Các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ: Dễ thực hiện & Hiệu quả

5/5 - (1 vote)

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Trần Thị Hiền: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Khi hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, bé rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, ho, hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm… nhất là khi giao mùa. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ an toàn và hiệu quả.

các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Bổ sung thêm đạm, vitamin và khoáng chất cho bé tăng cao sức đề kháng.

1. Bổ sung thực phẩm tăng cường đề kháng cho trẻ

Trong vòng 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé, cung cấp đủ dưỡng chất và các kháng thể giúp bé khỏe mạnh. Sau 6 tháng tuổi, cùng với sữa mẹ, bé cần được kết hợp bổ sung thêm một số chất đạm, các loại Vitamin, Kẽm, Selen và Beta Glucan… Đây đều là những hoạt chất có khả năng kích thích bạch cầu hoạt động giúp kích hoạt sự miễn dịch nhằm tăng sức mạnh cho hệ thống miễn dịch, giúp bé có đủ khả năng chống chọi lại các mầm bệnh và khỏe mạnh mỗi ngày.

Mẹ nên kết hợp các nhóm thực phẩm với nhau trong mỗi khẩu phần ăn của bé, giúp bé bổ sung tất cả dưỡng chất thiết yếu, có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại bệnh tật.

  • Các loại rau: Một số loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh, ớt chuông… chứa rất nhiều sắt và vitamin A, D, E, K giúp hỗ trợ sản xuất bạch cầu và kháng thể rất tốt cho hệ miễn dịch.
  • Các loại củ: Các loại củ như cà rốt, bí ngô… cung cấp hàm lượng vitamin cao như: Carotenoid giúp kháng viêm hiệu quả, Beta Caroten chuyển hóa thành vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị một số bệnh truyền nhiễm.
  • Các loại quả mọng: Một số loại quả mọng giúp tăng cường hệ miễn dịch như quả việt quất, mâm xôi, dâu…Trong quả mọng có chứa rất nhiều vitamin C, bioflavonoid và chất chống oxy hóa (Phytochemical) giúp ngăn ngừa sự tổn thương tế bào [1]
  • Các loại gia vị: Các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ… đều có tính kháng khuẩn rất cao. Đây đều những chất chống oxy hóa, có khả năng kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu giúp tiêu diệt vi khuẩn, tăng sức đề kháng. Trong gừng còn có chất men zingibain có tác dụng giảm đau họng, kháng viêm giúp ngăn ngừa cảm cúm và tăng sức đề kháng.
  • Các loại thịt: Các loại thịt có thành phần chính là  protein (thịt gà, thịt bò), kẽm và các acid béo (Omega 3 – cá hồi) không những giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương do phản ứng quá mức với hệ miễn dịch mà còn giúp bổ sung năng lượng, cho bé lớn khỏe hàng ngày.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, sữa chua… chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như Canxi, Photpho tốt cho xương và Kẽm, vitamin A rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, sử dụng sữa còn có tác dụng giúp bé cao lớn và phát triển khỏe mạnh. Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, sử dụng sữa sẽ giúp giảm 1,9% tỷ lệ thấp còi và suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi 6 tháng –  5 tuổi [2].
sữa cung cáp canxi cho trẻ
Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp canxi, dưỡng chất thiết yếu tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

2. Bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hoá

Các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là bổ sung lợi khuẩn. Các lợi khuẩn ở đây là các vi khuẩn phát triển trong quá trình lên men hay nấm men, không những giúp quá trình tiêu hóa của bé tốt hơn mà còn bảo vệ đường tiêu hóa tránh khỏi các bệnh về nhiễm khuẩn.

Các lợi khuẩn Probiotics khi vào cơ thể sẽ sản xuất ra các kháng thể có tác dụng kích thích tế bào đường ruột tiết ra các màng nhầy, làm hạn chế khả năng bám dính và phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh, giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn có tác dụng phân cắt một số liên kết như: Protease, amylase, peptidase… giúp cho quá trình hấp thu và tiếp nhận thức ăn dễ dàng hơn, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Các khuẩn lợi giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Các khuẩn lợi giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ cho bé sử dụng các men vi sinh dưới sự tư vấn của bác sĩ. Đối với các bé lớn hơn, các mẹ có thể cho bé bổ sung các lợi khuẩn thông qua một số thực phẩm như: sữa chua, phomai, dưa muối…

Sữa chua là thực phẩm phổ biến chứa nhiều lợi khuẩn trong quá trình lên men. Mẹ có thể cho bé ăn từ 1 – 2 hộp/ngày. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, các vi khuẩn sống trong sữa chua như probiotics, lactobacillus có thể bảo vệ đường tiêu hóa tránh khỏi một số bệnh nhiễm khuẩn đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch [3].

Sữa chua tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Sữa chua tốt cho tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

3. Hạn chế để trẻ ăn vặt

Hầu hết đồ ăn vặt có hại như kẹo mút, xúc xích, snack, đồ ăn nhẹ đóng gói… đều được trẻ rất yêu thích do chúng thường có màu sắc rực rỡ và hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, những thực phẩm này có chứa nhiều calo và chất dinh dưỡng không tốt như chất béo bão hòa, chất bảo quản, chất phụ gia, đường, muối… không tốt cho hệ miễn dịch. Đường và chất béo có thể ngăn chặn sự hoạt động của hệ thống miễn dịch. Lượng calo rỗng làm tăng cân và suy yếu hệ miễn dịch.

hạn chế đồ ăn nhanh cho bé
Mẹ nên hạn chế đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc có hại cho sự tăng trưởng của bé.

Chẳng hạn như xúc xích, đây là loại thực phẩm được bán ở các xe đẩy hàng rong không hợp vệ sinh và bụi bẩn. Xúc xích thường được làm từ thịt nhiều mỡ, chứa nhiều năng lượng nhưng rất ít dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong xúc xích có nhiều chất béo và phụ gia có hại, làm gan hoạt động mạnh để đào thải chất độc.

Chính vì vậy, các mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ăn vặt và đồ ăn không rõ nguồn gốc.

20+ Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ – Mẹ có biết

4. Trẻ cần uống đủ nước

Nước tuy không chứa chất dinh dưỡng nhưng được xem là sự sống của tế bào. Nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy tới cho tế bào, bảo vệ các mô và cơ quan, giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể và duy trì sự cân bằng điện giải. Những tế bào chứa đầy oxy sẽ hoạt động mạnh mẽ, hình thành hệ thống miễn dịch tự nhiên, chống lại các tác nhân nguy hiểm từ bên ngoài xâm nhập vào. Khi không cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ mất sự cân bằng giữa các chất, làm suy yếu hệ miễn dịch.

cho trẻ uống đủ nước để tăng cường miễn dịch
Nước là sự sống của tế bào, giúp vận chuyển dinh dưỡng tới các mô cơ quan.

Vậy trẻ cần uống bao nhiêu nước mỗi ngày? Trẻ cần lượng nước tương đương với người lớn, cần bổ sung khoảng 1 lít nước khi tiêu hao 1000calo (8 – 10 cốc nước/ngày). Theo giáo sư Michael Farrell – giám đốc tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati [4] cho biết tiêu chuẩn mà trẻ uống đủ nước là khi các bé đi tiểu đều đặn vài giờ một lần.

5. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ

Vacxin có thể hiểu đơn giản là sự bất hoạt của vi khuẩn và virus (kháng nguyên) được tiêm tiêm vào cơ thể nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn đó. Các kháng thể sau khi có do tiêm vacxin sẽ được cơ thể ghi nhớ và tấn công tác nhân gây bệnh ở những lần xâm nhập sau. Chính vì vậy, mẹ nên cho bé tiêm chủng vacxin đầy đủ theo chương trình của quốc gia, là một trong các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

tiêm vắc xin đày đủ cho trẻ
Vacxin giúp bé tạo ra kháng thể tiêu diệt mầm bệnh ở những lần xâm nhập sau.

Ở trẻ em, hệ thống miễn dịch còn chưa phát triển hoàn toàn, cần tiêm một số vacxin giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm. Mẹ nên cho bé đi tiêm một số vacxin đúng lịch như sau:

  • Trong vòng 24h sau sinh, tiêm vacxin phòng viêm gan B.
  • Trong vòng 30h sau sinh, tiêm vacxin phòng lao.
  • 6 tuần – 2 tháng tuổi: tiêm vacxin phòng viêm màng phổi, viêm cầu não. Vacxin bại liệt, uốn ván.
  • 6 tháng tuổi: tiêm vacxin phòng cúm.
  • 9 tháng tuổi: tiêm vacxin phòng sởi, rubella.

Trong quá trình đi tiêm chủng, mẹ cần lưu ý:

  • Ở lại theo dõi 30 phút sau tiêm, để tránh tình trạng bé bị sốc phản vệ.
  • Theo dõi 24h sau khi về nhà, nếu thấy có một trong các biểu hiện: bé quấy khóc, vết tiêm sưng đỏ đau, sốt trên 38 C, dị ứng… mẹ cần đưa bé đi bệnh viện ngay để xử lý kịp thời.

6. Hạn chế sử dụng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh có thể mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Kháng sinh ngay khi sử dụng ở liều thấp đã có thể ức chế hoặc tiêu diệt một số lợi khuẩn ở đường ruột. Còn khi sử dụng với liều cao và kéo dài, kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn ở đường tiêu hóa, gây nên tình trạng loạn khuẩn. Điều này sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

không sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ
Kháng sinh gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột

Ngoài ra, dùng thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ như sốt, đau dạ dày hoặc có thể nguy hiểm hơn là sốc phản vệ, co giật, gây ra phản ứng máu như giảm số lượng bạch cầu…

Nếu phải dùng kháng sinh cho bé, mẹ cần lưu ý:

  • Sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ.
  • Không tự ý ngưng thuốc khi cảm thấy bé đã khỏe.
  • Không dùng kháng sinh trong đơn của người khác.

Trong quá trình sử dụng kháng sinh điều trị, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua hay uống men vi sinh sau khi uống thuốc kháng sinh vài giờ. Các lợi khuẩn trong quá trình lên men giúp cơ thể bé bổ sung một số vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột, hoặc ngăn ngừa tiêu chảy do hệ vi sinh đường ruột bé bị tổn thương.

7. Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Ngủ là lúc các cơ chế hoạt động nghỉ ngơi và hồi phục. Một nghiên cứu gần đây trên người trưởng thành đã chứng minh tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe. Khi thiếu ngủ, các tế bào xung kích giảm dần đi khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sinh sôi và phát triển. Và điều này cũng đúng với trẻ nhỏ. Ngủ đủ giấc sẽ có năng lượng để trẻ hoạt động và phát triển khỏe mạnh.

Ngủ đủ giấc cung cấp năng lượng cho trẻ
Ngủ đủ giấc cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động và phát triển.

Vậy trẻ cần ngủ bao nhiêu giờ một ngày là đủ? Tùy vào từng lứa tuổi của trẻ mà thời gian ngủ của trẻ khác nhau. Với trẻ sơ sinh cần lượng thời gian ngủ nhiều hơn, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 tiếng mỗi ngày, với trẻ tập đi cần ngủ khoảng 12 – 13 tiếng, trẻ từ 3 – 5 tuổi cần ngủ trong khoảng 10 tiếng và thanh thiếu niên ngủ trong 8 tiếng.

Mẹ vẫn nên cho các bé ngủ trưa trong khoảng từ 30 phút – 1 tiếng và nên bắt đầu ngủ tối từ 7 – 9h tối và thức dậy lúc 6 – 8h sáng. Trước khi trẻ ngủ, mẹ không nên cho các bé sử dụng các thiết bị điện tử, tạo không gian yên tĩnh giúp bé ngủ ngon giấc hơn.

9+ Cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh

8. Để trẻ vận động thường xuyên

Việc vận động thường xuyên rất tốt đối với sức đề kháng của trẻ, giúp tăng cường tế bào miễn dịch, giúp các tế bào bạch cầu lưu thông nhanh hơn làm phát hiện vi khuẩn và mầm bệnh hiệu quả.

vận động giúp trẻ tăng sức đề kháng
Vận động thường xuyên tốt cho sức đề kháng của trẻ.

Đối với trẻ nhỏ hơn các mẹ có thể mua một số đồ chơi giúp tăng cường sự vận động của trẻ như bóng cao su, xe tập đi… Còn với trẻ lớn hơn, mẹ nên cho trẻ vận động nhẹ bằng các môn thể thao, trò chơi, đi bộ thậm chí là cùng trẻ dọn dẹp. Ngoài ra, vận động ngoài trời còn giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ vitamin D dưới sự tổng hợp của da dưới tia nắng mặt trời. Chính vì vậy, bạn nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, mỗi ngày 30 phút sẽ giúp trẻ tăng cường cả sức khỏe và tinh thần.

9. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ

Trên bàn tay của mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, có chứa hàng triệu vi khuẩn, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh như tả, cảm cúm… Do đó, các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là mẹ nên giữ gìn vệ sinh cho trẻ, điều này sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với các vi trùng, hạn chế sự tổn hại của các tế bào miễn dịch.

Giữ vệ sinh cho trẻ hạn chế tiếp xúc với các vi khuẩn
Giữ vệ sinh cho trẻ giúp hạn chế sự tiếp xúc với các vi khuẩn gây bệnh

Mẹ có thể giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách như:

  • Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng, loại trừ mầm bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh tay, chân cho trẻ, lau mặt sau khi hắt hơi, sổ mũi…
  • Vệ sinh đồ dùng của trẻ như: đồ chơi, dụng cụ ăn uống, quần áo…
  • Tránh xa những người bị bệnh và hạn chế đến nơi đông người.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc lá có tác động tiêu cực tới hệ thần kinh và trí não của trẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

10. Bổ sung sữa non ColosCare

Để tăng cường miễn dịch hiệu quả cho trẻ, quan trọng nhất là cung cấp đủ dinh dưỡng cho hệ miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được) để kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu (hệ miễn dịch có sẵn) hoạt động. Tuy nhiên, chỉ bổ sung qua thực phẩm hàng ngày là không đủ, cần sử dụng những sản phẩm chuyên biệt, cung cấp dưỡng chất giúp tăng đề kháng nhanh và hiệu quả hơn.

Thấu hiểu điều đó, Nutricare cho ra đời dòng sản phẩm sữa ColosCare – sữa non tăng cường hệ miễn dịch có hội tụ đầy đủ tất cả các tiêu chí mà các mẹ quan tâm.

Sữa non ColosCare là sản phẩm đến từ thương hiệu quốc gia Nutricare. Tự hào là Thương hiệu quốc gia dẫn đầu ngành dinh dưỡng y học, Nutricare đã đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng do nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền trao tặng.

ColosCare tăng sức đề kháng cho trẻ em
Dòng sản phẩm sữa ColosCare tăng sức đề kháng cho trẻ em

Mỗi sản phẩm của Nutricare đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001:2015 & GMP, HACCP. Bên cạnh đó, với nguồn nguyên liệu được chọn lọc từ những nhà cung cấp uy tín nổi tiếng tại Mỹ và New Zealand: DSM, Kerry, Fonterra. Các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm được đảm bảo.

dây chuyền sản xuất hiện đại của nutricare
Dây chuyền sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế của Nutricare.

Hiện nay, ColosCare – sữa non tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ của NutriCare có 2 dòng:

Sữa bột và sữa pha sẵn ColosCare: Sữa bột có chứa hàm lượng IgG cao nhất thị trường (1200+mg), Lactoferrin chiết xuất từ nấm men Beta – Glucan 1,3/1,6 cùng Kẽm, vitamin A, C, E và Selen tăng hoạt động hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe hô hấp. Sản phẩm có 2 dạng đóng gói:

  • Hộp xanh: Dòng sản phẩm được sử dụng cho bé từ 3 – 10 tuổi.
  • Hộp pha sẵn tiện lợi: Giữ trọn giá trị dinh dưỡng từ sữa bột. Công thức tăng cường miễn dịch, phát triển trí não và thể chất. Sản phẩm được dùng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.
Sữa non ColosCare
Sữa non ColosCare có chứa hàm lượng IgG24h cao nhất thị trường (1200+mg).

Sữa non ColosCare IgG24h: Hàm lượng sữa non chứa IgG top cao, hỗ trợ bổ sung Kẽm, Lysine và hệ 5 enzym (bao gồm: Alpha-Amylase, Protease, Lactase, Cellulase, Lipase) tăng khả năng tiêu hóa và giúp ăn ngon miệng hơn. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn và người suy giảm hệ miễn dịch.

Sữa non ColosCare IgG 24h
Sữa non ColosCare IgG 24h hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho bé.

Sữa non ColosCare còn có hương vị thơm ngon, thanh ngọt vừa phải, được nhiều mẹ đánh giá là phù hợp với sở thích của hầu hết các bé.

Ngoài ra, khi mua sản phẩm sữa ColosCare, các mẹ còn có cơ hội nhận được vô số ưu đãi và khuyến mại từ thương hiệu. Các mẹ có thể tham khảo thêm tại fanpage ColosCare để hưởng ưu đãi khi mua sản phẩm nhé!

Tăng cường hệ miễn dịch chống lão hóa được không?

Hệ miễn dịch có vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể mỗi chúng ta, đặc biệt là với trẻ nhỏ khi mà hệ thống miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Hi vọng qua bài viết trên, các mẹ đã nắm được các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp bé khỏe mạnh lớn lên.

 

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm sữa ColosCare để nâng cao sức đề kháng. Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm hay có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe hệ miễn dịch, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập để được giải đáp ngay lập tức nhé!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Chuyên gia TRẦN THỊ HIỀN

5/5 - (1 vote)

Quá trình đào tạo và công tác

2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng

  • 2014 – 2018: Cử nhân dinh dưỡng tai Đại học Y Hà Nội
  • 2019 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.

Công trình nghiên cứu

  • Kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh thực phẩm của người nội trợ chính trong gia đình tại xã Đức Thanh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh năm 2018
  • Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 3-5 tuổi tại một số xã, thị trấn thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2016
5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment