[GIẢI ĐÁP] Bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì đen không?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Bánh mì trắng có thành phần tinh bột cao và không có chất xơ, không tốt cho người bệnh tiểu đường. Vậy bánh mì đen thì sao? Bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì đen không? Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết để tìm hiểu thêm về lợi ích và lưu ý khi sử dụng bánh mì đen cho người tiểu đường.
1. Bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì đen không?
Có thể khẳng định rằng người tiểu đường CÓ ăn được bánh mì đen. Bánh mì đen hay còn gọi là bánh mì lúa mạch đen, được làm từ 100% lúa mạch đen tự nhiên, cùng các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt kê, hạt đậu và các nguyên liệu khác tốt cho bệnh tiểu đường. Bánh mì đen có chứa hàm lượng chất xơ gấp 4 lần, ít hơn 20% calo so với bánh mì trắng thông thường và có vị ngọt tự nhiên nên ảnh hưởng rất thấp tới sự tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, bánh mì đen còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin B, canxi, folate… tốt cho người bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh ra rằng, việc tiêu thụ bánh mì đen làm tăng cảm giác no và không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường huyết so với các loại bánh mì khác, đặc biệt là bánh mì trắng.
Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể yên tâm để đưa bánh mì đen vào trong khẩu phần ăn hàng ngày mà không lo tăng đường huyết.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường ăn bún được không?
- Bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không?
- Bệnh tiểu đường có nên ăn miến không?
2. Cách dùng bánh mì đen cho người tiểu đường
Bánh mì đen tuy tốt nhưng trong khi sử dụng, người bệnh tiểu đường nên chú ý một số vấn đề sau để phát huy hiệu quả tốt nhất của bánh mì đen:
- Chỉ nên dùng trong bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ, chia nhỏ bữa phụ với bánh mì đen: Trong bánh mì đen có chứa các chất kháng dinh dưỡng như acid phytic, làm cản trở sự hấp thu sắt, kẽm trong cùng một bữa ăn.
- Đọc kỹ thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, không chọn những loại bánh mì đen có thêm đường và thêm calo. Chúng sẽ làm tăng lượng đường trong máu khiến người bệnh khó kiểm soát.
- Dùng kèm với các thực phẩm khác như rau củ, thịt bò, thịt gà, soup… Điều này sẽ giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn. Đồng thời, bổ sung thêm chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho người bệnh.
- Không dùng với thức ăn có hàm lượng dầu mỡ cao: Các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ dễ khiến người bệnh tăng cholesterol và triglycerid máu, mắc một số biến chứng của bệnh tiểu đường như tim mạch, huyết áp.
- Có thể đầy hơi: Bánh mì đen có chứa nhiều chất xơ và gluten. Do đó, có thể gây đầy hơi với những người nhạy cảm với những chất này.
- Không phù hợp với chế độ ăn không có gluten: Bánh mì đen có chứa gluten. Chính vì vậy, nó không phù hợp với những những người ăn kiêng không có gluten như người bị bệnh celiac.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm sữa Glucare Gold. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết.
Đồng thời, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì đen không sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các lợi ích của bánh mì đen với người bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn uống khoa học và thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp việc kiểm soát đường huyết và quá trình điều trị được hiệu quả.
Nếu bạn đọc cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage Glucare Gold hoặc website Glucare Gold để được tư vấn và giải đáp nhé! |
**Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *