Người tiểu đường có ăn được cá không? Giải đáp cùng chuyên gia

3.6/5 - (5 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn được cá bởi việc ăn cá không ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể [1]. Để được giải đáp chi tiết cho thắc mắc “tiểu đường có ăn được cá không”, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi những thông tin do các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare chia sẻ trong bài viết dưới đây!

1. Bệnh tiểu đường có ăn được cá không?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn cá mà không ảnh hưởng tới lượng đường huyết trong máu bởi cá không chứa hoặc rất ít Carbohydrate – chất làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, cá lại chứa nhiều chất đạm cùng các axit amin cân đối, giúp tăng cường hệ miễn dịch, các Axit béo tốt như Omega – 3, giúp hạn chế tình trạng kháng Insulin, giảm các biến chứng tim mạch, hạ huyết áp [1].

Người bệnh tiểu đường có thể ăn cá
Người bệnh tiểu đường có thể ăn cá do việc ăn cá không ảnh hưởng tới lượng đường huyết

Một số loại cá tốt cho bệnh nhân tiểu đường:

Thành phần dinh dưỡng Cá hồi [2][3] Cá rô phi [4][5] Cá tuyết [6][7] Cá ngừ [8][9] Cá mòi [10][3]
Protein 20.4g/100g 25g/100g 19.4g/100g 24.4g/100g 24.6g/100g
Axit béo Omega – 3 2260mg/100g 100mg/85g 221mg/100g 300mg/khẩu phần ăn 1480mg/100g
Vitamin B12 3.23µg/100g 1.77µg/100g 2.26µg/100g 2.08µg/100g 8.94µg/100g
Vitamin B6 0.636g/100g 0.21mg/100g 0.148mg/100g 0.933 mg/100g 0.167mg/100g
Vitamin D 441IU/100g 3.9µg/100g 0.7µg/100g 1.7µg/100g 4.8µg/100g
Carbohydrate 0g/100g 0.01g/100g 0g/100g 0g/100g 0g/100g
Cholesterol 55mg/100g 66mg/100g 61mg/100g 39mg/100g 142mg/100g

Dưới đây là những lợi ích của cá đối với người bệnh tiểu đường:

1.1. Cá giúp quản lý lượng đường trong cơ thể

Bệnh nhân tiểu đường loại loại 2 thường có lượng Vitamin B12 thấp. Trong khi, cá là thực phẩm giàu chứa nhiều Vitamin B12, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Một số loại cá chứa giàu Vitamin B12 như cá mòi, cá ngừ, cá hồi [11].

1.2. Cá có tác dụng ngăn ngừa kháng Insulin

Cá là nguồn cung cấp Selen – chất có khả khả năng loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ kháng Insulin cũng như bệnh tiểu đường [12]. Một số loại cá chứa nhiều Selen bao gồm cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá hồi, cá mòi.

Bên cạnh đó, Vitamin D cũng giúp cải thiện độ nhạy Insulin trong cơ thể, từ đó có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên ăn cá béo như cá hồi, cá trích để nâng cao hàm lượng Vitamin D trong cơ thể [12].

Cá hồi giúp ngăn ngừa kháng Insulin
Cá hồi giúp ngăn ngừa kháng Insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

1.3. Cá làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh tiểu đường

Axit béo Omega – 3 có nhiều trong cá có tác dụng điều chỉnh mức Cholesterol, nhờ vậy giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim do tiểu đường [1]. Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi là những loài cá giàu Axit béo Omega – 3.

Ngoài ra, Vitamin B6 cũng làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra [12]. Cá ngừ là một trong những nguồn giàu Vitamin B6 mà bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung.

Cá còn giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh tiểu đường
Cá còn giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng do bệnh tiểu đường

2. Trường hợp người bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn cá

Người bệnh tiểu đường trong những trường hợp dưới đây cần hạn chế ăn cá để đảm bảo sức khỏe [13]:

  • Bệnh nhân tiểu đường bị bệnh gout: Người đang mắc bệnh gout khi ăn cá sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn bởi cá chứa nhiều Purine, khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành Axit Uric – một loại Axit gây nên bệnh gout.
  • Bệnh nhân tiểu đường bị rối loạn tiêu hóa: Do cá chứa nhiều đạm vì thế sẽ khiến cho chứng rối loạn tiêu hóa không thuyên giảm, ngược lại còn trở nên trầm trọng hơn.
  • Người bị tiểu đường tổn thương gan, thận: Cá chứa Protein chất lượng cao và Protein được tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người có chức năng gan và thận bị tổn thương nghiêm trọng, việc tiêu thụ quá nhiều Protein có thể làm tăng gánh nặng lên gan và thận.
  • Người bị tiểu đường rối loạn chức năng máu: Người bị rối loạn chức năng máu gồm các vấn đề như giảm tiểu cầu, dễ chảy máu, thiếu Vitamin K,…trong khi cá lại chứa Axit Eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh [14].
Người tiểu đường mắc bệnh gout cần tránh tiêu thụ cá
Người tiểu đường mắc bệnh gout cần tránh tiêu thụ cá

3. Lưu ý cho người tiểu đường khi ăn cá

Để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những điều sau đây khi bổ sung cá trong chế độ ăn uống [15]:

  • Tránh ăn não cá, mật cá: Cá nuôi càng lâu thì hàm lượng kim loại nặng trong não càng cao, do đó nếu ăn não cá, bạn có thể bị ngộ độc. Đồng thời, mật cá cũng chứa rất nhiều độc tố như Tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh, gây mệt mỏi, suy hô hấp, trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp thậm chí tử vong.
  • Không ăn cá sống: Hầu hết các loài cá tự nhiên đều bị nhiễm ký sinh trùng. Khi ăn cá sống, các ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho gan và nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gan, thậm chí có thể dẫn đến ung thư gan.
  • Không ăn cá khi đói: Ăn cá khi đói khiến cơ thể dễ mắc bệnh gout do hàm lượng Protein cao trong cá khi được nạp vào cơ thể lúc đói sẽ làm tăng lượng Purine chuyển hóa thành dạng Axit Uric – loại Axit làm tổn thương ở mô, gây nên bệnh gout.
  • Không nên ăn cá khi đang uống thuốc ho: Người bị ho lâu ngày, sử dụng thuốc điều trị nên hạn chế ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh nguy cơ gây dị ứng. Trong cá biển chứa nhiều Histamine. Khi lượng Histamine được nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu,  gây ra hiện tượng dị ứng với Histamine..
  • Tránh ăn cá hoang dã: Cá hoang dã thường sống trong môi trường bị ô nhiễm, một số kim loại nặng hoặc chất độc hại có thể tích tụ trong thịt cá. Vì vậy, việc ăn phải những loại cá hoang dã khiến bạn rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
  • Tránh ăn cá chứa hàm lượng thủy ngân cao: Nếu tiêu thụ các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá cờ, cá mập, cá kình trong thời gian lâu dài sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc thủy ngân, làm tổn thương niêm mạc miệng, ăn mòn đường tiêu hóa, thận và mao mạch.
  • Không nên ăn cá ướp muối: Trong quá trình ướp muối cá sẽ tạo ra một lượng Nitrit – chất gây ung thư đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo. Việc ăn cá ướp muối thường xuyên và trong thời gian dài sẽ khiến huyết áp không ổn định, gây hại cho sức khỏe, thậm chí là ung thư.
  • Hạn chế ăn cá chiên: Sau khi chiên hoặc chiên nhiều lần, mỡ cá sẽ bị oxy hóa nhanh chóng, tạo thành Benzopyrene cùng các chất có hại khác. Nếu tiêu thụ quá nhiều món ăn chứa các chất này, có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim hoặc ung thư thực quản.
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ cá chiên
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ cá chiên

Bên cạnh việc ăn cá, người bị tiểu đường nên kết hợp thêm sữa dành riêng cho người tiểu đường để hỗ trợ điều trị, tăng cường sức khỏe. Glucare Gold là sản phẩm sữa dành riêng cho người tiểu đường với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Công thức Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm giúp cân bằng đường huyết, với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng
  • 56 dưỡng chất, Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm các biến chứng lên tim mạch và phòng ngừa đột quỵ với Omega 3,6,9 và hệ Antioxidant
  • Lactium đã được chứng minh lâm sàng cải thiện giấc ngủ ngon
Glucare Gold - Sản phẩm sữa dành riêng cho người tiểu đường
Glucare Gold – Sản phẩm sữa dành riêng cho người tiểu đường

Trên đây là giải đáp cụ thể cho thắc mắc “tiểu đường có ăn cá được không”. Tóm lại, bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn cá bởi hàm lượng dinh dưỡng trong cá không ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, bạn có thể truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc liên hệ đến số hotline 18006011 để được tư vấn nhanh chóng!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

3.6/5 - (5 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
3.6/5 - (5 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment