Sau phẫu thuật ăn rau gì? Top 8 loại rau không thể bỏ qua
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Rau là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sau phẫu thuật. Vậy sau phẫu thuật ăn rau gì để bệnh nhân có thể vượt qua thời gian hậu phẫu thuật một cách khỏe mạnh nhất. Tìm hiểu ngay cùng Nutricare!
Sau phẫu thuật nên ăn gì? 12+ Gợi ý
1. Top 8 loại rau nên ăn sau phẫu thuật
Trả lời câu hỏi sau phẫu thuật ăn rau gì thì phần lớn các loại rau đều đem lại lợi ích sức khỏe tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Tuy nhiên 8 loại rau với giá trị dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm:
1.1. Rau ngót
Lợi ích:
- Thành phần vitamin C và vitamin A trong rau ngót giúp tăng cường miễn dịch và chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
- Các thành phần như vitamin C, kẽm, đồng, canxi, sắt,… cũng tham gia vào quá trình thúc đẩy vết thương nhanh hồi phục.
- Theo quan điểm y học cổ truyền, rau ngót cũng có tính mát, dịu nên cũng hỗ trợ làm lành vết thương sau phẫu thuật hiệu quả và nhanh chóng.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngót tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật:
Thành phần | Hàm lượng |
Canxi | 169mg |
Sắt | 2,7mg |
Phospho | 65mg |
Kẽm | 0,94mg |
Đồng | 190µg |
Protein | 5,3g |
Vitamin C | 185mg |
Vitamin A | 6.650µg |
Chất xơ | 2.5g |
Carbohydrate | 3.4g |
Lượng khuyên dùng: Có thể sử dụng 50g rau ngót/ ngày
Món ăn phù hợp cho người sau phẫu thuật: Cháo thịt nạc rau ngót, canh rau ngót nấu mộc, canh rau ngót thịt băm, canh rau ngót tôm tươi…
Lưu ý khi sử dụng:
- Không nên ăn quá nhiều rau ngót cùng lúc vì có thể gây cản trở hấp thu canxi.
- Trong khi chế biến, nên để nguyên lá rau ngót mà không bóp nát để hạn chế làm mất chất dinh dưỡng trong rau.
1.2. Bông cải xanh
Lợi ích: Bông cải xanh được nhắc đến với câu hỏi sau phẫu thuật ăn rau gì do rất giàu dinh dưỡng bao gồm vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Đây đều là các chất dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe, tăng cường đề kháng cũng thúc đẩy vết thương nhanh hồi phục cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g bông cải xanh đem lại lợi ích cho bệnh nhân sau phẫu thuật:
Thành phần | Hàm lượng |
Canxi | 33mg |
Sắt | 0.73mg |
Kẽm | 0.64mg |
Đồng | 41μg |
Vitamin C | 88mg |
Vitamin B1 | 0.08mg |
Vitamin B2 | 0.10mg |
Vitamin B5 | 0.696mg |
Vitamin B6 | 0.222mg |
Vitamin K | 20.2μg |
Chất xơ | 2.4g |
Carbohydrate | 6g |
Lượng khuyên dùng: Có thể ăn 400g bông cải xanh mỗi ngày.
Món ăn phù hợp cho bệnh nhân sau phẫu thuật: Bông cải xanh luộc, canh đậu phụ nấu bông cải xanh, ức gà xào bông cải xanh…
Lưu ý khi sử dụng:
- Trong quá trình chế biến không nên luộc quá chín.
- Nếu bệnh nhân có các bệnh lý nền như dạ dày hoặc gout, tuyệt đối không được ăn súp lơ.
1.3. Rau mầm
Lợi ích:
- Lượng vitamin C trong rau mầm giúp tăng cường đề kháng, miễn dịch cho bệnh nhân.
- Các vitamin nhóm B giúp cơ thể bệnh nhân tăng cường hấp thu các nhóm chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt, kali,… Lượng omega-3 trong rau mầm còn tham gia vào quá trình giúp giảm viêm, rất tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau mầm:
Thành phần | Hàm lượng |
Vitamin B9 | 61µg |
Vitamin B3 | 0,745mg |
Vitamin B5 | 0,309mg |
Vitamin B6 | 0,219mg |
Vitamin B2 | 0,90mg |
Vitamin B1 | 0,139mg |
Vitamin A | 754IU |
Vitamin C | 85mg |
Vitamin K | 177µg |
Canxi | 42 mg |
Đồng | 0,70 mg |
Sắt | 1,40 mg |
Kẽm | 0,42 mg |
Chất xơ | 3,80 g |
Carbohydrate | 8,95 g |
Lượng khuyên dùng: Chỉ nên ăn 50g rau mầm mỗi ngày để tốt cho sức khỏe.
Món ăn phù hợp cho người sau phẫu thuật: Salad rau mầm, canh chua thịt rau mầm, súp cải mầm…
Lưu ý khi sử dụng:
- Nên sử dụng rau mầm ngay sau khi mua về, hoặc chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa 3-4 ngày.
- Không nên sử dụng rau mềm thay thế hoàn toàn các loại rau trưởng thành khác.
1.4. Bắp cải
Lợi ích:
- Chất anthocyanins có trong rau bắp cải không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư mà còn giúp ngăn chặn tình trạng viêm dẫn đến bệnh tim mạch.
- Hàm lượng chất xơ và nước trong rau bắp cải khá vì vậy giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ kiểm soát hệ thống miễn dịch và tình trạng viêm của bệnh nhân hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau bắp cải:
Thành phần | Hàm lượng |
Vitamin B3 | 0,234mg |
Vitamin A | 98IU |
Vitamin C | 32,6mg |
Vitamin K | 69mcg |
Canxi | 36mg |
Sắt | 0,42mg |
Kẽm | 0,16mg |
Đồng | 180μg |
Chất xơ | 2,5mg |
Carbohydrate | 5,16g |
Lượng khuyên dùng: Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể ăn 40g bắp cải/ngày.
Món ăn phù hợp cho người sau phẫu thuật: Bắp cải xào cà chua, bắp cải xào tôm, bắp cải luộc, bắp cải xào trứng…
Lưu ý khi sử dụng: Không nên ăn bắp cải sống vì dễ gây đầy hơi khó tiêu. Đặc biệt với bệnh nhân bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng.
1.5. Cải xoăn
Lợi ích:
- Thành phần chất xơ, kali trong cải xoăn cùng với hàm lượng nước cao giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón sau phẫu thuật hiệu quả.
- Thành phần canxi, photpho, vitamin K có trong cải xoăn cũng tham gia tăng cường sức khỏe hệ xương răng và giúp các vết thương mới phẫu thuật nhanh chóng hồi phục.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau cải xoăn:
Thành phần | Hàm lượng |
Vitamin C | 120mg |
Vitamin B6 | 0,3mg |
Vitamin A | 4810IU |
Vitamin E | 0.66mg |
Vitamin K | 390µg |
Canxi | 245mg |
Sắt | 1.6mg |
Kẽm | 0.39mg |
Đồng | 0.053mg |
Chất xơ | 0.99g |
Carbohydrate | 9g |
Lượng khuyên dùng: Liều lượng tối đa là 1kg/ ngày.
Món ăn phù hợp cho người sau phẫu thuật: Nước ép cải xoăn, cải xoăn hấp, cải xoăn xào, salad cải xoăn…
Lưu ý khi sử dụng:
- Trong quá trình chế biến, không nên nấu ở nhiệt độ quá cao vì có thể làm mất các chất dinh dưỡng, trong cải xoăn.
- Không nên ăn quá nhiều cải xoăn vì có thể gây triệu chứng đau thắt ngực hoặc tiêu chảy.
1.6. Rau bina
Lợi ích: Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt, được biết đến là loại rau giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Bên cạnh tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tham gia thúc đẩy vết thương nhanh chóng hồi phục cho bệnh nhân sau phẫu thuật, một số tác dụng nổi bật khác của rau bina như: Cải thiện thị lực, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư và giảm huyết áp hiệu quả. Đây là loại rau trả lời cho câu hỏi sau phẫu thuật ăn rau gì.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau bina, tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật:
Thành phần | Hàm lượng |
Vitamin A | 9.377IU |
Vitamin C | 21,8mg |
Vitamin K | 482,9mcg |
Vitamin E | 2,03mg |
Sắt | 2,71mg |
Canxi | 99mg |
Kẽm | 0,53mg |
Đồng | 0,13mg |
Chất xơ | 2,2g |
Carbohydrate | 3,6 g |
Lượng khuyên dùng: Nên sử dụng 200-300g cải bó xôi/ ngày.
Món ăn phù hợp cho người sau phẫu thuật: Sinh tố cải bó xôi, nước ép cải bó xôi, ….
Lưu ý khi sử dụng:
- Cần hạn chế sử dụng rau bina nếu bệnh nhân bị sỏi thận hoặc có nguy cơ mắc sỏi thận.
- Cần lưu ý không ăn quá nhiều, tránh gây cản trở sự hấp thu canxi của cơ thể.
1.7. Rau diếp cá
Lợi ích:
- Rau diếp cá có thể kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp bệnh nhân cơ thể bệnh nhân luôn khỏe mạnh.
- Theo quan điểm y học cổ truyền rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trị mụn nhọt, lở ngứa, hỗ trợ điều trị trĩ…
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau diếp cá, tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật:
Thành phần | Hàm lượng |
Vitamin C | 68mg |
Magie | 81mg |
Kali | 461mg |
Chất xơ | 1.8g |
Carbohydrate | 2.7g |
Lượng khuyên dùng: Một tuần chỉ nên ăn 2-3 bữa rau diếp cá với lượng dùng 20-40g/ ngày.
Món ăn phù hợp cho người sau phẫu thuật: Cháo rau diếp cá, sinh tố rau diếp cá…
Lưu ý khi sử dụng: Khi sử dụng rau diếp cá cần rửa sạch và ngâm với nước muối vì rau diếp cá mọc ở vùng đất ẩm, có nguy cơ tích tụ nhiều vi khuẩn và giun sán.
1.8. Đậu xanh
Lợi ích: Đậu xanh là thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật.
- Bổ sung đầy đủ nước, protid, lipid, glucid, chất xơ, các khoáng chất như canxi, photpho, sắt,… các vitamin A, B, C,… tham gia vào cung cấp năng lượng, dinh dưỡng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.
- Trong đậu xanh còn chứa phosphatidylcholine và phosphatidylethanolamine là 2 hoạt chất có vai trò giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho bệnh nhân mới phẫu thuật.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g đậu xanh, tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật:
Thành phần | Hàm lượng |
Vitamin C | 4mg |
Vitamin B1 | 0.2mg |
Vitamin K | 0.33μg |
Vitamin E | 0.1mg |
Canxi | 64mg |
Sắt | 4.8mg |
Kẽm | 1.1mg |
Chất xơ | 4.7g |
Carbohydrate | 53.1 gg |
Lượng khuyên dùng: Mỗi ngày nên ăn nửa chén đậu xanh và chỉ nên ăn 2-3 bữa/ tuần.
Món ăn phù hợp cho bệnh nhân sau phẫu thuật: Chè đậu xanh nước cốt dừa, chè bí đỏ đậu xanh, chè đậu xanh nha đam…
Lưu ý khi sử dụng: Không ăn đậu xanh khi đói bụng vì sẽ gây hại cho dạ dày.
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn gì sau phẫu thuật tuyến giáp giúp nhanh phục hồi
- Nên ăn gì sau phẫu thuật ruột thừa để nhanh chóng hồi phục
2. Sau phẫu thuật nên kiêng ăn rau gì
Bên cạnh những loại rau đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật, một số loại rau cần kiêng sử dụng tuyệt đối trong thời gian hồi phục sức khỏe của bệnh nhân như:
- Rau muống: Có khả năng làm đầy vết thương một cách nhanh chóng và kích thích sinh da non nhanh hơn. Vì vậy gây ra sẹo lồi tại vị trí vết thương mới phẫu thuật.
- Rau cần: Ăn rau cần có thể khiến bệnh nhân bị đầy bụng khó tiêu, thậm chí gây tình trạng táo bón.
- Các loại rau sống: Là thực phẩm có nguy cơ chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Đặc biệt, người bệnh ở giai đoạn hồi phục có sức đề kháng yếu. Vì vậy, sau phẫu thuật không nên ăn rau sống.
Trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bổ sung thêm chế phẩm Sữa Nutricare Gold để bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe nhanh chóng. Nutricare Gold chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tế bào miễn dịch giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi, đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, sữa còn có chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hạn chế táo bón thường gặp ở bệnh nhân trong thời gian hậu phẫu thuật.
Hy vọng với thông tin được cung cấp về chủ đề “sau phẫu thuật ăn rau gì”, bạn đọc có thể lựa chọn và xây dựng được một thực đơn bổ dưỡng với sự kết hợp của nhiều loại rau tốt cho sức khỏe. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ đến 18006011 hoặc truy cập Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được giải đáp cụ thể hơn!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *