Người tiểu đường có được ăn cá trắm không? Liều lượng phù hợp

Rate this post

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Cá trắm là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có hương vị thơm ngon. Vậy người bị tiểu đường có được ăn cá trắm không? Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn cá trắm với lượng phù hợp mà không lo ảnh hưởng tới đường huyết. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này và xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh tốt cho sức khỏe.

1. Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được cá trắm không?

Trước tiên cần khẳng định, người tiểu đường CÓ ăn được cá trắm và nếu sử dụng với lượng phù hợp (khoảng 100g mỗi ngày) đây sẽ là thực phẩm giàu dưỡng chất, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.  Sau đây là những lý do để người bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng cá trắm:

  • Lượng calo ít: Lượng calo khuyến nghị cho bệnh nhân tiểu đường là khoảng từ 2000 – 2500 kcal/ ngày. Trong khi đó 85g cá trắm chứa 108 kcal [1]. Chính vì lượng calo ít nên bạn có thể ăn cá trắm với lượng phù hợp mà không lo tăng cân, béo phì.
  • Lượng carb thấp: Theo khuyến cáo người bệnh tiểu đường có thể tiêu thụ tối đa lượng carb cho phép là 130g [2]. Đặc biệt, việc hạn chế lượng carb xuống còn 20 – 50 gram mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể lượng đường cao trong máu [3]. Trong khi đó, cá trắm có 0g carb [1] nên người bị tiểu đường có thể ăn cá trắm.
  • Giúp duy trì cân nặng phù hợp: Trong 85g cá trắm ăn được có: 15g protein [1]. Lượng protein lớn giúp điều chỉnh các hormone thèm ăn để cơ thể “no lâu” và ăn ít hơn. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ duy trì được cân nặng phù hợp, hạn chế tăng cân mất kiểm soát.
  • Chứa nhiều Omega-3 giúp hạn chế biến chứng tim mạch: Lượng Omega-3 lớn sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch hiệu quả [5].

Với những lý do trên có thể khẳng định người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung cá trắm vào thực đơn hàng ngày để kiểm soát đường huyết, cân nặng và bồi bổ sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Người bệnh tiểu đường có thể ăn cá trắm với lượng phù hợp 
Người bệnh tiểu đường có thể ăn cá trắm với lượng phù hợp

2. Người bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu cá trắm?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, lượng cá trắm bạn nên sử dụng mỗi ngày chỉ khoảng 100g và 2 – 3 lần/tuần. Nếu sử dụng cá trắm với hàm lượng lớn sẽ mất cân bằng dinh dưỡng với nhóm thực phẩm khác.

Bạn chỉ nên ăn khoảng 100g cá trắm mỗi ngày và 2-3 lần/tuần để tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường 
Bạn chỉ nên ăn khoảng 100g cá trắm mỗi ngày và 2-3 lần/tuần để tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường

3. Giải đáp thắc mắc cho người bệnh tiểu đường khi ăn cá trắm

Sau đây là một số thắc mắc phổ biến của người bệnh tiểu đường khi ăn cá trắm và lời giải đáp để bạn sử dụng thực phẩm này đúng cách. Cụ thể:

Câu hỏi 1: Chế biến cá trắm theo những cách nào để tốt nhất cho người bệnh tiểu đường?

Trả lời: Bạn nên hạn chế chiên rán vì dầu mỡ sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu. Điều này có thể khiến người bệnh tiểu đường tăng nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, không tốt cho sức khỏe [6]. Bạn có thể chế biến cá trắm bằng các món hấp, nướng theo sở thích hoặc dùng nồi chiên không dầu.

Câu hỏi 2: Lưu ý khi chế biến cá trắm?

Trả lời: Một trong những lưu ý quan trọng nhất khi chế biến cá trắm chính là nên bỏ mật cá nhằm tránh ngộ độc. Qua phân tích, các nhà nghiên cứu thấy rằng trong mật cá trắm có nhóm steroid. Khi đưa vào cơ thể một lượng lớn steroid có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và gây ngộ độc [7]. Chính vì vậy, khi sơ chế cá trắm bạn nên bỏ phần mật cá.

Hãy chế biến cá trắm bằng các món hấp, nướng và hạn chế sử dụng dầu để chiên rán 
Hãy chế biến cá trắm bằng các món hấp, nướng và hạn chế sử dụng dầu để chiên rán

Ngoài món cá trắm, người bệnh có thể bổ sung thêm sữa chuyên biệt dành cho bệnh tiểu đường. Trong đó, sản phẩm sữa Glucare Gold của thương hiệu Nutricare được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Glucare Gold là dòng sữa dinh dưỡng giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết, tăng cường thể lực.

Sản phẩm chứa hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) có chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết sau khi uống. Ngoài ra, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe.

Cùng với những dưỡng chất quý như Omega-3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa; Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon. 

Glucare Gold - dòng sữa chuyên biệt giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết, bồi bổ sức khỏe 
Glucare Gold – dòng sữa chuyên biệt giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết, bồi bổ sức khỏe

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Tiểu đường có ăn được cá trắm không?” Đây là một trong những thực phẩm “lành mạnh” mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm sữa dành riêng cho người tiểu đường như Glucare Gold để tăng cường sức khỏe, kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Nếu còn có băn khoăn về dinh dưỡng cho người bị tiểu đường, bạn hãy liên hệ ngay với Nutricare qua hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để được giải đáp chi tiết.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment