Tiểu đường ăn cháo được không? 9+ món cháo an toàn cho đường huyết
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Cháo được biết đến là món ăn rất tốt dùng để bồi bổ cho người bệnh. Nhưng người tiểu đường ăn cháo được không? Có lưu ý gì khi bổ sung cháo cho người tiểu đường không? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về vấn đề trên.
1. Tiểu đường ăn cháo được không?
CÓ thể bổ sung cháo trong chế độ ăn của người tiểu đường. Theo khuyến cáo người tiểu đường nên hạn chế ăn tinh bột để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, lượng tinh bột không nên cắt giảm hoàn toàn mà người bệnh vẫn có thể bổ sung khoảng 100g tinh bột/ngày.
Để hiểu bị tiểu đường có nên ăn cháo không thì bạn phải biết hàm lượng tinh bột trong một số nguyên liệu thường được dùng để nấu cháo, cụ thể:
Thực phẩm | Lượng tinh bột/100g |
Gạo nếp cái | 74.9g |
Gạo nếp máy (thường) | 74.9g |
Gạo tẻ giã | 75g |
Gạo tẻ máy | 75.9g |
Gạo lứt | 72.8g |
Kê | 69g |
Ngô | 39.6g |
Khoai lang | 28.5g |
Bột sắn | 79.6g |
Yến mạch | 66.3g |
Đậu xanh | 53.1g |
Đậu đỏ | 57g |
Có thể bạn quan tâm: Gạo lứt và bệnh tiểu đường: Có nên ăn không? Cách ăn đúng?
2. 9+ món cháo tốt cho người tiểu đường
Bạn có thể tham khảo 9+ món cháo bổ dưỡng, an toàn cho người tiểu đường ngay sau đây:
2.1. Cháo địa cốt bì
Nguyên liệu:
- Địa cốt bì: 30g
- Tang bạch bì: 15g
- Bột miến dong: 1 lạng
- Mạch đông: 15g
Lượng tinh bột: Khoảng 82g.
Cách chế biến:
- Địa cốt bì, tang bạch bì, mạch đông rửa sạch, đem xay và lọc lấy nước.
- Nấu bột miến dong với nước đã lọc trên thành cháo.
Đối tượng: Có thể bổ sung cháo địa cốt bì cho người tiểu đường suy nhược, kiệt sức, háo nước.
2.2. Cháo bột sắn
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 50g
- Bột sắn: 30g
Lượng tinh bột: 61.38g.
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo tẻ rồi nấu cháo gạo tẻ thành cháo đặc.
- Thêm bột sắn vào nồi cháo, khuấy đều, có thể thêm gia vị cho vừa miệng.
Đối tượng: Cháo bột sắn tốt cho người tiểu đường nóng trong, cảm nắng, mụn nhọt, nhiệt miệng.
2.3. Cháo rau cần tây
Nguyên liệu:
- Gạo nâu: 80g
- Cần tây: 60g
Lượng tinh bột: 58g.
Cách chế biến:
- Rửa sạch cần tây với nước sau đó thái nhỏ.
- Nấu cháo gạo nâu cho chín nhừ thì thêm cần tây, một chút muối vào. Sau khoảng 3 – 5 phút là hoàn thành.
Đối tượng: Người bệnh tiểu đường cần giảm cân hoặc cần hạ huyết áp.
2.4. Cháo khoai lang
Nguyên liệu:
- Gạo kê: 30g
- Khoai lang: 60g
Lượng tinh bột: Trong cháo có chứa khoảng 37.8g tinh bột.
Cách chế biến:
- Khoai lang đem gọt vỏ và rửa sạch. Luộc khoai tới chín đều rồi nghiền mịn.
- Bắc nồi nấu cháo kê, đến khi cháo gần chín nhừ thì thêm khoai, một chút muối vào. Sau 3 – 5 phút là hoàn thành.
Đối tượng: Cháo khoai lang đặc biệt phù hợp với người tiểu đường huyết áp thấp.
2.5. Cháo tiểu mạch
Nguyên liệu:
- Tiểu mạch: 50g
- Gạo tẻ: 60g
- Đại táo: 5 quả
Lượng tinh bột: khoảng 82.5g tinh bột, nên chia làm 2 bữa một ngày.
Cách chế biến:
- Ngâm gạo tẻ 4 – 5 tiếng. Đem gạo tẻ đã ngâm, tiểu mạch, đại táo rửa sạch.
- Cho các nguyên liệu vào trong nồi, nấu cháo đến khi chín nhừ là hoàn thành.
Đối tượng: Dùng trong một số trường hợp người tiểu đường mắc chứng vã mồ hôi, ra mồ hôi trộm, đánh trống ngực, hồi hộp, mất ngủ.
2.6. Cháo yến mạch
Nguyên liệu:
- Yến mạch: 50g
- Sữa không đường: 300ml
Lượng tinh bột: Khoảng 33.2g tinh bột trong cháo yến mạch sữa tươi.
Cách chế biến:
- Ngâm yến mạch trong sữa tươi 10 phút.
- Bắc bếp nấu cháo yến mạch, nấu lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi cháo chín.
Đối tượng: Cháo yến mạch rất giàu chất xơ, đặc biệt tốt cho người tiểu đường muốn giảm cân.
2.7. Cháo bí đỏ
Nguyên liệu:
- Gạo: 50g
- Bí đỏ: 200g
Lượng tinh bột: Một phần cháo bí đỏ chứa khoảng 49g tinh bột.
Cách chế biến:
- Ngâm gạo 4 – 5 tiếng rồi vo sạch. Bí đỏ gọt vỏ, cắt khúc.
- Cho gạo và bí đỏ vào nồi, thêm nước vừa đủ để nấu cháo. Đun lửa nhỏ đến khi chín nhừ.
Đối tượng: Cháo bí đỏ là một gợi ý tốt cho người tiểu đường cần kiểm soát mỡ máu, cải thiện cân nặng.
2.8. Cháo gạo lứt với cải bó xôi
Nguyên liệu:
- Gạo lứt: 80g
- Cải bó xôi: 250g
- Rau cần: 100g
Lượng tinh bột: Khoảng 60g tinh bột trong cháo gạo lứt.
Cách chế biến:
- Rau cần, cải bó xôi đem rửa sạch với nước, sau đó thái nhỏ. Gạo lứt vo sạch
- Cho gạo lứt vào nồi, thêm nước rồi đun đến khi gần chín nhừ thì thêm rau vào. Đun thêm 10 phút, thêm chút muối là hoàn thành.
Đối tượng: Phù hợp với người tiểu đường mắc táo bón, huyết áp cao, tiểu khó.
2.9. Cháo đậu xanh
Nguyên liệu: Khẩu phần cho 2 – 3 bữa ăn.
- Gạo trắng: 100g
- Đậu xanh: 50g
Lượng tinh bột: 33.8 – 50g tinh bột trong 1 phần cháo.
Cách chế biến:
- Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 45 – 60 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch.
- Nấu cháo gạo trắng và đậu xanh đến khi gạo chín mềm là xong.
Đối tượng: Cháo đậu xanh tốt cho người tiểu đường, giúp bổ sung dinh dưỡng, ngăn ngừa biến chứng bệnh.
Ngoài các món cháo trên đây, sữa Glucare Gold là một sản phẩm rất tốt để bổ sung dinh dưỡng cho người tiểu đường. Sữa có hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm có tác dụng ổn định đường huyết với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng. Bên cạnh đó, sữa cung cấp đến 56 dưỡng chất cùng Đạm thực vật & Đạm Whey từ Mỹ, tăng cường sức khỏe cho người tiểu đường.
Sữa còn cung cấp chất béo lành mạnh Omega-3,6,9 và hệ Antioxidants giúp người bệnh phòng ngừa các biến chứng tim mạch và đột quỵ. Hơn nữa, chất xơ FOS/Inulin trong sữa còn giúp người bệnh giảm táo bón và cải thiện tiêu hoá.
3. Bệnh tiểu đường nên ăn cháo thế nào cho đúng?
Để kiểm soát đường huyết tốt nhất, sau khi biết bị tiểu đường có nên ăn cháo không thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Liều lượng: Theo khuyến cáo, người tiểu đường không nên ăn quá 100g tinh bột mỗi ngày. Nên chia khẩu phần cháo ra 2 – 3 bữa ăn, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 1 chén cháo nhỏ.
Thời điểm ăn: bữa sáng là thời điểm bổ sung tốt nhất do cháo dễ tiêu hóa, hấp thu, mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho ngày mới. Tuy nhiên, người tiểu đường chỉ nên ăn một lượng nhỏ để tránh đường huyết thay đổi đột ngột.
Lưu ý khi nấu cháo
- Nấu cháo chín nhừ giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
-
- Bổ sung thêm dinh dưỡng vào cháo: tăng cường chất xơ, Vitamin và khoáng chất,… từ thực phẩm khác để cân bằng dưỡng chất và làm chậm chuyển hóa đường trong cơ thể.
- Ngâm gạo khoảng 30 phút trước khi nấu để gạo mềm, nấu sẽ nhanh nhừ hơn.
- Rang gạo trước khi nấu giúp cháo chín nhanh mà không bị nát. Bạn có thể rang gạo đến khi gạo chuyển màu trắng đục là có thể đem nấu cháo.
- Dùng lượng nước vừa đủ với tỷ lệ nước : gạo = 4 : 1.
- Nấu bằng nước sôi giúp cháo nở đều và không bị khét dưới đáy nồi.
- Có thể thêm một chút dầu ăn để thành phẩm được đẹp mắt và cháo dễ ăn hơn.
- Nấu riêng từng nguyên liệu và cho vào đun cùng khi cháo gần chín để hương vị các thực phẩm khác không bị lẫn lộn, món cháo sẽ thơm ngon hơn.
- Không khuấy cháo quá nhiều lần. Chỉ khuấy 2 – 3 lần trong quá trình nấu, khuấy nhẹ tay theo 1 chiều khoảng 2 – 3 phút để tránh dính đáy nồi, và hạt cháo không bị vữa, nát.
4. Ngoài cháo, người tiểu đường nên ăn gì tốt cho đường huyết?
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp là điều cần thiết trong chế độ ăn của người tiểu đường. Vì vậy, ngoài món cháo, người tiểu đường nên được bổ sung các dinh dưỡng như sau:
- Ăn nhạt giúp giảm yếu tố nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người tiểu đường. Chỉ nên bổ sung dưới 6g muối mỗi ngày.
- Chế biến hấp/luộc để giảm nạp lượng Cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch.
- Bổ sung đạm từ thịt nạc, ít mỡ cũng là một yếu tố để giảm Cholesterol xấu gia tăng trong cơ thể. Trung bình có thể bổ sung 50 – 80g Protein một ngày.
- Bổ sung mướp đắng giúp duy trì ổn định nồng độ đường huyết sau ăn. Bổ sung không quá 250g (khoảng 2 quả) một ngày.
- Ăn trứng mỗi tuần do trứng có nhiều chất dinh dưỡng như: Lutein, Choline, Omega-3, Kali,… mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường. Mỗi tuần có thể ăn từ 2 – 3 quả trứng.
- Ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp tăng cường sức khoẻ và hệ miễn dịch người tiểu đường. Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp tốt cho người tiểu đường: cam, táo, dâu tây, cam, dưa lưới,…
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Một ngày có thể bổ sung 80g bánh mì ngũ cốc nguyên hạt cho người tiểu đường.
- Sữa và sữa chua có chỉ số đường huyết thấp giúp cung cấp nhiều lợi khuẩn, dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa của người tiểu đường. Không nên ăn quá 3 hộp sữa chua mỗi ngày.
- Các loại đậu giúp cung cấp lượng chất xơ dồi dào mà không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết. Có thể bổ sung ½ chén đậu các loại mỗi ngày cho người tiểu đường.
- Không nên ăn nội tạng động vật, đồ ăn đóng hộp, bia rượu, chất kích thích,… do làm tăng nguy cơ làm tăng đường huyết mà mắc biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn không còn băn khoăn “Người bệnh tiểu đường ăn cháo được không?”. Ngoài những tư vấn trên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có được liều lượng và cách bổ sung phù hợp nhất cho người tiểu đường nhé!
Hãy gửi những băn khoăn thắc mắc của bạn đến số hotline 18006011 hoặc fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường của Nutricare để được tư vấn chi tiết nhất nhé.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *