Sau phẫu thuật ăn nấm được không? [Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp]
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Nấm là loại thực phẩm rất bổ dưỡng, chứa nhiều Protein, chất xơ, Vitamin,… Vậy sau phẫu thuật ăn nấm được không, ăn nấm có tốt cho quá trình hồi phục sức khỏe không? Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nutricare nhé!
1. Người sau phẫu thuật ăn nấm được không?
Nấm là thực phẩm bổ dưỡng, lành tính và rất tốt cho quá trình lành vết mổ. Do đó, người sau phẫu thuật có thể ăn nấm với liều lượng 15 – 30g (nấm tươi)/ngày
Cụ thể:
- Hàm lượng protein dồi dào trong nấm sẽ giúp vết thương sau nhanh chóng phục hồi và mau lành.
- Thành phần dinh dưỡng Axit amin, chất xơ, giàu Vitamin nhóm B, D,… trong nấm giúp người sau mổ bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, cải thiện miễn dịch.
Dưới đây là một số loại nấm phổ biến có thể bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của người sau phẫu thuật:
- Nấm kim châm
- Mộc nhĩ
- Nấm hương
- Nấm đông cô
- Nấm bào ngư
- Nấm rơm
- Nấm đùi gà
- Nấm linh chi
2. Tác dụng tuyệt vời của nấm với người sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật ăn nấm được không thì trước hết cùng tìm hiểu các chất dinh dưỡng trong các loại nấm dưới đây:
Nhóm chất | Tên chất |
Chất dinh dưỡng đa lượng |
|
Vitamin và các khoáng chất |
|
Chất chuyển hóa thứ cấp | Axit cinnamic, Ergosterol, Axit p -coumaric, p -hydroxybenzoic và Protocatechuic. |
Với dinh dưỡng đa dạng và dồi dào như vậy, những lợi ích mà nấm đem lại cho người sau phẫu thuật bao gồm:
2.1. Giàu chất chống oxy hóa kháng khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch
Nấm rất giàu Selen, đặc biệt là mộc nhĩ (133.1μg), nấm mỡ (13μg), nấm thường tươi (9.3μg). Đây là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. Nhờ đó ăn nấm giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho người sau phẫu thuật.
2.2. Chất xơ hòa tan cải thiện hệ tiêu hóa
Táo bón là hiện tượng thường gặp với người sau phẫu thuật, kể cả với những người không phẫu thuật hệ tiêu hóa. Chất xơ trong nấm có thể cung cấp 25% nhu cầu chất xơ hàng ngày giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích tăng nhu động ruột, phòng tránh táo bón.
2.3. Vitamin nhóm B trong nấm giúp vết thương mau lành
Mộc nhĩ, nấm thường tươi, nấm hương khô được phát hiện chứa rất nhiều Vitamin nhóm B (23.127mg, 23.127mg và 1.75mg) giúp duy trì làn da khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình tạo tế bào hồng cầu,… từ đó tăng cường chữa lành vết thương trên da, giúp vết mổ nhanh chóng phục hồi.
2.4. Khoáng chất đồng giúp tăng cường chuyển hóa
Hàm lượng Đồng cao: 5070μg trong mộc nhĩ, 1790μg trong nấm mỡ, 318μg trong nấm thường tươi giúp người sau phẫu thuật có thể phục hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật.
2.5. Mềm, dễ chế biến, dễ ăn và hấp thu
Người sau phẫu thuật hệ tiêu hóa còn yếu, vậy nên thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa và hấp thu như nấm rất phù hợp. Với chất dinh dưỡng dồi dào, nấm chính là thực phẩm hàng đầu để bồi bổ cho cơ thể và đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
3. Cách dùng nấm cho người sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật ăn nấm được không thì cần lưu ý đến việc ăn nấm đúng cách và đủ liều lượng.
Liều lượng: tùy thuộc vào từng loại nấm, với những loại nấm thông thường như nấm rơm, nấm kim châm, mộc nhĩ,… sử dụng cũng giống như các loại rau củ khác không nên ăn quá nhiều và ăn liên tục trong thời gian dài. Đặc biệt với một số loại nấm thảo dược như linh chi chỉ nên sử dụng 15 – 30g (nấm tươi)/ngày.
Cách chế biến: Mỗi loại nấm đều có nhiều cách để chế biến thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như nướng trong lò vi sóng, xào, luộc, nấu canh và kết hợp với thực phẩm khác tốt cho người sau phẫu thuật.
Lưu ý:
- Không ăn các loại nấm độc: Có khoảng 14.000 loại nấm khác nhau, trong đó khoảng 70-80 loại là nấm độc. Ăn phải một số loại nấm như nấm tán bay, nấm mũ tử thần, nấm đôi cánh thiên thần, nấm Deadly Dapperling,… có thể dẫn tới tử vong.
- Người tỳ vị hư nhược, hay bị đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện lỏng, phân nát không nên ăn nhiều do nấm có vị ngọt, tính lương, khi dùng nhiều và thời gian dài có thể dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu.
- Lựa chọn nấm non, tươi, sạch để nấm mềm và tránh tạp chất và tránh nấm bị biến chất do hỏng, thối,…
- Ăn nấm đã được nấu chín nên đun sôi nấm trong 10 – 15 phút để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh.
- Không nên rửa nấm quá kỹ do như vậy sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và ngâm lâu sẽ làm nấm hút nước, mất độ ngọt tự nhiên.
- Chế biến nấm với nhiệt độ cao giúp cho nấm chín và giữ nguyên độ ngon ngọt.
- Không nấu nấm trong nồi nhôm vì sẽ khiến nấm ngả màu thâm đen.
- Không ăn nấm mọc khi chưa biết rõ nguồn gốc để phòng tránh ngộ độc nấm.
4. Gợi ý 5+ phương pháp chế biến nấm bổ dưỡng cho người sau phẫu thuật
Nấm là nguyên liệu dễ chế biến, bạn có thể dùng nhiều phương pháp và kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp bồi bổ cho người sau phẫu thuật. Tham khảo một số phương pháp chế biến nấm sau đây:
Canh nấm cà chua
Nguyên liệu:
- Nấm sò (100g), cà chua (2 quả), hành củ, rau mùi
- Gia vị
Cách chế biến:
- Nấm rửa sạch, để ráo nước. Hành củ bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng.
- Tiếp theo phi thơm hành, thêm cà chua bổ miếng cau vào nồi xào săn.
- Sau đó nước vào nồi đun sôi. Khi nồi canh sôi, thả nấm vào và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Canh sườn nấu nấm
Nguyên liệu:
- Sườn thăn (300g)
- Nấm (140g), cà chua (1 quả)
- Gia vị: gừng, hạt nêm, sốt cà chua,…
Cách chế biến:
- Đầu tiên sơ chế sườn, luộc bỏ nước đầu và rửa sạch.
- Sau đó ninh sườn với 2 lát gừng và thêm 2 thìa hạt nêm trong thời gian 30 phút.
- Khi sườn ninh đã mềm, bạn cho thêm cà chua vào nấu.
- Khi cà chua đã mềm, bạn thêm nấm đã chuẩn bị sẵn và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.
Canh nấm kim châm
Nguyên liệu:
- Giò sống (100g)
- Nấm kim châm (200g), nấm hương tươi (6 cây), cà rốt (1 củ), rau mùi, hành
- Gia vị: bột nêm, bột canh, nước mắm,…
Cách chế biến:
- Nấm kim châm cắt gốc, rửa sạch. Cà rốt mang gọt vỏ và cắt miếng nhỏ. Rau cải thảo cần rửa sạch và thái vừa ăn.
- Tiếp theo, đun nước sôi rồi thả viên giò sống vào nồi, sau đó thêm cà rốt, nấm kim châm và nấm hương.
- Nêm nếm sao cho vừa ăn và chờ canh sôi trở lại sau đó mới tắt bếp. Để thưởng thức, hãy rắc hành và rau mùi thái nhỏ lên cho hấp dẫn hơn.
Canh nấm rơm nấu thịt
Nguyên liệu:
- Thịt băm (250g)
- Nấm rơm (100g), hành khô (1 củ), bông cải (1 cây nhỏ)
- Gia vị: hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm,…
Cách chế biến:
- Bông cải tách nhánh nhỏ, ngâm nước muối loãng, rồi rửa sạch.
- Nấm rơm bạn cần gọt sạch chân nấm sau đó mang rửa thật sạch và chờ ráo nước.
- Thịt nạc xay nhuyễn, ướp với hành lá và gia vị.
- Sau đó phi thơm hành, cho thịt vào xào chín.
- Bắc nồi nước đun sôi, cho bông cải,, nấm rơm vào nồi nước, nước sôi trở lại thì đổ thịt đã xào vào. Rắc hành lá rồi múc canh ra bát.
Trứng gà rán nấm
Nguyên liệu:
- Trứng gà (4 quả)
- Nấm đùi gà (2 cây), hành lá
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, tương ớt, dầu ăn
Cách chế biến:
- Cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, thái lát, để ráo. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
- Đập trứng và bát, thêm hạt nêm, hành, hạt tiêu, rồi đánh trứng.
- Sau đó phi thơm hành, để lửa lớn rồi cho nấm vào xào và thêm ít nước mắm.
- Khi nấm dần khô nước, đổ trứng vào rán, lật đều 2 mặt cho trứng chín và bày ra đĩa.
Nutricare Gold – sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục toàn diện sau phẫu thuật. Sữa Nutricare Gold chứa 56 dưỡng chất bao gồm đạm Whey và đạm thực vật từ Mỹ cùng hệ Antioxidants và các Vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình lành vết mổ, tăng cường miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật. Mặt khác, Lactium và chất xơ hoà tan FOS/Inulin trong sữa còn giúp cải thiện giấc ngủ và sức khoẻ hệ tiêu hoá cho người sau phẫu thuật hiệu quả.
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare cho câu hỏi “Sau phẫu thuật ăn nấm được không?”. Hãy tham khảo và xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý để bồi bổ sức khỏe và giúp cho người sau phẫu thuật nhanh chóng hồi phục.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề dinh dưỡng sau phẫu thuật, hãy truy cập fanpage Nutricare hoặc gọi tới hotline 18006011 để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *