Bệnh tiểu đường có ăn được sắn không? Ăn thế nào cho đúng?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare
Sắn là một món ăn thơm ngon chứa nhiều tinh bột và dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được sắn không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường có thể ăn được sắn, nhưng cần sử dụng với lượng phù hợp và chế biến đúng cách. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu vấn đề này với bài viết sau đây nhé!
1. Bệnh tiểu đường có ăn được sắn không?
Sắn (khoai mỳ) là một trong những thực phẩm chứa nhiều tinh bột nên nhiều người lo ngại khi sử dụng cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn sắn với lượng phù hợp.
Bởi vì, sắn là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp GI = 46 (thực phẩm có GI < 55 là thấp) [1]. Với các thực phẩm có chỉ số GI thấp, được đánh giá là an toàn với người bệnh tiểu đường và không ảnh hưởng quá lớn tới đường huyết sau khi ăn.
Bên cạnh đó, trong sắn có chất xơ (trong 100g sắn chứa 1g chất xơ) [2], giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, ổn định đường huyết không thay đổi đột ngột sau khi ăn. [1]. Chình vì vậy, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn sắn mà không lo ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị bệnh.
2. Bệnh tiểu đường ăn sắn bao nhiêu là đủ và cách ăn phù hợp
Sắn là thực phẩm có chỉ số GI thấp nên “thân thiện” với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng sắn với lượng vừa đủ và cách chế biến phù hợp.
1 – Lượng ăn: Sắn có chứa một lượng carb khá lớn (trong 100g sắn có 27g carb) [2]. Theo các chuyên gia, lượng carb phù hợp để người bệnh tiểu đường bổ sung hàng ngày giúp giảm đường huyết hiệu quả là từ 25 – 50g. Khi bạn ăn 100g sắn đã tương ứng với ½ lượng carb trong ngày, chính vì vậy lượng ăn phù hợp là khoảng 50g mỗi ngày. Bên cạnh đó, khi ăn sắn, người bệnh tiểu đường cần cắt bỏ lượng carb trong các thực phẩm khác.
2 – Cách chế biến: Trong sắn có chứa độc tố Xyanua, nếu ăn nhiều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến bệnh tiểu đường nghiêm trọng. Để giảm hàm lượng chất độc này, bạn cần thực hiện những việc sau:
- Ngâm, rửa kỹ trước khi chế biến: Bạn cần ngâm rửa thật kỹ nhiều lần dưới vòi nước sạch rồi ngâm với nước muối vài tiếng. Sau đó, bạn rửa lại bằng nước sạch trước khi chế biến.
- Luộc qua nhiều nước: Khi luộc sắn để loại bỏ độc tố Xyanua, bạn nên luộc củ sắn qua 2 – 3 nước và khi luộc nên mở vung để độc tố bay bớt đi. Khi đó, bạn sẽ sử dụng và ăn sắn an toàn hơn [1].
3 – Bạn không nên ăn sắn sống: Trong sắn sống có chứa các độc tố như Xyanua. Chính vì vậy, bạn không nên ăn sắn sống mà phải luộc, hấp hoặc nướng chín sắn để loại bỏ được những chất độc hại này.
4 – Nên chế biến theo cách luộc hấp và không nên cho gia vị, chất tạo ngọt: Trong sắn đã chứa một lượng carb lớn (trong 100g sắn có 27g carb) [2]. Chính vì vậy, bạn nên ưu tiên cách luộc sắn đơn giản và không nên thêm các gia vị như đường, nước cốt dừa hay sử dụng sắn để nấu chè. Bởi vì những chất phụ gia này có thể làm tăng chỉ số đường huyết của món ăn, không tốt với sức khỏe người bệnh tiểu đường.
3. Người bệnh tiểu đường nào không nên ăn sắn?
Một số trường hợp người bệnh tiểu đường không nên ăn sắn để đảm bảo an toàn và tốt hơn cho sức khỏe. Cụ thể:
- Người bị tiểu đường thai kỳ: Cơ thể và hệ tiêu hóa của bà bầu rất nhạy cảm. Ăn nhiều sắn có thể khiến mẹ bầu bị khó tiêu và tăng nguy cơ ngộ độc, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Người ăn ít protein, suy nhược cơ thể: Trong sắn có chứa chất cyanogenic glycoside, khi ăn vào cơ thể gặp men tiêu hóa thì glucoside đó sẽ bị thủy phân và giải phóng ra acid cyanhydric (HCN). Chính acid cyanhydric ức chế hoạt động của men hô hấp đặc biệt là enzym cytochrom oxydase, enzym đỏ Warburg làm cho các tổ chức không sử dụng được oxy làm bệnh nhân bị ngộ độc. Với những người ăn ít protein, suy nhược cơ thể có thể trạng yếu dễ bị ngộ độc sắn, gây tê liệt các cơ quan, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe [3].
Bên cạnh việc theo dõi, tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, luyện tập và dinh dưỡng khoa học, người bị tiểu đường nên kết hợp thêm sữa dành riêng cho người tiểu đường để hỗ trợ điều trị, tăng cường sức khỏe. Glucare Gold là sản phẩm sữa bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, có chỉ số đường huyết thấp. Qua đó, giúp người bệnh ổn định đường huyết, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp phù hợp cho người đái tháo đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc ăn sắn hay tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, hãy liên hệ tới hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để được giải đáp chi tiết.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *