Leanmax Bone – Phòng nguy cơ loãng xương, cải thiện chức năng sụn khớp

5/5 - (1 vote)

Người lớn tuổi luôn phải đối mặt với nhiều bệnh lý, trong đó có loãng xương. Bệnh ngày càng phổ biến và gây nên nhiều khó khăn trong vận động cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy loãng xương có thể cải thiện được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây bạn nhé!

Thống kê trung bình cho thấy, có khoảng 19,6% nữ giới và 3,1% nam giới trong độ tuổi 50 – 70 bị loãng xương. Tỉ lệ loãng xương tăng lên rõ rệt ở giai đoạn sau 70 tuổi là 58,8% nữ giới và 19,6% nam giới. Số lượng người mắc loãng xương tại cộng đồng đang ngày càng gia tăng và diễn ra một cách âm thầm.

Vậy loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương và hủy hoại cấu trúc xương dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Đây là hậu quả của tình trạng thoái hóa xương tự nhiên và thường nặng thêm bởi các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng và lối sống.

Related image

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ loãng xương?

Yếu tố không thể can thiệp

  • Yếu tố gia đình:  Trong gia đình có người bị loãng xương thì nguy cơ cao thế hệ sau sẽ gặp lại tình trạng này.
  • Tuổi cao: Khi tuổi tăng dần thì nguy cơ loãng xương cũng tăng theo, vì quá trình hủy xương nhiều hơn quá trình tạo xương.
  • Chủng tộc: Người châu Á và Địa Trung Hải có tỉ lệ loãng xương cao hơn các chủng tộc khác.
  • Tiền sử gãy xương: Với người đã từng bị gãy xương thì có nguy cơ cao bị loãng xương hơn là người không có tiền sử gãy xương.
  • Phụ nữ sau mãn kinh: Loãng xương ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, Và đặc biệt, tỉ lệ càng tăng cao khi phụ nữ bước sau tuổi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố, liên quan đến những quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Yếu tố không liên quan đến estrogen

  • Do điều trị corticoid lâu dài
  • Bệnh lý nội tiết: rối loạn, suy giảm chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận
  • Bệnh lý tiêu hóa: gan, mật, cắt dạ dày, ruột … dẫn đến giảm hấp thu Canxi
  • Bất động lâu ngày, ít hoạt động

Yếu tố có thể can thiệp

Yếu tố liên quan đến dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng, đặc biệt là tình trạng suy dinh dưỡng Protein – năng lượng làm tăng nguy cơ loãng xương do giảm cấu trúc tạo khung cho xương.

Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, lượng muối cao, lượng đạm cao hoặc thấp, Canxi trong chế độ ăn thấp, hay tỷ lệ Canxi/Photpho chưa cân đối đều kéo theo tình trạng giảm hấp thu Canxi, tăng đào thải Canxi dẫn đến loãng xương.

Ngoài ra, những người ít ra nắng, lười vận động và có thói quen, lối sống không khoa học như: hút thuốc, sử dụng rượu bia, uống nhiều Cafein đều làm tăng nguy cơ loãng xương.

Đọc ngay: Loãng xương không nên ăn gì: Top 9 thực phẩm cần tránh

Giải pháp giúp phòng – chống loãng xương là gì?

Loãng xương vẫn có thể phòng – chống và cải thiện bằng cách thay đổi các yếu tố có thể can thiệp được nhắc đến ở trên như:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các chất trong đó chú ý cân bằng lượng Protein có trong thịt, cá, trứng, sữa để đảm bảo đủ dưỡng chất giúp hình thành khung xương.
  • Nhu cầu Canxi cho người trưởng thành được khuyến nghị là 1000mg/ngày. Do vậy, cần chú ý bổ sung Canxi qua các thực phẩm giàu Canxi như: Tôm cua đồng, trứng, sữa, mè đen, rau có màu xanh đậm.
  • Tăng cường vận động và tập luyện thể dục thường xuyên

Sử dụng Leanmax Bone cải thiện chức năng xương khớp, phòng chống loãng xương.

Leanmax Bone là giải pháp dinh dưỡng giúp phòng và giảm nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi và người cần cải thiện chức năng xương khớp nhờ bổ sung:

  • Canxi nano hàm lượng cao giúp xương chắc khỏe từ bên trong nhờ hấp thu tốt hơn canxi thường.
  • Cùng Collagen type II giúp khớp dẻo dai và linh hoạt hơn.
  • Bổ sung chất béo MUFA, PUFA tốt cho tim mạch cùng chất xơ hòa tan FOS, SYNERGY 1 giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu Canxi.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tăng cường Canxi giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và nâng cao chất lượng cuộc sống khi lớn tuổi.

5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment