạnh đó, thịt trâu cũng chứa hàm lượng lớn chất đạm, nếu bà bầu ăn thịt trâu quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh gút.
- Người bị sỏi thận: Thịt trâu rất giàu protein (trong 100g thịt trâu chứa 20.4g đạm). Khi người bị sỏi thận hấp thu nhiều chất đạm khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng nguy cơ hình thành các loại sỏi, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Người bị viêm khớp: Khi bạn ăn nhiều thịt trâu, cơ thể sẽ sản xuất ra rất nhiều axit và các axit cần khoáng chất canxi để trung hòa. Với những người bị viêm khớp, lượng canxi bị hao hụt nhiều hơn lượng canxi bổ sung, cơ thể sẽ tự rút canxi từ hệ xương để làm nhiệm vụ. Điều này khiến người bệnh viêm khớp có nguy cơ bị loãng xương sớm. [6]
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường có ăn được thịt trâu không. Bạn vẫn có thưởng thức món thịt trâu yêu thích nhưng cần cân đối lượng ăn phù hợp để tốt cho sức khỏe và kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Hãy thường xuyên truy cập fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để có thêm nhiều thông tin hữu ích và liên hệ tới hotline 18006011 để được giải đáp mọi thắc mắc tận tình, chi tiết.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *