Người sau phẫu thuật có ăn được lạc không?
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Lạc là nguồn cung cấp Protein và chất béo thực vật lành mạnh, giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý tim mạch và ung thư. Vậy sau phẫu thuật có ăn được lạc không? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nutricare để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.
1. Sau phẫu thuật có ăn được lạc không?
Chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật nhưng lạc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người sau phẫu thuật như gây chướng bụng, khó tiêu, làm sưng tấy và chậm lành vết mổ. Thậm chí lạc có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở những người bệnh có cơ địa dị ứng.
Vì vậy, người sau phẫu thuật không nên ăn lạc, đặc biệt là người phẫu thuật thẩm mỹ nhằm đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Để đảm bảo sức khoẻ, người sau phẫu thuật nên tránh ăn lạc và cả các sản phẩm chế biến từ lạc như kẹo lạc, bơ lạc, dầu ăn từ lạc, sữa lạc và các loại bánh kẹo có chứa lạc khác.

2. Ăn lạc sau phẫu thuật có thể gặp phải nguy cơ nào?
Sau phẫu thuật có ăn được lạc không thì trước hết phải dựa vào bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g lạc dưới đây
Chất dinh dưỡng | Hàm lượng (g) |
Chất xơ | 8,5 |
Protein | 25,8 |
Chất béo | 49,2 |
Carbohydrate | 16,1 |
Đường | 4,7 |
Như vậy, lạc là loại hạt bổ dưỡng do có thành phần dinh dưỡng rất đa dạng và phong phú. Lạc đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa sỏi mật và các bệnh ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, người sau phẫu thuật KHÔNG NÊN ăn lạc do có thể gặp phải các nguy cơ như:
2.1. Chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến vết mổ
Nhu cầu bổ sung Protein và chất béo của người bệnh sau phẫu thuật cao hơn bình thường, tuy nhiên sau phẫu thuật cơ thể người bệnh lại thường chuyển hóa kém, đặc biệt là những người phẫu thuật đường tiêu hoá, cắt túi mật.
Hàm lượng rất cao 2 dưỡng chất này từ lạc, đặc biệt là chất béo khiến cơ thể người bệnh khó hấp thu hết, gây chướng bụng, khó tiêu và táo bón. Trường hợp chướng bụng nặng có thể gây rách vết mổ, gây đau đớn cho người bệnh và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

2.2. Có thể gặp dị ứng nguy hiểm
Dị ứng lạc xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhận dạng Protein trong lạc như một yếu tố gây hại, giải phóng kháng thể và chất trung gian hoá học gây các triệu chứng dị ứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Sau phẫu thuật, người bệnh xuất hiện tình trạng stress cũng làm tăng giải phóng các chất này. Vì vậy, nếu ăn lạc có thể gây các triệu chứng nặng hơn như khó thở, ngất xỉu, tụt huyết áp nặng, thậm chí là sốc phản vệ ở những người có cơ địa dị ứng.
Chú ý: Mẹ sau sinh ăn lạc cũng có thể khiến em bé bị dị ứng do tăng nồng độ các chất trung gian hoá học trong sữa mẹ.

2.3. Khiến vết thương bị sưng, vết bầm quanh vết mổ lâu tan
Sau phẫu thuật có ăn được lạc không thì lạc chứa Resveratrol – một chất có khả năng làm chậm quá trình đông máu, gây chậm lành vết thương. Chất này là nguyên nhân chính khiến vết thương của người bệnh ăn lạc sưng tấy hơn và làm vết bầm quanh vết mổ lâu tan. Vì vậy, người sau phẫu thuật nên hạn chế ăn lạc.
Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng lạc có tính nóng và có thể khiến vết mổ mưng mủ hoặc gây sẹo lồi. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thế nào chứng minh điều này. Người phẫu thuật thẩm mỹ nên kiêng lạc hoàn toàn cho đến khi quá trình liền sẹo kết thúc để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

2.4. Có thể hạn chế hấp thu một số chất dinh dưỡng
Axit Phytic chứa nhiều trong lạc làm giảm khả năng hấp thu Sắt và Kẽm của cơ thể. Sắt và Kẽm là 2 khoáng chất vi lượng rất quan trọng trong tạo máu, tăng cường tái tạo mô và củng cố hệ miễn dịch. Vì vậy, ăn nhiều lạc sau phẫu thuật có thể gây thiếu máu, làm chậm quá trình lành vết thương của người bệnh, làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ viêm nhiễm sau mổ.

3. Ngoài lạc, người sau phẫu thuật nên kiêng thực phẩm nào?
Ngoài lạc, người sau phẫu thuật cũng cần phải chú ý hạn chế một số loại thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục như:
- Đồ uống có cồn, caffeine: Một số loại đồ uống như rượu bia, cà phê, nước trà có thể khiến vết thương lâu lành, cản trở hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và có thể xảy ra tương tác với thuốc điều trị, ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi của người bệnh sau phẫu thuật.
- Thực phẩm gây táo bón: Người bệnh sau phẫu thuật thường bị giảm nhu động ruột do thuốc giảm đau. Vì vậy, việc ăn các loại thực phẩm như thịt bò, thịt khô, phô mai, bánh kẹo,… dễ gây táo bón, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng cho quá trình phục hồi, thậm chí ảnh hưởng xấu đến vết mổ.
- Thực phẩm làm mưng mủ, gây sẹo lồi: Một số loại thực phẩm như rau muống, thịt bò, thịt gà, lòng trắng trứng,… người bệnh cũng nên kiêng do có thể khiến vết thương mưng mủ, lâu lành và làm xuất hiện sẹo lồi, sẹo thâm, sẹo trắng gây mất thẩm mỹ.
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn: Các loại thực phẩm chế biến sẵn như cá hộp, thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng,… dễ gây khó tiêu, táo bón cho người bệnh sau phẫu thuật và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về chủ đề “Sau phẫu thuật có ăn được lạc không?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh sau phẫu thuật.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về chủ đề dinh dưỡng sau phẫu thuật, hãy truy cập fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *